Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

TS.Nguyễn Thàn Nam: chiến lược toàn cấu hóa của FPT sẽ thành công không cần phải ra nước ngoài.

Chia sẻ trong Global Talk số 1/2015, TS.Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch ĐH FPT cho biết: “Những sinh viên ngoại quốc khi thực tập ở đơn vị sẽ tạo ra môi trường sử dụng ngoại ngữ rất tốt. Sự đa dạng, khác biệt về văn hóa sẽ được hiểu, tiếp cận nhanh chóng”.
TS.Nguyễn Thàn Nam cho rằng, chiến lược toàn cấu hóa của FPT sẽ thành công nếu chấp nhận nhiều người ngoại quốc trong đội ngũ của mình (Nguồn ảnh: Internet)
Được thực hiện bởi Ban Nhân sự FPT, Global Talk là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình đào tạo toàn cầu hóa của doanh nghiệp này.
Chiều ngày 19/3 vừa qua, FPT đã tổ chức chương trình Global Talk số đầu tiên của năm 2015 bàn về năng lực cạnh tranh trong việc sử dụng sinh viên nước ngoài tại FPT. Câu chuyện về những bước đi đầu tiên trong hành trình toàn cầu hóa của ĐH FPT đã được TS.Nguyễn Thành Nam, Phó Chủ tịch HĐQT Đại học FPT Nguyễn Thành Nam chia sẻ trọng chương trình này.
Cuối năm 2012, khi nhận nhiệm vụ mới tại Đại học FPT (FPT University), công việc của ông Nam là phụ trách toàn cầu hóa. Hiểu một cách đơn giản, toàn cầu hóa với ĐH FPT thời điểm đó là tìm kiếm người nước ngoài (những người không nói tiếng Việt) về dạy và học. “Nhiệm vụ nghe đơn giản, nhưng mục tiêu 10% số sinh viên ngoại quốc khi ấy lại khó khăn hơn tôi tưởng”, ông Nam nhớ lại.
Ông Nam kể, qua nhiều nguồn, ông đã tìm được Hiệp hội các nhà tư vấn tuyển sinh thế giới. Tuy nhiên, với tên tuổi chưa được quảng bá, danh tiếng của trường còn chưa vươn xa trên thế giới nên hầu hết mục tiêu ban đầu của ông đều bị sụp đổ. Cơ hội lóe sáng khi ông được Chủ tịch Hiệp hội “mách nước” về việc mời các Đại lý tuyển sinh sang Việt Nam để giới thiệu. Khi đó, một trong số đại lý tuyển sinh đã chia sẻ với ông rằng: “Sẽ chẳng có ai qua đây học dài hạn’. Vì vậy, hướng đi của Phó Chủ tịch ĐH FPT đã chuyển từ đào tạo dài hạn sang ngắn hạn.
“Ít lâu sau đó, khi đến thăm một trường đại học của Thái Lan, ngôi trường đã mời giáo viên của Đại học FPT sang dạy về Android, tôi nhận ra rất nhiều trường đang có nhu cầu đưa sinh viên của họ ra nước ngoài, để thực hiện toàn cầu hóa. Ngay lập tức, 60 sinh viên Thái Lan đầu tiên đã sang Việt Nam, mở ra hướng đi mới cho trường”, ông Nam chia sẻ.
Phòng tuyển sinh ngắn hạn thuộc Phòng trao đổi sinh viên quốc tế được thành lập. Ông Nam và đồng nghiệp tiếp tục khai phá thị trường Nhật Bản. Khi số lượng sinh viên nước ngoài “kiếm về” ngày càng đông thì vấn đề đặt ra chính là làm sao để duy trì hoạt động này một cách bền vững. “Thực tế, điều ban đầu tôi cho là khó nhất lại không phải vấn đề. Để đánh lâu dài, có lẽ phải dựa vào tiềm năng ta có sẵn, đó chính là môi trường FPT với hơn 22.000 người”, ông Nam nói.
Từ năm 2014, một số chương trình trao đổi sinh viên thực tập tại các đơn vị thành viên FPT đã được xúc tiến, song chỉ ở quy mô nhỏ. Ban đầu, vài đơn vị tỏ ra lo lắng khi nhận nguồn lực quốc tế từ ĐH FPT, tuy nhiên khi kết thúc quá trình thực tập, việc nhận sinh viên ngoại quốc trong những lần sau đơn giản và dễ dàng hơn rất nhiều.
Phó Chủ tịch ĐH FPT Nguyễn Thành Nam nhấn mạnh: “Điều tối thiểu nhất khi có sinh viên nước ngoài thực tập chính là đơn vị có môi trường giao tiếp tiếng Anh/ngoại ngữ rất tốt. Yếu tố này vô cùng quan trọng khi FPT đẩy mạnh toàn cầu hóa, bởi đây cũng là điểm chúng ta còn yếu nhất. Sự đa dạng về văn hóa qua những sinh viên quốc tế cũng sẽ giúp FPT đỡ sốc trước những khác biệt. FPT muốn toàn cầu hóa thành công phải chấp nhận nhiều người nước ngoài trong đội ngũ của mình”.
Cũng theo chia sẻ của ông Nam, đây chính là xu hướng nhanh nhất để FPT có thể “hội nhập” ngay tại trong nước. Cùng với việc “chinh chiến” ở nước ngoài, sử dụng sinh viên nước ngoài còn tạo ra ưu thế cạnh tranh cho FPT.
ĐH FPT cho biết, với chiến lược Go Global, đến nay trường đã triển khai chương trình hợp tác với hơn 40 trường thuộc 17 nước trên thế giới. ĐH FPT đang có khoảng hơn 300 sinh viên nước ngoài theo học hệ ngắn hạn và dài hạn. Trường cũng trở thành điểm đến của nhiều sinh viên quốc tế: Nhật Bản, Hàn Quốc, Brunei, Nigeria, Pháp, Đức… để giao lưu văn hóa, học tập cũng như là cầu nối cho các hoạt động thiện nguyện, thực tập liên quốc gia. Hiện tại, thị trường trọng tâm cho hướng đi này của ĐH FPT gồm có Thái Lan, Nhật Bản, Brunei và Mỹ. Về dài hạn, ĐH FPT sẽ ưu tiên phát triển tại các thị trường Nhật Bản, châu Âu và Mỹ.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét