Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

Cách đăng kí 3g theo ngày của thuê bao di động viettel

Nếu bạn là thuê bao di động trả trước thường xuyên phải đi công tác trong vài ngày nhưng muốn truy cập mạng thì việc đăng ký các gói 3G theo ngày của Viettel là sự lựa chọn thích hợp nhất sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều chi phí sử dụng mạng 3G. Với mức giá đăng ký chỉ từ 3.000đ đến 11.000đ là bạn có thể thoải mái lướt nét mọi lúc mọi nơi không lo bị gián phục vụ tốt nhu cầu công việc và giải trí.
Đăng ký các gói 3G theo ngày của Viettel

Cú pháp đăng ký các gói 3G theo ngày của Viettel cho thuê bao di động

Tên gói
Đối tượng
Giá cước
Cú pháp đăng ký
Data ưu đãi
Cước vượt mức
MI3
Nhận được tin nhắn mời tham gia từ nhà mạng
3000đ
Mi3 gửi 191
1GB
75đ/50KB
MT5S
5000đ
MT5S gửi 191
1GB
MT5
5.500đ
MT5 gửi 191
1,3GB
MT10
11.000đ
MT10 gửi 191
650MB
MI5N
Tất cả thuê bao di động Viettel
5.000đ
MI5N gửi 191
100MB
25đ/50KB
MIMAX5N
5.000đ
MIMAX5N gửi 191
60MB
Miễn phí
MID1
8.000đ
MID1 gửi 191
150MB
25đ/50KB
MI10N
10.000đ
MI10N gửi 191
300MB
25đ/50KB
* Lưu ý: Tin nhắn gửi đến đầu số tổng đài 191 là hoàn toàn miễn phí

Đối tượng và điều kiện đăng ký gói 3G Viettel theo ngày

– Tất cả thuê bao di động trả trước của Viettel đang hoạt động.
– Muốn kiểm tra xem mình có nằm trong danh sách nhận được ưu đãi đăng ký các gói 3G một ngày cho thuê bao di động không bạn soạn: KM gửi 266
– Tài khoản chính của thuê bao phải lớn hơn đơn giá gói cước đăng ký.
gói cước 3g viettel theo ngay cho di dong

Một số điều cần biết khi sử dụng gói cước 3G một ngày của Viettel

– Để có thể quản lý tốt số lưu lượng data còn lại của gói cước nhằm tránh trường hợp bị trừ cước phí phát sinh ngoài bạn chỉ cần soạn: KTTK gửi 191 hoặc Bấm *102#OK.
– Do gói cước hỗ trợ chức năng tự động gia hạn nên khi nếu không có nhu cầu sử dụng tiếp bạn hãy soạn cú pháp HUY gửi 191
Tuy nhiên nếu bạn là thuê bao Dcom 3G thì có thể đăng ký các gói cước ngày cho Dcom 3G Viettelvới giá chỉ từ 5.000đ đến 15.000đ bạn sẽ nhận ngay 1GB – 5GB data lưu lượng tốc độ cao sử dụng trong ngày.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Iphone 7 phải chinh chiến từ trong trứng nước

iPhone 7 không nên giống như những sản phẩm Apple đã công bố trong năm nay: iPhone SE, iPad Pro 9.7 inch và MacBook 12 inch, tất cả đều khiến người dùng hụt hẫng.
4 sản phẩm kể trên đều không thể chê về chất lượng nhưng lại mắc phải vấn đề hậu tố “s” của Apple, tức là “bình cũ rượu mới”. iPhone 7 giả định ra mắt năm nay của Apple không nên và không được như vậy. Tuy nhiên, nó lại được sinh ra vào đúng thời điểm thị trường smartphone đã đạt đỉnh. Ngay cả các nhà sản xuất cao cấp như Apple, Samsung, LG, HTC đều phải “đau đầu” với thực tế phần lớn khách hàng (ít nhất tại các thị trường phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu) đều đã chuyển từ điện thoại nắp gập lỗi thời sang điện thoại thông minh.
Điều khiến cả Apple lẫn phố Wall lo lắng đó chính là sự phụ thuộc của “táo khuyết” vào iPhone. Cứ mỗi 3 USD công ty kiếm được thì hơn 2 phần là từ iPhone. Trong khi đó, theo số liệu kinh doanh mới nhất của hãng, lần đầu tiên kể từ khi ra mắt năm 2007, doanh số iPhone đã sụt giảm.
Với Apple, kỳ vọng đặt vào iPhone không thể cao hơn được nữa. iPhone 7 không thể chỉ dừng ở “chiếc iPhone tốt nhất trong lịch sử”. Nó cần phải trở thành sản phẩm khiến mọi người từ bỏ những gì đang có và ngay lập tức nâng cấp iPhone 7, kể cả khi bạn đã có iPhone 6 hay 6s. Đối với người dùng, nó đồng nghĩa với sự kết hợp giữa bộ tính năng phải có gói gọn trong thiết kế đột phá.
Vấn đề là, Apple có thể cùng lúc bắn 2 con chim trong năm nay hay không?

Thách thức về tính năng
Mỗi lần giới thiệu iPhone mới, lần lượt từng quan chức Apple sẽ lên sân khấu, hô hào các điểm đặc biệt về thiết bị. Với iPhone 6s năm ngoái, chúng ta có con chip nhanh hơn, camera tốt hơn, màn hình 3D Touch nhạy hơn, tính năng Live Photos và Siri luôn bật.
Apple sẽ bổ sung gì cho iPhone 7? Có thể là màn hình độ phân giải cao hơn, chip nhanh hơn, camera tốt hơn, không có gì khác. Tin đồn cho thấy Apple trang bị hệ camera kép phía sau, một để chụp cận cảnh, một để chụp góc rộng nhưng không có gì mới: LG G5 và Huawei P9 đều đã cung cấp hệ camera tương tự.
Còn về một camera có zoom quang học? Asus ZenFone Zoom đã phát hành thiết bị có zoom quang 3x nhưng không chứng tỏ được sự hữu dngj. Nếu Apple đột phá và cung cấp camera zoom quang 5x hay thậm chí 8x, điều đó đồng nghĩa máy dSLR đang ở trên con đường nguy hiểm tương tự máy ảnh du lịch vài năm trước. Song, vẫn còn quá sớm để khẳng định điều này.
Điều tệ hơn là theo tin đồn, công nghệ camera được nâng cấp chỉ áp dụng trên iPhone 7 Plus. Thực tế, trong 2 đời iPhone gần nhất, công nghệ chống rung quang học là tính năng độc quyền trên model Plus.
Một nâng cấp nữa mà người dùng mong muốn là thời lượng pin dài hơn. Nó nằm trong top danh sách tính năng đáng mơ ước của mọi người. Song, nó dường như xung đột với tham vọng mỏng hóa iPhone của Apple.
Còn có tin đồn Apple sẽ loại bỏ jack cắm tai nghe 3.5mm tiêu chuẩn trên iPhone 7, nhưng thay đổi này với phần lớn người dùng là một sự thiếu sót chứ không phải cải tiến.
Vậy còn điều gì để Apple thuyết phục mọi người mua iPhone 7? Chúng ta có thể loại trừ bộ nhớ mở rộng vì đây là điều khó thành hiện thực. Nếu muốn có smartphone chống nước hay sạc không dây, bạn hoàn toàn chuyển sang các mẫu khác như Samsung Galaxy S7.
Đó chính xác là những gì nhà phân tích Ming-Chi Kuo của KGI Securities muốn nói khi dự đoán “không nhìn thấy nhiều điểm hấp dẫn ở iPhone 7”.
Chắc chắn, Apple phải cho ra thứ gì đó và sử dụng chiến lược marketing thần sầu để thuyết phục tất cả rằng iPhone 7 xứng đáng để móc ví. Tuy nhiên, thực tế khốc liệt hơn nhiều. iPhone 7 mắc kẹt trong trận chiến tính năng dù còn chưa lộ diện. Như vậy, ít nhất chúng ta cũng nên có được một mẫu iPhone mỹ miều hơn?

Thiết kế iPhone, một thách thức khác
Nếu đặt iPhone 6 mới – 6 hay 6s – bên cạnh mẫu iPhone 2007, bạn sẽ thấy nhiều điểm mới: màn hình độ phân giải lớn hơn nhiều, camera tốt hơn nhiều, công nghệ 4G. Đó là chưa kể Apple Pay, Siri, bảo mật vân tay, App Store, camera selfie. Khó định lượng được iPhone đã tốt lên như thế nào, nhưng nếu xét theo một góc nhìn khác, có thể thấy thiết kế của iPhone đời đầu và iPhone mới giống nhau bất ngờ. Viền phía trước, bên dưới đủ lớn để chứa nút home vật lý.
Nếu nút home này không thay đổi, phần viền này cũng thế. Và nếu như vậy, thiết kế iPhone vẫn sẽ mắc kẹt trong kiểu dáng và cảm nhận từ năm 2007. Điều kỳ khôi là bạn không cần phải dùng đến nút home để điều hướng. Ngoài ra, công nghệ 3D Touch dù gặp nhiều chỉ trích vẫn có thể thay thế cho nút home: chạm và giữ vài giây trên màn hình sẽ đưa bạn quay lại màn hình chủ.
Nhưng nút home hiện nay lại tích hợp cảm biến Touch ID, tính năng bảo mật hàng đầu trên iPhone. Nó có thể chuyển từ hình tròn sang oval như HTC hay Samsung, hay chuyển về phía sau như LG hay Nexus. Thực tế, có nhiều bằng chứng về việc Apple sẽ chuyển cảm biến vân tay vào phía sau màn hình chính nhưng một lần nữa, điều đó đòi hỏi thử thách không nhỏ về kỹ thuật và không thể sẵn sàng trong 1 hay 2 năm, tức là bạn chưa thể nhìn thấy thay đổi đó trong 5 tháng tới.
Trong chương trình “60 Minutes”, CEO Apple Tim Cook cho biết mỗi khi ra mắt một sản phẩm mới, công ty đã phát triển mẫu máy tiếp theo. Điều đó có nghĩa là các nhà cung ứng linh kiện cho Apple phải chuẩn bị màn hình, camera, cảm biến chuyển động, CPU, bộ nhớ flash, pin… từ vài quý trước. Để iPhone 7 có mặt đúng vào tháng 9, họ cần sản xuất muộn nhất là từ tháng 8. Do vậy, với những ai muốn thiết kế hoàn toàn mới, họ phải chờ đến hết năm 2018, khi vòng sản phẩm “s” kết thúc. Tuy nhiên, mọi chuyện sẽ khác nếu Apple thay đổi hoàn toàn chiến lược từ trước đến nay. Năm 2017 kỉ niệm 10 năm iPhone ra đời, đây là cơ hội hoàn hảo để phá bỏ quy luật và tung ra model đột phá thực sự, chẳng hạn iPhone 8 thay vì iPhone 7s. Khi đó, rất có thể iPhone 8 sẽ trang bị màn hình OLED không thể phá vỡ, tích hợp máy đọc dấu vân tay phía sau, camera iSight 20MP zoom quang 5x, chạy iOS 11, dùng chip A11 siêu nhanh, tất cả gói gọn trong thân máy kim loại lỏng chống nước.
Nhưng, đó là câu chuyện của iPhone năm 2017. Còn với iPhone 7 của năm 2016, số phận của nó là phải chinh chiến từ trong trứng nước.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Viettel khuyến mại 50% giá trị thẻ nạp ngày 30/04/2015

Kì nghỉ lễ sắp tới của bạn có thể sẽ không trọn vẹn nếu điện thoại hết tiền đột ngột, vì vậy hãy nhớ lịch khuyến mại thẻ nạp Viettel vào ngày 30/4 tới đây để không gián đoạn kết nối, bỏ lỡ cơ hội chia sẻ nhiều niềm vui với người thân và bạn bè.


Theo đó, thuê bao Viettel có thể nạp thẻ không hạn chế số lượng, ở bất kỳ mệnh giá nào, từ thời điểm 0h đến 24h ngày 30/04/2016 đều được cộng thêm 50% giá trị thẻ nạp vào tài khoản khuyến mại với thời hạn sử dụng mãi mãi. Cụ thể như sau:

Đối với thuê bao di động trả trước sử dụng gói cước TOMS, SV690, TOM690: Khách hàng khi nạp thẻ sẽ nhận 50% giá trị thẻ nạp và tài khoản khuyến mại mà không lo hết thời hạn sử dụng. Tuy nhiên tiền khuyến mại chỉ được sử dụng gọi và nhắn tin nội mạng.

Đối với thuê bao di động trả trước sử dụng các gói cước còn lại: Ngoài ưu đãi 50% giá trị thẻ nạp nhận được, khách hàng còn được quyền thoải mái sử dụng số tiền khuyến mại để liên lạc nội mạng, ngoại mạng, với thời hạn mãi mãi.

Tương tự đối với thuê bao Homephone trả trước, các khách hàng cũng được hưởng những ưu đãi như đối với nạp thẻ cho di động, bao gồm 50% giá trị thẻ nạp vào tài khoản khuyến mại và không giới hạn ngày sử dụng, không phân biệt sử dụng ngoại mạng, nội mạng.

Lưu ý: Chương trình không áp dụng cho thuê bao Dcom trả trước, gói cước trả trước Sea+, Tourist.

+ Chương trình khuyến mại áp dụng cho tất cả các thẻ nạp trong ngày khuyến mại, không phân biệt mệnh giá.
+ Đối với gói cước có ngày sử dụng: Không tặng thêm ngày sử dụng cho phần tài khoản tặng thêm. Khách hàng được cộng ngày sử dụng tương ứng với mệnh giá nạp thẻ.
+ Đối với thuê bao kích hoạt mới được áp dụng khuyến mại trên sau khi đã hưởng hết khuyến mại của chương trình kích hoạt mới.

Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

IPhone SE chính hãng ra mắt từ tháng 5, từ 11,6 triệu đồng

iPhone SE sẽ được bán chính hãng với giá rẻ nhất là 11,6 triệu đồng và iPad Pro bản giá rẻ nhất là 16 triệu đồng.
Theo một nguồn tin trong nước, đã có giá bán chính hãng cho 2 dòng sản phẩm mới nhất của Apple là iPhone SE và iPad Pro 9,7 icnh. Theo đó, iPhone SE sẽ được bán chính hãng với giá rẻ nhất là 11,6 triệu đồng và iPad Pro bản giá rẻ nhất là 16 triệu đồng.
Nguồn tin này cho biết, đây là mức giá được đưa ra bởi hệ thống FPT Shop. Đơn đặt hàng cho iPhone và iPad mới sẽ bắt đầu từ ngày 29/4 tức là ngày mai, và bắt đầu bày bán trên tất cả các cửa hàng trong hệ thống từ đầu tháng 5.
Dưới đây là bảng giá chi tiết của các sản phẩm iPhone SE và iPad Pro do FPT phân phối chính hãng.
Bảng giá các sản phẩm iPhone 5s, 6, 6 Plus, 6s, 6s Plus để các bạn so sánh:
 Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Smartphone hỗ trợ 3G giá siêu rẻ

Sau những ồn ào xoay quanh mẫu điện thoại chỉ 3,6 USD, một công ty khác của Ấn Độ tiếp tục tuyên bố bán ra smartphone chạy Android có giá chưa đến 200.000 đồng.
Đầu năm nay, công ty có tên Ringing Bells công bố phiên bản Freedom 251 rẻ nhất thế giới khi chỉ có 3,6 USD nhưng được trang bị màn hình 4 inch, hỗ trợ 3G cùng cấu hình ấn tượng. Thiết bị nhanh chóng gây sốt với hàng triệu lượt đặt mua nhưng đến nay sản phẩm vẫn chưa đến tay khách hàng. Một số chuyên gia nhận định đây chỉ là trò lừa của công ty Ấn Độ, trong khi Ringing Bells khẳng định họ sẽ bắt đầu xuất xưởng smartphone trong tháng 5.
Khi thông tin về mẫu smartphone này đang dần lắng xuống thì đến lượt công ty Docoss tuyên bố sẽ bán ra phiên bản X1 giá siêu rẻ: 13 USD. Không ít người tỏ ra hoài nghi và cho rằng đây là vụ lừa đảo thứ hai sau Freedom 251.
smartphone-ho-tro-3g-gia-chi-13-usd-tai-an-do
Điện thoại Docoss X1.
X1 là sản phẩm đầu tay của Docoss - cái tên chưa từng được biết đến trong lĩnh vực điện thoại di động tại đất nước này. Sản phẩm hỗ trợ 2 sim với màn hình IPS 4 inch, camera sau 2 megapixel, camera trước VGA, pin 1.300 mAh. Máy chạy Android KitKat với chip lõi kép Cortex-A7 1,3 GHz, RAM 1 GB, bộ nhớ trong 4 GB cùng khẻ cắm thẻ nhớ microSD.
Thay vì mua tại các cửa hàng, người dùng có thể đặt trước qua website hoặc qua tin nhắn SMS cho đến hết ngày 29/4. Máy được phân phối ngay trong ngày 2/5.
Ấn Độ là một trong những thị trường điện thoại có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nhu cầu sắm smartphone giá rẻ đang tăng cao. Do đó, các công ty mới toanh như Ringing Bells hay Docoss Multimedia dễ dàng lôi kéo người sử dụng bằng những thiết bị siêu rẻ.
Tuy nhiên, Ringing Bells đang đối mặt với những cáo buộc lừa đảo, quảng cáo sai sự thật nhằm huy động tiền của người dùng. Trước làn sóng chỉ trích, công ty này tuyên bố hoàn lại tiền cho những người đã đặt mua máy, đồng thời khẳng định máy sẽ được bán ra trong tháng 4. Tuy nhiên, hiện kế hoạch đã bị lùi sang tháng 5.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

iPhone SE và iPad Pro 9,7 inch chính hãng ra mắt trong tháng 5

Một nhà bán lẻ lớn tại Việt Nam vừa công bố sẽ bán ra bộ đôi sản phẩm iPhone SE và iPad Pro 9,7 inch mới nhất của Apple vào tháng 5 tới đây.

jbareham-160329-1003-b0026-walt-0-0-1461859014003
Thông tin từ FPT Shop, iPad Pro 9,7 inch bắt đầu được đặt hàng từ hôm nay 29/4 với giá 15,9 triệu đồng dành cho phiên bản Wi-Fi dung lượng bộ nhớ 32 GB. Đối với phiên bản hỗ trợ 4G với dung lượng 32 GB sẽ là 18,9 triệu đồng.
Trong khi đó, mẫu iPhone SE có giá bán lẻ đề xuất là 11,6 triệu đồng với dung lượng 16 GB.
Khảo sát nhanh trên thị trường hiện nay, giá iPhone SE xách tay hiện đã giảm hơn 2 triệu đồng so với giá bán trước đó. Nhiều cửa hàng chào bán ở mức 10,5 đến 10,6 triệu đồng.
Giá bán iPhone SE và iPad Pro 9,7 inch tại Việt Nam
Giá bán iPhone SE và iPad Pro 9,7 inch tại Việt Nam
Với giá bán chính hãng lần này, mức giá chênh lệch không cao và chế độ hậu mãi tốt hơn. Đây sẽ là sức ép lớn cho nguồn hàng xách tay phải giảm giá trong thời gian tới.
Tuy vậy, theo một số cửa hàng, iPhone SE không được nhiều người dùng Việt ưu chuộng bởi giá còn khá cao và ngang ngửa với iPhone 6.
Hơn hết, tầm giá trên 10 triệu đồng còn có quá nhiều lựa chọn khác, thay vì iPhone SE.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

MobiFone công bố tên thương hiệu chính thức của truyền hình An Viên

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc MobiFone cho biết, MobiTV sẽ là tên và biểu tượng dịch vụ mới, thay thế cho truyền hình An Viên. Việc ra đời tên và biểu tượng mới Mobi TV thể hiện rằng truyền hình nằm trong các hệ thống dịch vụ của MobiFone
MobiFone đã công bố tên thương hiệu chính thức của truyền hình An Viên từ nay trở đi sẽ là MobiTV.
Ngày 29/4/2016, MobiFone đã công bố tên thương hiệu chính thức của truyền hình An Viên từ nay trở đi sẽ là MobiTV. Theo đó, MobiTV là tên và biểu tượng dịch vụ mới, thay thế cho truyền hình An Viên. Việc đổi tên không làm thay đổi các chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ đang được áp dụng. 
Trả lời ICTnews về vấn đề chuyển AVG về MobiFone trước đó, ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho biết, MobiFone sẽ thay thế thương hiệu AVG bằng thương hiệu MobiFone. Như vậy, trên các kênh truyền hình hiện nay của AVG sẽ được dần thay thế bằng thương hiệu của MobiFone. Trước Tết Bính Thân, MobiFone đã bắt đầu để logo của MobiFone trên logo của AVG trên các kênh truyền hình của AVG.
Chia sẻ về sự kiện này, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone cho hay: Việc ra đời tên và biểu tượng mới Mobi TV thể hiện truyền hình nằm trong các hệ thống dịch vụ của Tổng công ty Viễn Thông MobiFone và MobiFone sẽ mang tất cả những kinh nghiệm của một thương hiệu có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất trong lĩnh vực di động để Chăm sóc các thuê bao sử dụng dịch vụ MobiTV.

MobiFone cho biết, trong quý I năm 2016 doanh thu dịch vụ truyền hình đã có những kết quả khả quan với mức tăng 192% cùng kỳ năm 2015. Số lượng thuê bao cũng đạt 229.833 tăng 226% so với cùng kỳ quý I năm 2015. “Đây mới chỉ là những thành tựu ban đầu và chúng tôi tự tin với một chiến lược phát triển rõ ràng, với tâm huyết của toàn bộ đội ngũ cán bộ MobiFone, dịch vụ truyền hình sẽ có sự tăng tốc phát triển trong thời gian tới”, ông Hùng chia sẻ.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ, công nghệ truyền hình MobiFone lựa chọn phù hợp với chủ trương, định hướng phát triển dịch vụ truyền hình của Chính phủ. Truyền hình cũng là một trong bốn lĩnh vực kinh doanh chiến lược của MobiFone: Di động - Bán lẻ - Truyền hình - Đa phương tiện. MobiFone đặt mục tiêu phát triển "Một triệu khách hàng đăng ký mới dịch vụ truyền hình trong năm 2016" và đến năm 2020 trở thành một trong ba doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam.
Trong thời gian tới, MobiFone sẽ kết hợp các dịch vụ giữa viễn thông di động và truyền hình để mang lại nhiều dịch vụ mới. Cụ thể, MobiFone cung cấp dịch vụ truyền hình có nội dung chất lượng, tính tương tác cao và gói cước hợp lý khi tích hợp giữa truyền hình và di động; Bổ sung những chương trình truyền hình mới, hấp dẫn; Phát hành các chương trình truyền hình đặc sắc và tăng cường các kênh truyền hình chất lượng cao HD.
Tháng 5/2011, AVG được Bộ TT&TT cấp phép thiết lập hạ tầng mạng. AVG là công ty triển khai truyền hình số mặt đất (DTT) và truyền hình số vệ tinh (DTH). AVG đã xây dựng Trung tâm Giám sát và Điều độ vận hành mạng từ xa (NCC). Đây là phần quan trọng trong dự án xây dựng hệ thống truyền dẫn phát sóng truyền hình và cung cấp dịch vụ truyền hình. NCC được thiết kế tổng khống chế để kiểm duyệt nội dung và kiểm soát phát sóng, hỗ trợ kiểm soát từ xa. Bên cạnh đó, NCC có những tính năng khác, ví dụ biết được nhiệt độ tại trạm phát sóng, chất lượng phát sóng, âm thanh của từng kênh để điều chỉnh tức thời. Đây là hệ thống hiện đại nhất và đầu tiên của Việt Nam. Hệ thống giám sát này ngoài việc đảm bảo chất lượng dịch vụ, sẽ giảm thiểu tối đa nguồn nhân lực, giảm chi phí và giảm giá thành dịch vụ.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Tác hại của fbook làm cho người ta chầm cảm

Những người sử dụng mạng xã hội như Facebook, Instagram thường xuyên có thể bị trầm cảm, một nghiên cứu mới của Mỹ kết luận.
Bất kỳ ai thường dùng mạng xã hội đều trải qua cảm giác ghen tị với niềm vui mà bạn bè đang có. Điều này đặc biệt đúng khi bạn đang ngồi nhà trong chiều mưa ảm đạm, cảm thấy chán ngắt trong lúc bạn bè tiệc tùng, vui chơi trong kỳ nghỉ ở một nơi tuyệt đẹp. Tuy nhiên, những cảm giác này có thể là nguồn cơn của thứ gì đó tệ hơn? Dùng mạng xã hội có thực sự khiến bạn bị trầm cảm?
Nghiên cứu gần đây tại Mỹ với sự tài trợ của Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia xác định “liên kết mạnh và rõ rệt giữa sử dụng mạng xã hội và trầm cảm… trong những người Mỹ trẻ”. Báo cáo chỉ ra mức độ trầm cảm tăng tỉ lệ thuận với tổng lượng thời gian dành cho mạng xã hội cũng như số lần ghé thăm các trang mạng mỗi tuần.
Chúng ta có xu hướng so sánh bản thân với người khác, với những người đang thất vọng, tin vui trên mạng xã hội giống như liều thuốc độc.
Các nghiên cứu trước đây vẽ ra bức tranh mơ hồ hơn. Dường như mối liên hệ giữa mạng xã hội và trầm cảm hay hạnh phúc là vô cùng phức tạp, bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố khác nhau. Lợi ích lớn nhất của mạng xã hội là cho phép chúng ta giữ liên lạc với bạn bè và người thân ở xa, cập nhật được tình hình của họ. Tuy nhiên, mặt trái của nó lại nằm ở sự can thiệp vào cảm xúc của chúng ta.

Có nhiều lý do giải thích vì sao dùng mạng xã hội lại liên quan đến trầm cảm. Chẳng hạn, có thể người đó đã trầm cảm sẵn và phụ thuộc vào mạng ảo nhiều hơn là giao tiếp trực tiếp, do đó sử dụng mạng xã hội nhiều hơn trong trường hợp này là một triệu chứng hơn là nguyên nhân.
Tất cả chúng ta đều có nhu cầu cơ bản là được người khác thích và chấp nhận. Mạng xã hội khắc sâu thêm sự tổn thương này. “Like” được xem là tiền tệ của mạng xã hội, những người tự ti thường cố gắng tìm lại sự cân bằng trên mạng xã hội thông qua thu hút các lượt “like” hay “comment” để bù đắp. Như vậy, mạng xã hội giống như một cuộc thi về mức độ phổ biến. Chiến thắng cuộc thi này đồng nghĩa với thu hoạch được lượng “like” lớn nhất. Đó là phương pháp thạm thời để tăng độ tự tin.
Một cách tự nhiên, con người có xu hướng so sánh với người khác. Đôi khi so sánh là động lực để chúng ta cải thiện bản thân nhưng đôi khi, đặc biệt với những người đang cảm thấy chán nản, sự so sánh trở nên tiêu cực và hủy hoại sự tự tin. Một vấn đề với mạng xã hội là hình ảnh mọi người gây dựng trên nó có xu hướng tích ực, thú vị và hấp dẫn. Đó là sự thực: phần lớn chúng ta thà đăng tấm ảnh xinh đẹp trong đêm còn hơn là tấm ảnh xuề xòa trong bộ đồ ngủ, rửa bát đĩa. Khi có ai đó bất mãn với cuộc sống của mình, cuộc sống trên mạng xã hội của người khác khiến họ cảm thấy như người khác đang có cuộc sống vui vẻ hơn mình nhiều.
Chúng ta không thể biết đủ về tác động của mạng xã hội đến tâm trạng cũng như tâm lý trong dài hạn. Cho đến lúc nhận thức rõ, phương án tốt nhất không phải là rũ bỏ mạng xã hội mà hãy xem nó như công cụ giá trị để kết nối với bạn bè và bảo đảm tương tác trên mạng ảo không phủ bóng lên sự tự tôn của bản thân. Cũng đáng ghi nhớ rằng dù có vẻ ai cũng đang có khoảng thời gian tuyệt vời, News Feed thực ra có xu hướng để “đẹp khoe xấu che”. Vì thế, mạng xã hội về cơ bản chỉ là tập hợp các khoảnh khắc đẹp đẽ nhất trong đời họ, chứ không phải họ đang có cuộc sống tốt đẹp hơn bạn nhiều.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

VNPT-Net, Viettel và MobiFone vừa tham dự khóa đào tạo về triển khai IPv6

20 cán bộ kỹ thuật, kỹ sư của 3 doanh nghiệp viễn thông lớn VNPT-Net, Viettel và MobiFone vừa tham dự khóa đào tạo về triển khai IPv6 cho mạng di động LTE 4G.
Phó Tổng giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam IPv6 phát biểu khai mạc chương trình đào tạo về triển khai IPv6 cho mạng di động LTE 4G.
Trong 4 từ ngày 25 - 28/4/2016, Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) đã phối hợp cùng các chuyên gia quốc tế về IPv6 tổ chức chương trình đào tạo về triển khai IPv6 cho mạng di động LTE - “IPv6 Deployment for LTE Network” nhằm đào tạo kiến thức cơ bản về IPv6 cho di động cho các kỹ sư của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ di động trong nước.
Khóa đào tạo này nằm trong khuôn khổ các hoạt động hưởng ứng Ngày IPv6 Việt Nam năm 2016 (ngày 6/5). Dự kiến trong ngày 6/5 tới, với vai trò thường trực Ban công tác thúc đẩy phát triển IPv6 quốc gia, VNNIC sẽ tổ chức chương trình tọa đàm với chủ đề “Hành động quốc gia về IPv6 - Chung tay cung cấp dịch vụ IPv6 tới người sử dụng” tại Hà Nội.
Tham dự chương trình đào tạo về triển khai IPv6 cho mạng di động LTE, 20 cán bộ kỹ thuật, kỹ sư của các doanh nghiệp di động Viettel, MobiFone và VNPT-Net đã được các chuyên gia hướng dẫn những nội dung cơ bản và chuyên sâu về triển khai IPv6 cho mạng di động LTE 4G, giúp các đơn vị có thể nhanh chóng tiếp cận, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng IPv6 trên thực tế.

Giảng viên chính của khóa đào tạo đến từ Trung tâm nghiên cứu về IPv6 thuộc trường Đại học Malaysia - NAv6, đơn vị tiên phong trong quá trình chuyển đổi IPv6 tại Malaysia từ năm 2010. NAv6 cũng là đơn vị đã tổ chức nhiều khóa đào tạo khác nhau về IPv6 tại nhiều nơi trên thế giới.
Tham gia chương trình đào tạo, các học viên đã được các chuyên gia hướng dẫn những nội dung cơ bản và chuyên sâu về triển khai IPv6 cho mạng di động LTE 4G, giúp các đơn vị có thể nhanh chóng tiếp cận, phát triển các sản phẩm, dịch vụ ứng dụng IPv6 trên thực tế.
Trước đó, tại hội nghị tổng kết giai đoạn II Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6 và triển khai kế hoạch công tác năm 2016 của Ban công tác thúc đẩy phát triển Ipv6 quốc gia diễn ra vào chiều ngày 26/4, các thành viên Ban công tác đều thống nhất sau 5 năm triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về IPv6, Việt Nam đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra cho giai đoạn II, đã chính thức hiện diện trên bản đồ IPv6 của thế giới, đồng thời đã sẵn sàng về mặt hạ tầng cho việc chuyển đổi sang IPv6.
Đến thời điểm hiện tại, mạng IPv6 quốc gia được duy trì ổn định với 9 ISP kết nối với hệ thống VNIX trong nước và hàng chục hướng kết nối đi quốc tế; lưu lượng IPv6 trao đổi qua VNIX đã tăng  dần qua các năm; hàng loạt doanh nghiệp chủ chốt như VNPT, Viettel, FPT Telecom đã triển khai các hoạt động thử nghiệm cung  cấp dịch vụ tới khách hàng trên nền IPv6. Đặc biệt, nếu như các năm trước trên hệ thống thống kê của CISCO, APNIC và Google, tỷ lệ người dùng IPv6 của Việt Nam là 0% thì đến thời điểm hiện tại, các hệ thống này đều ghi nhận tỷ lệ người sử dụng IPv6 của Việt Nam đạt gần 0,03%.
Cũng tại hội nghị này, ông Vũ Thế Bình, TGĐ NetNam, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, mức độ ứng dụng IPv6 tại Việt Nam sẽ có sự thay đổi hoàn toàn vào cuối năm nay, sau khi Việt Nam cấp phép 4G LTE chính thức. Theo ông Bình, kiểu gì thì 4G cũng phải cần IPv6. “Một khi 4G triển khai chính thức thì tự khắc mức độ ứng dụng IPv6 sẽ vọt lên ngay”, ông Bình chia sẻ.
Liên quan đến việc cấp phép 4G cho các nhà mạng, tại hội nghị giao ban công tác quản lý nhà nước quý I/2016 của Bộ TT&TT diễn ra ngày 27/4, Thứ trưởng Phan Tâm đề nghị Cục Tần số, Cục Viễn thông đẩy nhanh các thủ tục để có thể tiến hành cấp phép 4G LTE trên băng tần 1.800 MHz cho các doanh nghiệp đã được cấp phép thử nghiệm 4G, với thời gian chậm nhất là vào đầu quý IV năm nay. Trước đó, có 4 doanh nghiệp gồm VNPT, Viettel, MobiFone và FPT đã được Bộ TT&TT cấp phép thử nghiệm 4G.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

3 ông lớn đang ở đâu trong cuộc chiến đầu bảng giá rẻ?

3 ông lớn đại diện cho 3 thời kỳ riêng biệt của chiếc smartphone cảm ứng đều đang có những lợi thế và bất lợi nhất định khi mức giá tiêu chuẩn của smartphone đầu bảng không còn là 600, 700 USD như trước.
Nhắc đến giá rẻ là nhắc tới Xiaomi
Hiện tại, Xiaomi có thể coi là tên tuổi số 1 của làng "sát thủ đầu bảng". Gã khổng lồ non trẻ này cắt giảm chi phí một cách tài tình: cắt những thứ người dùng không cần, chọn những thứ họ thèm muốn để đầu tư, và thường là về cấu hình.
Hãy thử nhìn chiếc Mi 5 mới ra mắt mà xem. Ở mức giá chỉ khoảng 300 USD, bạn sẽ nhận được con chip mạnh nhất của Qualcomm, dù rằng đó là một con chip không đầy đủ tính năng như Snapdragon 820 trên Galaxy S7 hay LG G5. Phiên bản Snapdragon 820 trên Mi 5 là kết quả của chu trình sàng lọc CPU dựa vào kết quả của quá trình sản xuất. Một vài CPU thành phẩm có thể hoạt động ở xung nhịp cao hơn các sản phẩm khác, trong khi những con chip được dùng cho sản phẩm giá rẻ thường mang một số lỗi nhỏ nhưng không khiến cho CPU bị hỏng hoàn toàn.
Dĩ nhiên là Snapdragon 820 trên Mi 5 thuộc nhóm thứ 2 với xung nhịp chỉ khoảng 1.8GHz thay vì mức 2.15GHz như thông thường. GPU của mẫu Snapdragon 820 (hơi) lỗi này cũng chỉ đạt 510 MHz thay vì 624 MHz như trên sản phẩm cao cấp của Samsung và LG. Những điểm khác biệt này có thể coi là khá nhỏ, nhưng Xiaomi chắc chắn là có tiết kiệm được một ít tiền khi mua lại các bản Snapdragon 820 kém cỏi hơn mức trang bị.

Nhưng nếu bạn không muốn mua một chiếc smartphone có chip thuộc nhóm hơi lỗi, Xiaomi cũng sẽ làm vừa lòng bạn bằng chiếc Mi 5 Plus chạy phiên bản Snapdragon 820 có xung nhịp cao nhất. Giá thành của chiếc điện thoại này cũng chỉ vào khoảng 350 USD, tức là bằng một nửa Galaxy S7.
Tuyệt chiêu cắt giảm chi phí của Xiaomi không chỉ dừng ở thông số: cũng giống như nhiều hãng Trung Quốc khác, Xiaomi có vẻ là không đặt tôn trọng bản quyền và nhờ đó tránh được cuộc chiến bằng sáng chế lúc nào cũng nóng bỏng tại phương Tây. Hãy nhớ rằng Xiaomi hiện tại chưa đặt chân đến các quốc gia phát triển mà mới chỉ tập trung vào sân nhà Trung Quốc cùng các thị trường dân số cao như Ấn Độ, Indonesia và Brazil. Ngược lại, tại Mỹ chẳng hạn, bất kỳ một nhà sản xuất smartphone nào cũng đều đang vướng rắc rối pháp lý với một đối thủ cạnh tranh khác.
Muốn lấn sân sang phương Tây, Xiaomi sẽ phải đối mặt với cuộc hỗn chiến bằng sáng chế.
Muốn lấn sân sang phương Tây, Xiaomi sẽ phải đối mặt với cuộc hỗn chiến bằng sáng chế.
Cuộc chiến pháp lý từng là một vũ khí mạnh mẽ để Apple chống lại các đối thủ cạnh tranh trong nhiều năm liền, đặc biệt là dưới thời Steve Jobs. Sản phẩm của Microsoft gần như đứng ngoài cuộc cách mạng di động, nhưng sự trỗi dậy của Android vẫn mang lại cho hãng này hàng tỷ USD tiền bản quyền: có tới 70% thiết bị Android bán ra mang lại phí nhượng quyền cho Microsoft. Đây cũng chính là cách các nhà sản xuất lâu đời như Nokia, RIM và Motorola kiếm chác khi đã thất thế: nhờ đi đầu mà họ đã đăng ký được gần như là tất cả các tính năng cần thiết trên di động. Đáng chú ý nhất, bản quyền ngôn ngữ Java khiến cho Google đứng trước nguy cơ mất quyền kiểm soát Android.
Chiến tranh bản quyền là một cuộc chiến đẫm máu – thắng, thua hay dàn xếp cũng đều khiến các nhà sản xuất phải trả giá đắt. Khi đã rục rịch đặt chân lên chiến trường Âu Mỹ, Xiaomi sẽ phải sớm tập hợp một đội ngũ luật sư đông đảo để làm lá chắn chống lại Apple và Samsung.
Apple bắt đầu để mắt tới giá rẻ
Phải đến tháng trước, Apple mới đặt… một nửa bàn chân vào cuộc chiến giá rẻ với chiếc iPhone SE có giá chỉ 400 USD. Nhưng, với một chiếc smartphone "vỏ 5s, ruột 6s" như iPhone SE, có thể thấy rằng mô hình "đầu bảng giá rẻ" của Apple khác hẳn với các nhà sản xuất khác. Với Xiaomi, bạn sẽ tự hỏi công ty Trung Quốc này sẽ làm thế nào nếu muốn bán được smartphone đầu bảng giá 700 USD trong tương lai. Ngược lại, smartphone giá rẻ của Apple không trực tiếp cạnh tranh với smartphone giá cao của hãng vì chỉ có màn hình 4 inch. Ngôn ngữ thiết kế khá vuông vắn được sử dụng từ iPhone 5 cũng được tái sử dụng để tô đậm sự khác biệt với những chiếc iPhone 6 và 6s tròn trịa.
Apple khẳng định iPhone SE là minh chứng cho thấy những chiếc iPhone cỡ nhỏ vẫn rất được ưa thích, nhưng dĩ nhiên mẫu iPhone 4 inch này cũng cho phép Apple thu lời nhiều hơn so với các nhà sản xuất khác. Khi phần lớn các nhà sản xuất Android đều sử dụng màn hình 5 inch cho phân khúc 300-400 USD, iPhone SE rõ ràng là sẽ có tỷ suất lợi nhuận cao hơn. Ở mức giá thấp hơn 50 USD so với giá cũ của iPhone 5s, iPhone SE cũng là chiếc smartphone dễ tiếp cận nhất của trong nhiều năm trở lại.
Nhiều người khẳng định iPhone SE sinh ra là để dành cho các thị trường đang phát triển. Thậm chí, theo số liệu của SimilarWeb, phần lớn lưu lượng đổ về trang web của Apple sau khi iPhone SE ra mắt thuộc về Trung Quốc và Ấn Độ. Đáng tiếc rằng đây sẽ là 2 thị trường khó nhằn hơn cả iPhone 5s, bởi giá quốc tế của Apple thường quá cao so với giá gốc tại Mỹ. Tại Trung Quốc, giá chính hãng của iPhone SE là vào khoảng 508 USD trong khi tại Ấn Độ con số đó lên tới 588 USD, tức là không còn cách quá xa so với giá của iPhone 6s tại Mỹ (650 USD).
CNBC khẳng định iPhone SE đã nhận được tới 3,4 triệu đơn đặt hàng tại Trung Quốc. Con số đó có vẻ ấn tượng, nhưng Mi 5 thì thậm chí còn thu được 16 triệu đơn hàng trong vòng chưa đầy 1 tháng. Mức giá chỉ 508 USD của iPhone SE vẫn thấp hơn nhiều so với giá bán trung bình của iPhone tại Trung Quốc là 718 USD, nhưng rõ ràng người dùng Trung Hoa sẽ không thấy rõ sự chênh lệch giữa chiếc iPhone "cấp thấp" này và iPhone 6s như người dùng tại Mỹ.
Ẩn số Samsung
Thật bất ngờ, nhà sản xuất có thể tạo ra một chiếc "sát thủ đầu bảng" chất lượng nhất, dễ dàng nhất cho đến nay vẫn chưa hề tham gia vào cuộc chiến này. Điều đó càng trở nên bất ngờ khi Samsung sẽ là đối tượng chịu thiệt nhiều nhất khi smartphone đầu bảng giá rẻ lên ngôi và lợi nhuận từ các mẫu smartphone cao cấp ngày càng suy giảm. Đó là còn chưa kể Samsung vẫn chưa chinh phục được thị trường cao cấp một cách thuyết phục như Apple.
Samsung đã tụt hạng trầm trọng tại Trung Quốc. Theo thống kê của IDC, Samsung thậm chí còn không lọt vào nổi top 5 Trung Quốc và cũng chỉ được đánh đồng hạng với các công ty ngồi "chiếu dưới" như OPPO và Vivo. Mọi thứ có vẻ khả quan hơn tại Ấn Độ, nơi Samsung chiếm vị trí số 1. Nhưng cuộc chiến tại Ấn Độ cũng đang nóng dần lên từng ngày. Xiaomi mới gia nhập thị trường này vào năm 2014 nhưng đã đủ sức khiến các nhà sản xuất nội địa khốn đốn. Apple tiếp tục tập trung vào Trung Quốc nhưng cũng đang mang tham vọng bán iPhone tái chế tại Ấn Độ. Ở thời điểm hiện tại, Samsung đang chủ yếu tranh đấu với Xiaomi, Lenovo cùng các nhà sản xuất nội địa như Micromax, Intex và Lava.
Danh mục sản phẩm của Samsung tại Mỹ hoàn toàn vắng bóng các sản phẩm giá rẻ: công ty chỉ bán ra các mẫu đầu bảng đời mới nhất và các mẫu đầu bảng đời cũ. Trong số 45 mẫu smartphone được Samsung ra mắt vào năm ngoái, chỉ có 4 mẫu được phát hành tại Mỹ. Cả 4 mẫu này đều có giá từ 650 USD trở lên.
Nếu so sánh trang sản phẩm của Samsung tại Mỹ và tại Ấn Độ, bạn sẽ thấy 2 bức tranh hoàn toàn khác biệt. Tại quốc gia đông dân thứ 2 thế giới, Samsung vẫn bán ra Galaxy S7 và Galaxy Note 5, nhưng đi cùng chúng là chiếc Galaxy A5 có giá 430 USD, chiếc On7 có giá 150 USD và chiếc J2 có giá 126 USD cùng một loạt các mẫu smartphone khác trải dài trên toàn bộ khung giá. Tại Mỹ, Samsung không bán smartphone giá rẻ và cũng không bán smartphone trực tiếp. Nếu muốn mua Galaxy tại Mỹ, bạn sẽ phải tìm đến các nhà mạng.
Chẳng có một sản phẩm nào của Samsung chạm tay vào phân khúc đầu bảng giá rẻ cả. Ví dụ, ngay cả chiếc Galaxy A5 có giá gần với mốc 400 USD cũng chỉ có vi xử lý Snapdragon 615. Cùng lúc, Xiaomi mang Snapdragon 616 lên chiếc Redmi 3 có giá chỉ… 100 USD.
Rõ ràng là Samsung không muốn hạ giá các mẫu đầu bảng của mình, nhưng nếu như gã khổng lồ Hàn Quốc thực sự muốn tạo ra một chiếc smartphone có tỷ lệ hiệu năng/giá thành tương tự như Xiaomi, Samsung có tiềm năng để đè bẹp các đối thủ. Hãy nhớ rằng Samsung là công ty duy nhất có khả năng tự sản xuất gần như toàn bộ các linh kiện smartphone. Bất kỳ nhà sản xuất nào khác đều sẽ phải mua màn hình từ LG, Samsung hoặc Sharp; mua chip do Qualcomm thiết kế (và Samsung hoặc TSMC sản xuất); module camera từ Sony hoặc Samsung; pin từ LG Chem, Sony hoặc Samsung… Cuối cùng, Foxconn hoặc Inventec sẽ đóng vai trò lắp ráp. Tất cả những cái tên kể trên đều muốn thu lợi nhuận từ phần của mình trong chuỗi cung ứng, và bớt được một tên tuổi cũng sẽ giúp lợi nhuận tăng đáng kể.
Nếu muốn, Samsung có thể hất cẳng tất cả các công ty khác trên chuỗi cung ứng. Khi phần lớn các nhà sản xuất phải mua SoC từ Qualcomm, Qualcomm vẫn phải thuê bộ máy chế tác của Samsung, chưa kể chính Samsung cũng có dòng chip Exynos của riêng mình. Trên các lĩnh vực màn hình, RAM, bộ nhớ, camera và pin, Samsung thuộc top đầu của thế giới. Khi hợp nhất chuỗi cung ứng và tạo ra một chiếc smartphone gần như 100% là Samsung, gã khổng lồ Hàn Quốc sẽ tạo ra một mẫu đầu bảng có giá thành hấp dẫn hơn nhiều so với các đối thủ.
Chưa đoàn kết
Câu hỏi lớn là liệu Samsung có muốn (và có nên) làm như vậy. Bộ phận sản xuất smartphone của Samsung có vị thế rất lớn, nhưng bộ phận sản xuất linh kiện cũng không kém cạnh. 2 bên đang nhìn nhận nhau một cách độc lập. Mảng linh kiện của Samsung bán sản phẩm với giá thành ngang mức thị trường cho mảng di động. Đó là lý do vì sao Samsung đã từng thắng lớn với chip Exynos 7420 của năm ngoái, năm nay lại trở lại dùng chip của Snapdragon. Đơn giản là Samsung Mobile không có động lực kinh tế nào để chuyển sang sử dụng chip do Samsung sản xuất cả.
Chiến lược này không hẳn là vô lý. Các mảng gia công chip, bộ nhớ, module camera… của Samsung đạt thành công vượt trội trên thị trường. Bạn gần như chắc chắn sẽ không thể mua được một chiếc smartphone không có phần của Samsung, bất kể là thương hiệu nào. Khi mua Galaxy S7 không sử dụng chip Exynos, bạn vẫn đang mua một chiếc smartphone có chip do Samsung trực tiếp sản xuất. Khi mua dòng sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với dòng Galaxy S là iPhone, bạn rất có thể vẫn đang mua smartphone có sử dụng chip do Samsung gia công. Một nửa số SoC A9 trên iPhone 6s/6s Plus là do Samsung sản xuất; tỷ lệ này trên các đời iPhone cũ có thể còn cao hơn nữa.
Do đó, trong khi Samsung có thể tạo ra một mẫu đầu bảng giá rẻ hơn nữa bằng cách hợp nhất 2 mảng di động và mảng linh kiện (hoặc ít nhất là ép buộc 2 bên giao dịch với mức giá có lợi cho smartphone Galaxy), kịch bản này sẽ không có lợi cho mảng linh kiện. Mù quáng theo đuổi một thị trường đã bão hòa và ngày càng gay gắt như smartphone rõ ràng là không hợp lý, nhất là khi bàn phím sản xuất linh kiện của Samsung đang dần trở thành nguồn thu chủ chốt và ổn định nhất của công ty. Tiếp tục giữ tình thế của ngày nay có lẽ là hợp lý hơn cả, đặc biệt là khi thị trường smartphone đã khó khăn tới mức ngay cả Apple cũng gặp suy thoái.
Cái chết của những mẫu đầu bảng 600 đô
Khi thị trường khó khăn và khái niệm smartphone trở nên tầm thường, chắc chắn giá bán trung bình của smartphone sẽ ngày càng giảm hơn nữa. Giá smartphone trong nhiều năm qua đã không thay đổi nhiều, nhưng trước đó giá thành PC desktop và laptop đều đã đi từ chỗ "chỉ dành cho người giàu" trở thành "dành cho tất cả mọi người". Khi Xiaomi, OnePlus cùng nhiều hãng khác nhảy vào phân khúc đầu bảng với những sản phẩm mang tính chất phá giá, có lẽ càng ngày những chiếc smartphone giá trên 400 USD sẽ càng khó bán hơn.
Trong số các ông lớn của thị trường smartphone, Xiaomi vẫn đang đi đầu trong cuộc đua đầu bảng giá rẻ. Apple có lợi thế về thương hiệu, hệ điều hành và hệ sinh thái ứng dụng, dịch vụ để sống sót qua cuộc chiến giá rẻ. Điều này khiến cho các tên tuổi đi đầu khác, mà điển hình là Samsung, đứng trước nguy cơ để mất vị thế của ngày hôm nay.
Từ góc nhìn của người tiêu dùng, giá càng rẻ thì chúng ta càng có lợi. Nhưng điều đó cũng sẽ đe dọa tới sự tồn tại lâu dài của các nhà sản xuất và cả thị trường nói chung, do đó, họ sẽ phải sớm tìm cách để có thể thích nghi với tiêu chuẩn "đầu bảng" của thời đại mới.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Máy rút tiền ATM dễ dàng bị hacker khống chế?

Hầu hết ATM trên thế giới đều có thể bị truy cập trái phép và trục lợi do việc sử dụng phần mềm không an toàn và lỗi thời, lỗi cấu hình mạng và thiếu an toàn vật lý ở nhiều phần quan trọng của ATM.
Mối đe dọa lớn nhất với người dùng và chủ thẻ ATM trong nhiều năm từng là skimmer – thiết bị đặc biệt được gắn vào ATM để đánh cắp dữ liệu từ thẻ ngân hàng. Nhưng ngày nay kẻ xấu đã có thêm các thủ thuật khác khiến ATM gặp nhiều nguy hiểm hơn.
Ảnh minh họa: interenet.
Trong năm 2014, các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab phát hiện Tyupkin – một trong những ví dụ điển hình về phần mềm độc hại sử dụng cho ATM được nhiều người biết đến. Năm 2015, chuyên gia của công ty đã vạch trần nhóm Carbanak, có khả năng trục lợi từ ATM thông qua cơ sở hạ tầng yếu kém của ngân hàng. Các cuộc tấn công thường khai thác nhiều điểm yếu thường gặp trong công nghệ ATM và cơ sở hạ tầng hỗ trợ chúng. Và đây chỉ là bề nổi của tảng băng.
Chuyên gia tại Kaspersky Lab đã thực hiện nghiên cứu trên các cuộc tấn công thực và kết quả đánh giá bảo mật tại một số ngân hàng quốc tế.

Những vấn đề về phần mềm
Tất cả ATM là máy tính chạy trên hệ điều hành phiên bản cũ như Windows XP. Điều này khiến chúng dễ bị tấn công bằng phần mềm độc hại và bị khai thác. Trong phần lớn trường hợp, phần mềm đặc biệt cho phép PC tương tác với hệ thống ngân hàng và phần cứng, xử lý tiền mặt và thẻ tín dụng, dựa trên chuẩn XFS. Đây là một đặc điểm kỹ thuật công nghệ khá cũ và không an toàn, ban đầu được tạo ra để tiêu chuẩn hóa các phần mềm máy ATM, để nó có thể làm việc trên bất kỳ thiết bị của bất kì nhà sản xuất nào.
Vấn đề là đặc điểm kỹ thuật của XFS không đòi hỏi ủy quyền cho các lệnh nó xử lý, có nghĩa là bất kỳ ứng dụng được cài đặt máy ATM đều có thể ra lệnh cho bất kỳ đơn vị phần cứng khác, bao gồm cả đầu đọc thẻ và máy rút tiền. Nhờ đó phần mềm độc hại lây nhiễm thành công máy ATM, nhận được khả năng gần như không giới hạn về kiểm soát ATM: nó có thể biến phím nhập PIN và đầu đọc thẻ vào một skimmer "bản địa" hay chỉ là lấy toàn bộ số tiền được lưu trữ trong các máy ATM theo lệnh của hacker.
An toàn vật lý
Trong nhiều trường hợp được các nhà nghiên cứu tại Kaspersky Lab ghi nhận, tội phạm mạng không cần dùng phần mềm độc hại để lây nhiễm ATM hoặc mạng lưới ngân hàng của nó. Nguyên nhân là do bản thân máy ATM thiếu an toàn vật lý – vấn đề thường gặp ở thiết bị này. ATM thường được xây dựng và cài đặt theo cách mà bên thứ 3 dễ dàng xâm nhập vào máy tính của ATM hoặc cáp mạng kết nối máy với Internet. Bằng cách đạt được quyền truy cập vào ATM, tội phạm mạng có thể cài đặt máy vi tính đặc biệt được lập trình (gọi là hộp đen) bên trong máy ATM, cung cấp cho những kẻ tấn công truy cập từ xa vào máy ATM; hoặc kết nối ATM  đến trung tâm xử lý giả mạo.
Trung tâm xử lý giả mạo là máy chủ thực hiện dữ liệu thanh toán và giống hệt với máy chủ của ngân hàng mặc dù thực tế nó không thuộc về ngân hàng. Một khi máy ATM được kết nối với một trung tâm xử lý giả mạo, những kẻ tấn công có thể phát hành bất kỳ lệnh mà chúng muốn. Và máy ATM sẽ tuân theo.
Có thể bảo vệ kết nối giữa ATM và trung tâm xử lý bằng nhiều cách. Chẳng hạn như sử dụng phần cứng hoặc phần mềm mã hóa VPN, SSL/TLS, tường lửa hoặc xác thực MAC được thực hiện trong giao thức xDC. Tuy nhiên, những biện pháp này không thường được sử dụng, tội phạm mạng không cần phải giả mạo phần cứng, chúng chỉ cần khai thác những điểm thiếu an toàn trong mạng lưới liên lạc giữa máy ATM và hệ thống ngân hàng.
Cách ngăn chặn việc trục lợi từ ATM
Kaspersky cho biết cho dù nhà cung cấp có cố gắng phát triển máy ATM với nhiều chức năng có tính bảo mật cao thì nhiều ngân hàng vẫn sử dụng mô hình thiết bị cũ thiếu an toàn và việc này khiến họ thiếu chuẩn bị khi tội phạm mạng đe dọa sự an toàn thiết bị của họ..
Mặc dù những vấn đề bảo mật được liệt kê ở trên có khả năng ảnh hưởng rất nhiều đến máy ATM trên khắp thế giới nhưng không có nghĩa tình trạng này không thể thay đổi. Nhà sản xuất máy ATM có thể giảm nguy cơ tấn công vào máy rút tiền bằng cách áp dụng các biện pháp dưới đây.
Đầu tiên là xem xét lại tiêu chuẩn XFS, tập trung vào sự an toàn và đưa xác thực 2 yếu tố giữa thiết bị và phần mềm hợp pháp. Việc này sẽ giúp giảm khả năng rút tiền trái phép bằng trojan và đoạt quyền kiểm soát trực tiếp trên máy ATM của kẻ tấn công.
Thứ hai, thực hiện các biện pháp xác thực để loại bỏ khả năng tấn công qua trung tâm xử lý giả mạo.
Thứ ba, thực hiện bảo vệ mật mã và kiểm soát toàn vẹn trên dữ liệu được truyền giữa các đơn vị phần cứng và máy tính bên trong máy ATM.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com