Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2015

Những quyết định quan trọng của apple

Jobs là người đồng sáng lập Apple và cũng là người đưa công ty này trở thành kẻ khổng lồ hùng mạnh nhất. Điều đó có nghĩa là ông luôn phải đưa ra những quyết định khó khăn và nhiều quyết định chính bản thân ông cũng không dám chắc là mình hoàn toàn đúng.


Steve Jobs nổi tiếng là người táo bạo và sự thành công luôn song hành với tính liều lĩnh. Trong cuốn sách “Becoming Steve Jobs: The Evolution of a Reckless Upstart into a Visionary Leader”, hai tác giả đã tổng kết 10 quyết định liều lĩnh nhất Steve từng thực hiện và nhiều quyết định trong đó đem đến hệ quả không như mong đợi.
1. Thuê John Sculley.









Jobs đưa ra rất nhiều quyết định tuyển dụng không hiệu quả nhưng vụ đặt cước lớn nhất của ông chính là vào John Sculley. Jobs thuyết phục Sculley gia nhập Apple năm 1983 và tin rằng Sculley có thể giúp ông dẫn dắt công ty. Nhưng trái với kỳ vọng của Jobs, kinh nghiệm của Scully tại PepsiCo chẳng hỗ trợ được nhiều tại một công ty như Apple.
2. Khi ông cố gắng sa thải Sculley nhưng không thành công, cả hội đồng quản trị quay lưng lại với Jobs










Khi mối quan hệ giữa Jobs và Sculley không được như mong đợi, Jobs quyết định sa thải Sculley. Ông nói với người tin cẩn nhất của mình về việc hất cẳng Sculley khi ông này đang ở Trung Quốc. Nhưng Giám đốc của Apple tại châu Âu, Jean-Louis Gassee đã phản bội Jobs và cả hội đồng quản trị quay lưng về phía ông.
3. Đoạn phim quảng cáo cho máy tính Mac do Steve viết chỉ được phát duy nhất một lần









Mẩu quảng cáo “1984” của Apple có thể là một trong những đoạn quảng cáo nổi tiếng nhất trong lịch sự. Jobs không để cho cả hội đồng quản trị của Apple xem đoạn quảng cáo đó cho đến khi nó được đăng trên Super Bowl năm 1984 và khiến cả hội đồng vô cùng hoảng hốt. Cuối cùng họ đã làm mọi cách để chặn không có đoạn quảng cáo ấy xuất hiện thêm một lần nào nữa trên truyền hình.
Đoạn quảng cáo có nội dung: “Vào ngày 24 tháng 1, công ty Máy tính Apple sẽ giới thiệu Macintosh và bạn sẽ thấy lý do vì sao 1984 sẽ không giống “1984”.
4. Jobs đưa ra giá của chiếc máy Mac đầu tiên quá cao










Mặc dù chiếc máy tính Mac đầu tiên được các nhà phê bình đánh giá cao nhưng doanh thu của nó lại không được như mong đợi. Có lẽ bởi vào thời điểm đó 1.195 USD cho một chiếc máy tính là một mức giá khó chấp nhận.
5. Jobs ngầm chống lại CEO lúc bấy giờ của Apple









Khi Steve Jobs quay trở lại Apple sau khi quản lý một công ty máy tính khác do chính ông sáng lập có tên NeXT, Gil Amelio đang làm CEO của Apple lúc bấy giờ. Công ty lúc này đang rơi vào thời kỳ suy thoái và Jobs không hề đánh giá cao gã CEO này.
Để tỏ thái độ không hài lòng, Jobs bán tất cả cổ phần Apple ngoại trừ cổ phần ông có nhờ việc bán NeXt cho Apple mà không hề nói với ai. Vì còn giữ cổ phần nên ông vẫn có quyền tham dự vào các cuộc họp thường niên của Apple. Trong những lần đó, ông đều bỏ phiếu “không tín nhiệm” cho Amelio khiến vị CEO này cảm thấy mình bị đâm sau lưng.
6. Thay thế toàn bộ ban giám đốc khi quay trở lại Apple









Quyết định đầu tiên của Jobs khi quay trở lại làm CEO là thay thế hầu hết tất cả ban giám đốc của Apple. Ông tin rằng họ phải chịu trách nhiệm phần nào cho những vấn đề của Apple trong thời gian Amelio nắm quyền.
7. Từ chối hỗ trợ Adobe Flash cho iPhone và iPad









Jobs từ chối hỗ trợ Adobe Flash trên iPhone và iPad. Ông tỏ ra tức giận bởi đồng sáng lập Adobe John Warnock tỏ ra ủng hộ các sản phẩm của Microsoft. Đây là một vụ đặt cược lớn vì hầu hết các nội dung đa phương tiện trên các trang Web lúc đó đều chạy bằng Flash.
8. Tạo ra chiếc điện thoại màn hình cảm ứng đầu tiên









Ngày nay, một chiếc điện thoại màn hình cảm ứng là một điều quá phổ biến nhưng vào năm 2007 đó là cả một cuộc cách mạng. Mọi người đều sử dụng bàn phím vật lý trước khi iPhone ra đời. Apple đã tạo ra một bước nhảy vọt khi cho ra mắt một chiếc điện thoại hoàn toàn cảm ứng.
9. Phản đối hãng viễn thông AT&T khi hãng này muốn kiểm soát mọi thứ









Apple đã cố gắng xây dựng một thỏa thuận với hãng viễn thông Verizon nhưng bất thành bởi hãng viễn thông này không muốn Apple kiểm soát giao diện người sử dụng. Một hãng viễn thông khác là AT&T cuối cùng đã đồng ý hợp tác với Apple nhưng để đạt được điều đó Apple đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình thuyết phục. Jobs tin tưởng rằng mình phải nắm quyền kiểm soát giao diện người sử dụng nhiều hơn để biến iPhone thành một cú “hit”.
10. Chiếc iPhone đầu tiên có rất nhiều lỗi khi được trình diễn demo









Khi Steve Jobs trình diễn demo chiếc iPhone đầu tiên, nó vẫn còn rất nhiều lỗi, rất nhiều lỗ hổng và chưa được thử nghiệm gát gao. Nhưng hãng AT&T tỏ ra thiếu kiên nhẫn vì vậy Jobs buộc phải đưa sản phẩm này ra trình diễn.
Nguồn tin từ : muasim.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét