Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Chỉ số về công nghệ thông tin hà nội luôn đứng sau Đà Nẵng và TPHCMm

Ngành công nghiệp CNTT Hà Nội năm 2014 được đánh giá là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Tuy nhiên, trong các chỉ số phát triển, Hà Nội luôn “bám đuôi” Đà Nẵng và TPHCM.
Trong các chỉ số về CNTT, Hà Nội luôn lép vế so với Đà Nẵng và TPHCM.
Theo báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT Việt Nam 2014 (Vietnam ICT Index), chỉ số sản xuất - kinh doanh CNTT của Hà Nội đứng ở vị trí thứ 5/63 (năm 2013 đứng ở vị trí thứ 6/64) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi đó, Bắc Ninh, Đà Nẵng, TPHCM luôn dẫn trước Hà Nội trong 3 năm qua.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ các doanh nghiệp CNTT tại Hà Nội tổ chức hôm qua tại Sở TT&TT, TS Nguyễn Long, Chủ tịch Hội tin học Việt Nam cho rằng tất cả các số liệu khảo sát đều cho thấy Hà Nội đang tỏ ra thua kém Đà Nẵng và TPHCM về mức độ ứng dụng CNTT cũng như phát triển CNTT.
Theo TS Long, nguyên nhân là bởi vì Hà Nội triển khai chậm hình thành các Khu CNTT tập trung (so với TPHCM, Đà Nẵng) và chưa có cơ chế, chính sách ưu đãi cụ thể. Mặc dù Hà Nội đã kế hoạch chuẩn bị hạ tầng cho 2 khu Sài đồng và Long biên để định hướng cho xu thế gia công phần mềm và dịch vụ CNTT.
Ông Long cho rằng ngoài việc kêu gọi thu hút đầu tư nước ngoài, như Nhật Bản thì cần mở cửa và kêu gọi các doanh nghiệp Hà Nội tham gia đầu tư và tham gia trong Khu CNTT tập trung.
“Cần công bố công khai, minh bạch các cơ chế, chính sách ưu đãi của Hà Nội cho các Doanh nghiệp theo định hướng sản phẩm - giải pháp”, ông Long đề xuất.
Trong báo cáo tình hình phát triển Công nghiệp công nghệ thông tin thành phố Hà Nội, Sở TT&TT cũng thừa nhận việc triển khai dự án Khu Công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm của Thành phố Hà Nội và các dự án Khu CNTT tập trung trên địa bàn còn rất chậm. Chưa có cơ sở đột phá để thu hút đầu tư phát triển ngành công nghiệp CNTT Hà Nội. Thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào lĩnh vực công ngiệp CNTT của thành phố Hà Nội thời gian qua còn rất thấp so với các địa phương khác trong cả nước. Cụ thể, tại các tỉnh Bắc Ninh và Thái Nguyên, Công ty Samsung Electronics Việt Nam đã đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất điện thoại di động với tổng số vốn đầu tư gần 7 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt 26,5 tỉ USD; tại thành phố Hồ Chí Minh, Tập đoàn Intel đã đầu tư nhà máy sản xuất chip với số vốn đầu tư hơn 1 tỉ USD, giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1,8 tỉ USD; tại thành phố Hải Phòng, Công ty LG Electronics Việt Nam đã đầu tư xây dựng tổ hợp nhà máy LG với tổng mức đầu tư 1,5 tỉ USD,…
Sự tham gia phối hợp của doanh nghiệp với Sở TT&TT trong việc thực hiện công tác khảo sát số liệu, thống kê, báo cáo định kì về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp CNTT trên địa bàn Thành phố còn chưa chặt chẽ, chưa có chế tài đối với doanh nghiệp không nộp báo cáo.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho rằng nguồn kinh phí hỗ trợ từ nguồn ngân sách của Thành phố cho phát triển công nghiệp CNTT, phát triển kinh tế tri thức còn rất hạn chế.
Theo số liệu từ Sở TT&TT, năm 2014, có khoảng gần 5.000 doanh nghiệp hoạt động liên quan đến công nghiệp CNTT. Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành công nghiệp CNTT Hà Nội khoảng 12-15%/năm, đóng góp khoảng 12% doanh thu của ngành công nghiệp CNTT cả nước. Doanh thu năm 2014 tăng trưởng 14,3% so với năm 2013.
Tính đến nay, toàn Thành phố có khoảng hơn 3.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử và dịch vụ liên quan với số lượng lao động của doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp thiết kế, chế tạo sản phẩm phần cứng và lắp ráp, gia công sản phẩm phần cứng và doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ công nghiệp phần cứng). Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được đầu tư mạnh mẽ về tài chính và công nghệ nên đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp phần cứng như: Canon, Panasonic, Fujitsu, … Tuy nhiên, nhìn chung hoạt động chủ yếu của ngành công nghiệp phần cứng trên địa bàn Thành phố vẫn là lắp ráp sản phẩm, phụ thuộc nhiều vào việc cung cấp linh kiện từ nước ngoài trong khi công nghệ lõi, công nghệ phụ trợ phát triển còn chậm chưa đáp ứng nhu cầu.
Ảnh
Bắc Ninh, Thái Nguyên đã có nhiều cơ chế mở cửa nên đã thu hút được nhiều doanh nghiệp FDI vào đầu tư.
Trong khi đó, đối với lĩnh vực công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ, số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn Thành phố là hơn 1.500 doanh nghiệp. Tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ năm 2014 đạt khoảng 14,25% so với năm 2013 với doanh thu đạt khoảng 830 triệu USD.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch vụ là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sức cạnh tranh còn thấp ngoại trừ một số doanh nghiệp có quy mô lớn, thương hiệu mạnh, sức cạnh tranh cao trong nước và quốc tế như: FPT Software (đạt chứng chỉ CMMi mức 5); Công ty TNHH Misa, Công ty cổ phần công nghệ Tinh Vân, Công ty cổ phần phần mềm Luvina, Công ty Qsoft Việt Nam, Công ty cổ phần VTC Online, Công ty cổ phần Hòa Bình, Công ty cổ phần VCCrop, Công ty phần mềm và truyền thông VASC, Công ty điện toán và truyền số liệu VDC, … (là những doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMi mức 3).
Tại buổi gặp gỡ, ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội, nhấn mạnh: “Vai trò tham mưu của Sở TT&TT là rất quan trọng, phải lắng nghe ý kiến của DN để biết được chính sách nào là không phù hợp thì nghiên cứu đề xuất để sửa đổi bổ sung. Những chính sách nào còn thiếu thì phải đề xuất với Trung Ương để xây dựng mới. Sở phải lắng nghe và tạo cơ chế 2 chiều, và phải thường xuyên phải gặp gỡ để lắng nghe.
Những chương trình mục tiêu thì cần phải soạn thảo ra và hỏi trực tiếp những người thực hiện, là những doanh nghiệp, họ là những người đưa các chính sách vào cuộc sống. Cho nên cần phải hỏi DN có phù hợp không, có đáp ứng được nguyện vọng của DN không”.
Phó Chủ tịch Hà Nội chia sẻ có doanh nghiệp luôn trăn trở về việc họ có thể đi làm cho Đà Nẵng, cho TPHCM nhưng không thể nào “về” được với Hà Nội.
Tôi là người con của Hà Nội, tôi đi đóng góp cho các tỉnh thành khác được nhưng sao về Hà Nội thì tôi không về được là sao?
Ông Lê Hồng Sơn, Phó Chủ tịch UBND Hà Nội
Theo ông Sơn, con người Hà Nội và Đà Nẵng, TPHCM đâu có khác nhau nhưng do cơ chế và tư duy đã khiến Hà Nội còn thua xa các tỉnh này.
Ông Sơn quyết liệt yêu cầu Hà Nội nhanh chóng phải thay đổi, phải xây dựng thành công dân điện tử. Đây là tiền đề của một xã hội văn minh.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Chiến binh Viettel Mocha dựa vào đâu để "thách đấu" Viber, BeeTalk, Zalo…?

Nhảy vào sân chơi OTT với muôn trùng các đối thủ kỳ cựu, Mocha có những lợi thế riêng mà mà Viettel cần khai thác triệt để mới có thể chiến thắng…
Kỳ thực người ta sẽ thấy hơi thất vọng với Mocha nếu từng kỳ vọng ứng dụng OTT của Viettel này có thể tạo ra bước đột phá mạnh mẽ và khiến các đối thủ khác phải lo sợ. Cảm giác lần đầu dùng thử cho thấy Mocha giống một “chiến binh” non nớt liều lĩnh xung trận hơn, trong khi còn thiếu khuyết quá nhiều thứ so với những “chiến binh” kỳ cựu như Viber, BeeTalk, KaKaoTalk hay Zalo.
Z1-Anh-chinh-So-sanh-Mocha-Viber-Zalo-BeeTalk-LINE-KakaoTalk-OTT.jpg
Mocha còn thiếu khuyết quá nhiều thứ so với những “chiến binh” kỳ cựu như Viber, BeeTalk, KaKaoTalk hay Zalo…
Về chức năng nhắn tin miễn phí thì rất ổn, rất nhạy, bao gồm cả chức năng chat nhóm và gửi tin nhắn thoại. Tuy nhiên đó lại là thành phần rất cơ bản của bất kỳ một ứng dụng OTT nào. Một thành phần cơ bản khác mà Viber, BeeTalk, KakaoTalk, Zalo, LINE hay Tango đều có, trong khi Mocha lại chưa có, đó là gọi điện miễn phí, chưa kể đến gọi điện truyền hình ảnh (video call).
Và chúng ta cũng biết rằng các ứng dụng miễn phí ngày càng sáng tạo ra nhiều kiểu khác nữa để thu hút người dùng trong một thị trường OTT phát triển cực kỳ sôi động. Những ứng dụng như BeeTalk hay Zalo còn có khả bắt sóng “trai xinh, gái đẹp” xung quanh bạn, hoặc nhận biết người bạn nào nào trong danh bạ đang ở gần. Như BeeTalk còn để cho người dùng vẽ tặng bạn bè hay gửi tin nhắn tự tan biến, và như vậy mới đủ hấp dẫn đối với giới trẻ. Với LINE thì ứng dụng này duy trì được một cộng đồng người dùng tương đối khi xây dựng thành công hình ảnh dễ thương với Brown, Cony và các nhân vật sticker khác…
Mặc dù vậy phải thừa nhận không phải cứ càng nhiều tính năng càng hay. Facebook Messenger cũng thuộc loại OTT đơn giản “nhất quả đất”, cũng không có gọi điện hay video call nhưng lại leo rất nhanh lên top đầu các kho ứng dụng. Điểm mấu chốt chỉ là người ta đã quen “chat chit” với hệ thống bạn bè trên Facebook và đương nhiên không ngần ngại tải thêm mô-đun tách rời của Facebook trên điện thoại. Vậy nên bài học dành cho Mocha là thành công phụ thuộc lớn vào khả năng khai thác lợi thế riêng.
Nhưng hiện nay với vị thế ứng dụng OTT của nhà mạng lớn nhất Việt Nam, Mocha đã khai thác được lợi thế đó đến đâu? 5 tin nhắn SMS miễn phí tới các thuê bao di động không dùng Mocha mỗi ngày là điều thú vị nhất nếu người dùng là thuê bao Viettel, nhất là khi việc nhắn tin SMS cũng đơn giản như nhắn một tin Mocha bình thường. Có điều những nỗ lực khác của Mocha Viettel có vẻ chưa đạt hiệu quả.
Tính năng cùng nghe nhạc trên mạng xã hội Keeng.vn nghe qua có vẻ cũng thú vị nhưng thực tế thử nghiệm cho thấy 2 điện thoại cùng chơi một bài hát nhưng lại không đồng bộ về thời gian, máy chạy trước máy chạy sau. Như vậy chắc hẳn chưa tạo được sự… đồng điệu tâm hồn như mong muốn.
Về sticker âm thanh, Mocha có 22 chiếc đầu tiên trong “giới OTT”. Tuy nhiên những sticker như cáo gõ cửa, mèo chào A-lô, trẻ con khóc oe oe, cậu bé hầm hố hay bò vui sướng chưa thực sự đặc sắc và chắc hẳn chưa thể tạo nên sự thích thú... Và chắc chắn sẽ chẳng bao lâu nữa các OTT khác cũng sẽ tung ra sticker âm thanh tương tự.
A1-So-sanh-Mocha-Viber-Zalo-BeeTalk-LINE-KakaoTalk-OTT-Screenshot_2015-04-22-14-47-28.jpg
22 sticker âm thanh của Mocha chưa thực sự đặc sắc và chắc hẳn chưa thể tạo nên sự thích thú...
Từ những cảm nhận dùng thử đầu tiên như trên, không khó để nhìn ra Viettel có thể làm gì ngay để Mocha khai thác được lợi thế của mình và đủ sức chinh phục thị trường OTT.
Đầu tiên, Mocha cần cải thiện khâu đồng bộ khi cùng nghe nhạc.
Thứ hai, Viettel cần xây dựng một hệ thống sticker và sticker âm thanh bản sắc, phong phú hơn. Về cơ bản cái tên Mocha tương tự như một đồ uống cà phê pha nén espresso đi kèm với sữa và bột ca-cao có vẻ đã khá trẻ trung, năng động và dễ nhớ. Đồng thời màu hơi tim tím trong giao diện của Mocha cũng bước đầu làm nên một nhận diện thương hiệu đặc trưng.
Thứ ba, nếu được Viettel nên nhanh chóng đưa thêm vào tính năng gọi điện đi kèm với những khuyến mãi miễn phí hoặc giảm cước. Chức năng này sẽ cạnh tranh trực tiếp được với Viber Out của Viber và khai thác đúng ưu thế của một nhà mạng, nhất là khi tính năng gọi điện của các OTT khác chưa thực sự ổn định.
Và thứ nữa, Mocha nên được mở rộng ra nhiều nền tảng khác nữa chứ không chỉ dừng lại ở iOS và Android, vì các OTT ngày nay đều xuất hiện trên đủ nền tảng kể cả máy tính…
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

3 mạng di động lớn nhất là Viettel, MobiFone, VinaPhone khẳng định không có bất kỳ phương án tăng cước 3G .

3 mạng di động lớn nhất là Viettel, MobiFone, VinaPhone khẳng định không có bất kỳ phương án tăng cước 3G nào, họ chỉ đưa ra thêm các gói cước 3G có dung lượng lớn hơn để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Tăng cước 3G phải trên cơ sở giá thành
Sau khi Báo Bưu điện Việt Nam và GFK công bố khảo sát "Nghiên cứu hành vi của người dùng 3G tại Việt Nam", một số báo đã đưa tin sai lệch về câu hỏi giả định tăng giá 3G, từ đó suy diễn rằng đang có động thái dọn đường cho việc tăng giá cước 3G. Tuy nhiên, cả cơ quan quản lý và các nhà mạng đều khẳng định, không có chuyện tăng cước 3G.
Trả lời câu hỏi về vấn đề tăng cước 3G tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4/2015, do Văn phòng Chính phủ tổ chức ngày 25/4/2014, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho biết, Việt Nam là một trong những nước có cước 3G rẻ nhất. Chúng ta đầu tư rất nhiều hạ tầng, nhưng chưa tăng giá cước. Việc tăng giá là cần thiết để đầu tư chất lượng hạ tầng tốt hơn. Nếu tăng giá theo đúng quy định của pháp luật và tăng giá nhằm góp phần đầu tư nâng cao chất lượng dich vụ tốt hơn thì chúng ta nên ủng hộ, tuyên truyền, giải thích cho người dân thấy rằng cần tăng giá để bảo đảm cho nhà cung cấp dịch vụ có lãi quay trở lại đầu tư cho hạ tầng. Nếu tăng giá do cạnh tranh không lành mạnh, tăng giá không đúng quy định của pháp luật thì rõ ràng là bất hợp lý.
Trước đó, trả lời câu hỏi của phóng viên liệu có chuyện tăng cước 3G nữa hay không? Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết, ngoài các thông tư, quy định về tài chính, kế toán, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá thành, hàng năm doanh nghiệp phải báo cáo giá thành dịch vụ, không phải mãi mãi để 1 giá. Khi số lượng người sử dụng tăng lên, khấu hao hết thì giá thành phải giảm. Bộ sẽ kiểm soát, nếu giá cước cao bất hợp lý thì điều chỉnh giảm, còn nếu chưa đến giá thành thì điều chỉnh tăng, chứ không phải tăng mãi không giảm. Theo quy định là cả tăng cả giảm trên cơ sở giá thành, mặt bằng của thế giới và cung - cầu thị trường.
Cả Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Thứ trưởng Lê Nam Thắng đều khẳng định, không có chuyện tăng cước 3G như mọi người đang suy diễn.
Nhà mạng khẳng định không có chuyện tăngcước 3G
Trước thông tin về chuyện tăng cước 3G đang bàn tán trên mạng, 3 mạng di động lớn là Viettel, MobiFone, VinaPhone khẳng định không có bất kỳ phương án tăng cước 3G nào, họ chỉ đưa ra thêm các gói cước 3G có dung lượng lớn hơn để đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.
Trả lời ICTnews ngày 26/4/2015, ông Nguyễn Đăng Nguyên, Phó Tổng giám đốc MobiFone khẳng định MobiFone chưa nghĩ đến việc tăng cước 3G. “Hiện nhu cầu sử dụng 3G của khách hàng tăng rất mạnh, nhưng xu hướng thoại và SMS lại đang giảm. Chúng tôi đang tập trung đưa ra những gói cước 3G mới có dung lượng lớn hơn và ưu đãi nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày một tăng của khách hàng. Mới đây, MobiFone đã đưa ra gói cước 3G FCU90 với mức 90.000 đồng/tháng được sử dụng 1 GB tốc độ cao. Tốc độ tối đa của tất cả các gói cước: 7,2 Mbps/1,5Mbps (download/upload). MobiFone đang tung ra ưu đãi cho khách hàng được sử dụng gói cước này được sử dụng tới 1,5 GB tốc độ cao.
"Như vậy, gói cước FCU90 có ưu đãi hơn hẳn gói cước FCU70 mà MobiFone đã tung ra từ trước có mức phí là 70.000 đồng/tháng nhưng chỉ có dung lượng 600 MB tốc độ cao. Với các gói cước này, MobiFone sẽ kích cầu người sử dụng dịch vụ 3G nhiều hơn”, ông Nguyễn Đăng Nguyên nói.
Tương tự như MobiFone, đại diện Viettel Telecom cũng khẳng định không có bất cứ phương án nào tăng cước 3G nào, họ đang cơ cấu lại các gói cước và đưa ra thêm một số gói cước mới phù hợp với xu hướng sử dụng 3G của người dùng. Mới đây, Viettel đã tung ra gói cước 3G có mức cước tương tự như gói cước FCU90 của MobiFone và có ưu đãi dung lượng lớn hơn các gói cước 3G chi phí thấp hơn được đưa ra trước đó.
Cùng với MobiFone và Viettel, đại diện VinaPhone khẳng định chưa có bất cứ phương án tăng cước 3G. Khác với Viettel và MobiFone, VinaPhone chưa đưa ra bất kỳ gói cước 3G mới nào gần đây. Giải thích về sự khác biệt này, đại diện VinaPhone cho biết, trước đó VinaPhone đã đưa ra nhiều gói cước 3G với các mức chi phí khác nhau để khách hàng lựa chọn. Ví dụ, khi khách hàng sử dụng gói cước Max100 có dung lượng miễn phí sử dụng ở tốc độ cao là 1,2 GB, sau khi sử dụng hết dung lượng miễn phí ở tốc độ tối đa, tốc độ truy cập sẽ là tốc độ bình thường. Gói cước này cũng tương tự như gói cước chi phí 90.000 đồng/tháng có 1 GB truy cập tốc độ cao.
“Hiện nay, xu hướng dịch vụ 3G tăng nhanh, trong khi đó thoại và SMS sẽ giảm. Trên thế giới xu hướng là các nhà mạng sẽ chỉ tính phí cước dữ liệu mà miễn phí cho thoại và SMS. Việt Nam có lẽ phải đi theo xu hướng này. VinaPhone đã đưa ra nhiều chính sách để kích cầu dịch vụ 3G”, đại diện VinaPhone nói.
Nếu nhìn những động thái của các mạng di động, có thể thấy sẽ không có sự thay đổi về giá cước 3G. Thứ nhất là việc tăng cước chỉ mới diễn ra vào cuối năm 2013; Thứ ha, việc tăng cước phải tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến giá thành, và phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý Nhà nước; Thứ ba, trong xu thế chung là giá dịch vụ viễn thông giảm, thì việc tăng cước (bất kỳ loại dịch vụ viễn thông nào) cũng đều đi ngược lại xu thế. Tuy nhiên, giá cước 3G có thể được điều chỉnh sau khi nhà mạng được cấp phép và triển khai thương mại 4G - mà điều đó thì chưa thể có với các nahf mạng Việt Nam trong một vài năm tới.
Theo kết quả khảo sát "Nghiên cứu hành vi của người dùng 3G tại Việt Nam" do GFK thực hiện cuối năm 2014, trước câu hỏi giả định, nhà mạng của mình tăng giá cước, có đến 71% số người được hỏi cho biết, họ sẽ chuyển sang gói cước rẻ hơn hoặc nhà cũng cấp rẻ hơn nếu nahf mạng mà họ đang dùng tăng cước 3G từ 5% - 10%. 82% người dùng không thay đổi gói cước hoặc nhà cung cấp nếu cước 3G tăng dưới 5%.
Thái Khang 
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Thói quen sử dụng phổ biến của người dùng 3G chủ yếu lướt web và đọc tin tức.

Đọc báo, tìm kiếm thông tin, truy cập mạng xã hội và chat là thói quen sử dụng phổ biến của người dùng 3G với tần suất mỗi ngày ít nhất một lần.
Người dùng 3G thường có thói quen sử dụng dịch vụ để đọc báo/tin tức nhiều nhất.
Người dùng 3G thường có thói quen sử dụng dịch vụ để đọc báo/tin tức nhiều nhất (87%), tiếp sau với thói quen đọc báo, người dùng 3G cũng thường truy cập dịch vụ qua thiết bị di động để lướt web/tìm kiếm thông tin (84%), truy cập mạng xã hội (82%) và chat (74%). Đây là các hoạt động phổ biến khi sử dụng 3G với tần suất mỗi ngày một lần.
Kết quả này được đưa ra trong “Báo cáo dự án nghiên cứu hành vi sử dụng dịch vụ 3G của người dùng Việt Nam năm 2014”. Do báo Bưu điện Việt Nam và Công ty nghiên cứu thị trường Công nghệ và bán lẻ GfK Việt Nam thực hiện trên 576 mẫu nghiên cứu ở ba thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ người dùng 3G ở nhà là thường xuyên nhất (96%), sử dụng khi ở nhà đồng nghiệp/bạn bè/người thân (59%), ngoài trời (49%), nhà hàng/quán ăn (48%) và nơi làm việc (42%).
Lý do khiến người tiêu dùng quyết định sử dụng 3G để có thể truy cập, kết nối mọi lúc mọi nơi chiếm tỷ lệ cao nhất (93%); kế đó là người dùng 3G thay thế cho ADSL hoặc Wi-Fi là 40%; do được gia đình/người thân/bạn bè khuyên sử dụng (33%); thu nhập đủ để chi trả việc sử dụng 3G (33%); cần cho công việc (25%)
Trước khi quyết định sử dụng dịch vụ 3G của nhà mạng nào, người dùng thường tham khảo thông tin dịch vụ từ gia đình/bạn bè/người thân nhiều nhất (90%) và người thân cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ 3G; tiếp theo người dùng mới tham khảo ý kiến của nhân viên bán hàng tại cửa hàng (40%).
Báo cáo của GfK cũng cho thấy: Tiềm năng để phát triển của dịch vụ 3G vẫn còn nhiều bởi tỷ lệ người sử dụng dịch vụ 3G ở cả 3 thành phố lớn còn chưa đạt con số 50%. Người tiêu dùng tin tưởng dịch vụ 3G sẽ phát triển mạnh ở Việt Nam và chất lượng 3G sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
Theo số liệu Cục Viễn thông công bố hồi đầu năm 2015, số liệu thuê bao 3G đang phát sinh lưu lượng của các mạng di động là gần 27,5 triệu thuê bao. Con số này cao hơn gần 8 triệu so với năm 2013 mà Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam mới đưa ra.
Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) cho biết, tổng số thuê bao di động đang phát sinh lưu lượng 3G là gần 27,5 triệu thuê bao. Thế nhưng, theo Sách Trắng CNTT-TT Việt Nam năm 2013, cả nước đã có 19,7 triệu thuê bao 3G, tăng gần 4 triệu thuê bao so với con số 15,696 triệu thuê bao 3G năm 2012. Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều tiêu chí định nghĩa về thuê bao 3G. Với mỗi định nghĩa sẽ có só lượng thuê bao 3G khác nhau.
Các mạng di động khẳng định, năm 2014 cũng là năm đánh dấu sự tăng trưởng mạnh mẽ của thuê bao 3G, nhưng cũng đồng thời có sự sụt giảm lưu lượng thoại và SMS.
Tuy dịch vụ 3G đang bùng nổ tại Việt Nam song ông Thiều Phương Nam, Tổng Giám đốc khu vực Việt Nam, Lào và Campuchia của Qualcomm cho rằng, 3G ở Việt Nam vẫn còn đất phát triển vì số lượng người dùng 3G chưa nhiều. Tại những quốc gia phát triển thì mật độ người dùng 3G lên tới 70-80%. Việt Nam đang là quốc gia có giá dich vụ 3G thấp nhất trên thế giới và chất lượng thì liên tục cải thiện.
Hiện tất cả các doanh nghiệp viễn thông đã mở dịch vụ data mặc định cho các khách hàng bắt đầu sử dụng dich vụ di động. Đại diện VinaPhone và MobiFone cho biết, rất nhiều khách hàng đang sử dụng smartphone nên các nhà mạng này đã mở mặc định dịch vụ 3G cho tất cả SIM bán ra trên thị trường.
Đến nay, data được xem là dịch vụ cơ bản cho các thuê bao di động như thoại và SMS; vì vậy, khách hàng không phải đăng ký sử dụng như trước đây mà có thể dùng ngay sau khi SIM được kích hoạt. Song các nhà mạng cũng khuyến cáo khách hàng nên chọn gói cước phù hợp để kiểm soát chi phí cho hợp lý.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn


MobiFone tăng cường hơn 30 trạm phục vụ lễ hội Đền Hùng .

MobiFone cho biết, để phục vụ cho lễ hội Đền Hùng năm 2015, MobiFone đã khai báo mở rộng, tối ưu các trạm 2G và 3G lên cấu hình tối đa, đồng thời tăng cường hơn 30 trạm phục vụ khu vực lân cận nơi diễn ra lễ hội để phục vụ khách hàng.
Ông Cao Duy Hải, Tổng giám đốc MobiFone (người đứng thứ 4 từ trái sang) đã có buổi gặp gỡ với ông Hà Kế San, Phó Chỉ tịch UBND tỉnh Phú Thọ (người đứng thứ 3 từ trái sang)
“MobiFone đã cử nhân viên trực 24/24h và có các phương án ứng cứu kịp thời khi sự cố xảy ra. Với sự chuẩn bị về nhân lực, kỹ thuật của MobiFone sẽ phục vụ tốt nhu cầu thông tin liên lạc khác của đồng bào về dâng hương dịp giỗ Tổ năm nay. Trong dịp lễ hội Đền Hùng, MobiFone cũng có nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ đến đồng bào cả nước”, ông Cao Duy Hải nói.Ngày 27/4/2015, Ban lãnh đạo MobiFone đã kiểm tra mạng lưới phục vụ lễ hội và dâng hương tại Đền Hùng. Ông Cao Duy Hải, Tổng giám đốc MobiFone cho biết, để phục vụ cho bà con cả nước về Giỗ Tổ Hùng Vương, MobiFone đã thực hiện khai báo mở rộng, tối ưu các trạm 2G và 3G lên cấu hình tối đa. Bên cạnh đó, MobiFone tăng cường hơn 30 trạm thu phát sóng phục vụ khu vực lân cận nơi diễn ra lễ hội nhằm đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt cho đồng bào khi hành hương về Đất Tổ.
" Đã là người Việt Nam thì  đều hướng về đất Tổ và đã là doanh nghiệp lớn thì đều mong muốn đóng góp để xây dựng đất nước. MobiFone là doanh nghiệp Việt Nam nên luôn làm hết mình để góp phần mình cho đất Tổ và đất nước" ông Cao Duy Hải nói.
Trong chuyến kiểm tra chất lượng mạng lưới này, lãnh đạo MobiFone đã gặp gỡ ông Hà Kế San, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ. Ông Hà Kế San cho biết, dự kiến có 6 - 7 triệu người đổ về dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng.
Theo ông Hà Kế San, để ngăn chặn tình trạng ép giá, tăng giá bất hợp lý, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động kinh doanh dịch vụ trong dịp Giỗ Tổ với các dịch vụ thực hiện bình ổn giá như: dịch vụ lưu trú, dịch vụ kinh doanh vận tải hành khách bằng taxi, xe buýt; dịch vụ ăn uống; dịch vụ trông giữ xe. Để đảm bảo an ninh trong thời gian này, Phú Thọ cho lắp hệ thống camera trên các trục giao thông từ Việt Trì đến khu vực Đền Hùng. Các thông tin thu thập từ hệ thống camera sẽ được xử lý tại Trung tâm theo dõi và kịp thời giải quyết ngay khi có sự cố xảy ra.
Theo đại diện Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng, năm nay các mạng di động đã tăng cường mạng lưới nên cho dù đồng bào cả nước hành hương về Giỗ Tổ đông nhưng không xảy ra tình trạng nghẽn mạng.
Ông Phan Quang Thao, Giám đốc Sở TT&TT Phú Thọ cho biết, Sở TT&TT Phú Thọ đã làm việc với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông để tăng cường mạng lưới phục vụ cho Giổ Tổ Hùng Vương. Các mạng di động sẽ tăng cường các xe thu phát sóng lưu động nhằm phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc của đồng bào về giỗ Tổ.
Đoàn MobiFone tổ chức dâng hương tại Đền Hùng 
MobiFone tổ chức nhiều hoạt động quảng bá hình ảnh tại khu vực Đền Hùng.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Thứ Hai, 27 tháng 4, 2015

Chon mua sim rẻ được số đẹp

Bạn đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai và đang có nhu cầu tìm mua sim số đẹp giá rẻ trực tiếp tại Đồng Nai, chúng tôi là Đại Lý chuyên cung cấp sim số đẹp trên Toàn Quốc sẽ đáp ứng được tất cả các nhu cầu về sim số đẹp của bạn tại Đồng Nai nơi bạn đang sinh sống : danh mục kho sim viettel, sim vina, sim mobi, sim năm sinh, sim lộc phát, thần tài tam hoa, tứ quý, taxi hơn 2 triệu số sim cho bạn thỏa sức chọn mua.
mua sim số đẹp giá rẻ
Sử dụng  điện thoại ai cũng muốn chọn mua cho mình một số sim đẹp để sử dụng lâu dài. Sim số đẹp đang là nhu cầu của rất nhiều người sử dụng điện thoại di động, Nó sẽ phục vụ tốt cho công việc  kinh doanh, quan hệ bạn bè, xã hội hàng ngày. Người kinh doanh có sim số đẹp sẽ có được nhiều lợi thế hơn so với đối thủ. nếu bạn đang có nhu cầu mua sim số đẹp giá rẻ để phục vụ mục đích nào đó hãy nhanh tay chọn cho mình một số đẹp như ý. Chúng tôi là một trong những địa chỉ bán sim số đẹp giá gốc uy tín, đã phục vụ nhu cầu sử dụng sim số đẹp của khách hàng trên toàn quốc .
- Bạn muốn mua sim số đẹp với giá rẻ, có thể thực hiện theo các bước sau:
- Lựa chọn sim số đẹp trên kho số của chúng tôi. Hãy sử dụng công cụ tra cứu sim số đẹp để lựa chọn được số sim đẹp giá rẻ phù hợp nhất.
- Liên hệ trực tiếp với chúng tôi để đặt mua sim hoặc sử dụng chức năng đặt mua sim trên website : muasim.com.vn
- Chúng tôi sẽ liên hệ lại với bạn để xác nhận việc đặt mua sim của bạn là chính xác.
- Chúng tôi sẽ giao sim cho bạn tại địa chỉ bạn yêu cầu. Bạn chỉ phải thanh toán tiền mua sim khi nhận được sim theo đơn đặt hàng.
Cho dù bạn ở đâu trên mọi miền tổ quốc, chỉ cần chiếc máy tính kết nối internet hay một chiếc điện thoại kết nối GPRS hoặc 3G bạn đã có ngay cả kho sim số đẹp giá rẻ trực tuyến trên mạng thông qua website ( muasim.com.vn )
Đến với chúng tôi là bạn tim được đúng  Đ/C tin cậy để chọn mua sim số đẹp giá rẻ, Tất cả các sim bán ra thị trường đều được chung tôi đăng ký kích hoạt và tên chính chủ, để đảm bảo quyền sử dụng sim vĩnh viễn cho khách hàng, ngoài ra trên website còn tích hợp sẵn công cụ tra cứu xem phong thủy cho sim giúp bạn kiểm tra số sim mà mình lựa chọn, có hợp mệnh, hợp tuổi để thuận lợi trong công việc  hay cuộc sống. (Thú chơi sim đẹp bình phong thủy  -  Lộc tài phát tựa bát ngựa phi ! )
Nguồn tin từ : muasim.com.vn

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu ATM phải đủ tiền trong dịp nghỉ lễ

Trong dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5, các tổ chức tín dụng, đơn vị liên quan cần đảm bảo hệ thống ATM hoạt động thông suốt, đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của người dân.









Vào các dịp nghỉ lễ, Tết, nhu cầu rút tiền tại acsc trạm ATM luôn tăng cao. Ảnh Internet.


Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ra văn bản số 2910 yêu cầu các đơn vị trực thuộc, các tổ chức tín dụng thực hiện nhiệm vụ trong dịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5.
Theo đó, trong thời gian nghỉ lễ, Cục Công nghệ Tin học Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các tổ chức tín dụng nếu cần thiết có các phương án tổ chức hoạt động hệ thống thanh toán liên ngân hàng, không để ách tắc, gián đoạn nhu cầu thanh toán trong nền kinh tế.
Các tổ chức tín dụng có phương án kinh doanh và bố trí cán bộ trực đảm bảo chất lượng dịch vụ, kịp thời xử lý tình huống phát sinh, đáp ứng nhu cầu giao dịch của người dân; đảm bảo an toàn, hoạt động thông suốt của hệ thống ATM để đáp ứng nhu cầu rút tiền mặt của người dân; bố trí đảm bảo đủ ngoại tệ, tiền đồng cho các phòng giao dịch thu đổi ngoại tệ, đáp ứng tốt nhu cầu đổi tiền của khách du lịch trong dịp nghỉ lễ.
Trong những ngày nghỉ lễ, nếu có sự việc phát sinh, tùy theo tính chất, mức độ sự việc, các đơn vị phải kịp thời chủ động xử lý, đồng thời báo cáo ngay Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước để kịp thời chỉ đạo, giải quyết.
Nguồn tin từ : muasim.com.vn

Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2015

Vì sao đứt cáp quang ở biển mà mạng 3g vẫn ổn định ?

Trong thông báo mới nhất về công tác khắc phục sự cố của tuyến cáp quang biển quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương (Asia America Gateway - AAG), ông Bùi Quốc Việt, Giám đốc Trung tâm Thông tin và Quan hệ công chúng của VNPT cho biết: ‘VNPT đã nỗ lực triển khai các phương án định tuyến, kết nối với các đối tác quốc tế để khách hàng dùng Internet không bi ảnh hưởng bởi sự cố cáp quang biển’.
Cáp quang đứt
Nhìn chung mạng vẫn ổn định sau khi sự cố xảy ra
Theo đại diện VNPT, kể từ ngày hôm qua (24/4), VNPT sẽ tiếp tục làm việc với các đối tác quốc tế mở thêm 100 Gbps Backbone ứng cứu trên hệ thống ALU mới đầu tư để lưu thoát lưu lượng, đảm bảo chất lượng ổn định cho người sử dụng Internet.
Không những vậy, đơn vị chủ quản khi phát hiện ra sự cố đã khẩn trương mở thêm 20Gbps băng thông từ Việt Nam đi Hong Kong trên tuyến cáp đi qua đất liền Trung Quốc, đồng thời làm việc với đối tác Google mở thêm các kênh giúp người dùng vẫn có tốc độ lướt web ổn định.
Cáp quang đứt
Vẫn đảm bảo dung lượng
Có vẻ như, sau nhiều sự cố đứt cáp, nhiều kinh nghiệm đã được rút ra, sự cố đã lường được trước vì vậy sự chuẩn bị cũng hết sức kỹ càng. Nhờ vậy mà trong lần đứt cáp lần này, tốc độ mạng đi quốc tế nhìn chung vẫn ổn định, không như những lần đứt cáp trước.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

"Mạng 4G LTE đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu, bạn có thấy kích thích.


Tại hội thảo quốc tế 4G LTE khai mạc vào sáng nay (26/3) tại Hà Nội, Thứ trưởng bộ Thông tin và Truyền thông đã nói về kế hoạch triển khai, cấp phép khai tháng mạng tốc độ cao này.

Theo đó, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết Việt Nam sẽ triển khai mạng 4G trong năm 2015 và sẽ được cấp phép, đưa vào sử dụng, khai thác từ năm 2016. Đây là một thông tin rất được nhiều người mong chờ bởi 4G hiện đã được triển khai nhiều nước trong khu vực nhưng Việt Nam vẫn chưa có. Ngoài ra, dân mạng cũng đang mong đợi được lướt mạng di động ‘vi vu’ trên smartphone, máy tính bảng của mình.
Mạng 4G của Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng phát biểu tại hội thảo
Hội thảo lần này do Hiệp hội Internet Việt Nam phối hợp với Tập đoàn IDG tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Thông tin và Truyền thông với chủ đề ‘Quy hoạch tổng thể, tối ưu hóa công nghệ, đa dạng hóa dịch vụ hướng tới đồng nhất công nghệ 4G tại tiểu vùng sông MeKong’.
Mạng 4G của Việt Nam
Hội thảo diễn ra vào ngày hôm nay (26/3)
Chia sẻ tại hội thảo, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết: "Mạng 4G LTE đang phát triển nhanh chóng trên toàn cầu. Với ưu thế vượt bậc về khả năng cung cấp các dịch vụ truy nhập tốc độ cao, cùng với xu hướng dần phổ cập các thiết bị đầu cuối, có thể khẳng định mạng 4G LTE sẽ là xu hướng phát triển chủ đạo của viễn thông thế giới trong thời gian tới, Tuy nhiên, triển khai 4G tại Việt Nam sao cho hiệu quả, bền vững là một vấn đề cần được nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng"
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Qúa trình phát triển về mạng 2G,3G,4G

Mạng 2G
Đây là thế hệ mạng di động thứ 2, với tên gọi đầy đủ là hệ thống thông tin di động toàn cầu (Global System for Mobile Communications; viết tắt: GSM). Công nghệ này có khả năng phủ sóng rộng khắp, giúp người dùng có thể sử dụng điện thoại nhiều vùng trên thế giới.
GSM là mạng điện thoại di động có thiết kế gồm nhiều tế bào (cell) hay hiểu đơn giản hơn là các trạm thu phát sóng, do đó, các máy điện thoại di động kết nối mạng bằng cách tìm kiếm các trạm thu phát sóng gần nó nhất.
điện thoại phổ thông nokia dùng mạng 2g
Các thiết bị di động phô thông hoạt động trên mạng 2G để thực hiện các chức năng nghe, gọi, nhắn tin cơ bản
Mạng 2G chia làm 2 nhánh chính: nền TDMA (Time Division Multiple Access) và nền CDMA cùng nhiều dạng kết nối mạng tuỳ theo yêu cầu sử dụng từ thiết bị và từng quốc gia.
Ưu điểm:
*  Cải thiện được chất lượng cuộc gọi, tín hiệu và tốc độ so với thế hệ trước.
*  Mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí
*  Cung cấp tin nhắn dạng SMS
*  Thiết bị nhỏ gọn hơn

2. Mạng 3G
Mạng 3G (Third-generation technology) là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động, cho phép truyền cả dữ liệu thoại (nghe, gọi, nhắn tin thông thường) và ngoài thoại như: tải dữ liệu, gửi Email, tin nhắn nhanh, hình ảnh...Điểm mạnh 3G so với công nghệ trước là cho phép truy cập internet, sử dụng các dịch vụ định vị toàn cầu GPS, truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau.
Tốc độ 3G
Bạn thường thấy những thông số kỹ thuật của máy: “Tốc độ 3G: HSDPA, 42 Mbps; HSUPA, 5.76 Mbps”. Vậy chúng nghĩa là gì và ảnh hưởng gì đến trải nghiệm của bạn trên thiết bị di động?
Tốc độ 3G là tốc độ truyền và tải dữ liệu (tin nhắn, cuộc gọi, hình ảnh, video…). Tốc độ càng cao nghĩa là thời gian truyền tải dữ liệu càng nhanh, dung lượng dữ liệu càng lớn.
ứng dụng mạng 3g
Tốc độ 3G chuẩn của một số mạng di động tại Việt Nam là 21Mbps và đang được cải tiến, nâng cao lên 42 Mbps. Do đó, người dùng 3G sẽ có thể xem phim, clip, nghe nhạc và lướt web nhanh hơn. Trong đó:
HSDPA (High-Speed Downlink Packet Access): gói đường truyền tải xuống tốc độ cao, cho phép tốc độ tải dữ liệu về máy tối đa đạt đến 42 Mbps, tương đương với tốc độ đường truyền ADSL (1 giây có thể up xong 1 bản MP3 dung lượng 5MB
HSUPA (High-Speed Uplink Packet Access): gói đường truyền tải lên tốc độ cao, cho phép tốc độ tối đa đạt 5.76 Mbps
Đa số các thiết bị smartphone, máy tính bảng hiện nay đều hỗ trợ tốc độ 3G tối đa của HSDPA và HSUPA.
mạng 3g
Công nghệ 3G được các nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn trên thế giới xây dựng thành 4 chuẩn chính:
W-CDMA: Là nền tảng của chuẩn UMTS, Sử dụng băng rộng để có tốc độ cao hơn và hỗ trợ nhiều người dùng hơn mạng 2G, được sử dụng ở Châu Âu và một phần châu Á, trong đó có Việt Nam.
CDMA 2000: Một chuẩn 3G quan trọng, là thế hệ kế tiếp của các chuẩn 2G CDMA và IS-95. CDMA 2000 cung cấp tốc độ dữ liêu từ 144 kbit/s tới trên 3 Mbit/s.
TD-CDMA: Được phát triển trền nền tảng chuẩn UTMS. Đây là một chuẩn thương mại áp dụng hỗn hợp của TDMA và CDMA nhằm cung cấp chất lượng dịch vụ tốt hơn cho dữ liệu đa phương tiện kể cả âm thanh, hình ảnh.
TD-SCDMA: Một chuẩn khác dựa trên nền tảng chuẩn UTMS, đang được phát triển tại Trung Quốc, nhằm mục đích như là một giải pháp thay thế cho W-CDMA.
Ưu điểm:
*  Cải thiện được chất lượng cuộc gọi, tín hiệu và tốc độ so với thế hệ trước.
*  Truy cập Internet tốc độ cao kể cả khi di đang chuyển.
*  Cùng với sự bùng nổ smartphone, kết nối 3G cho phép người dùng truy cập vào thế giới nội dung đa phương tiện phong phú bao gồm nhạc, phim, hình ảnh chất lượng cao.
*  Kết hợp với các ứng dụng nhắn tin OTT như Viber, Skype, Zalo, Line…, 3G giúp người dùng có thể online, trò chuyện mọi lúc mọi nơi với chi phí rẻ hơn rất nhiều so với dạng tin nhắn SMS truyền thống.

3. Mạng 4G (so sánh với thế hệ trước, nhân dạng)
4G, hay 4-G, viết tắt của fourth-generation, là công nghệ truyền thông không dây thứ tư, cho phép truyền tải dữ liệu với tốc độ tối đa trong điều kiện lý tưởng lên tới 1 cho đến 1,5 Gb/giây. Tên 4G do IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) đặt ra để diễn đạt ý nghĩa rằng công nghệ này vượt trội hơn so với 3G.
mạng 4g
Công nghệ 4G được hiểu là chuẩn tương lai của các  thiết bị không dây, cho phép người sử dụng có thể tải và truyền lên hình ảnh động chất lượng cao. Hiện thế giới đang tồn tại 2 chuẩn công nghệ lõi của mạng 4G là WiMax và Long Term Evolution (LTE), mỗi công nghệ đều sử dụng một dải băng tần khác nhau.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Ưu đãi và điều kiện sử dụng của gói cước học sinh viettel.

Hi School là gói cước trả trước dành cho đối tượng khách hàng là học sinh. Với thông điệp “Đồng hành cùng tuổi xanh”, Hi School sẽ thay Viettel đồng hành cùng các bạn học sinh trong suốt quá trình học tập, giao lưu và xây dựng hành trang cho cuộc sống.
Các ưu đãi đặc biệt của gói cước
- Mức cước thoại và nhắn tin rẻ nhất trong số các gói cước trả trước.
- Được đăng ký mặc định và miễn phí cước thuê bao gói data tốc độ cao. Mỗi tháng Viettel tặng khách hàng 30 MB lưu lượng miễn phí với điều kiện tháng trước thuê bao có nạp ít nhất 01 thẻ nạp không phân biệt mệnh giá và hình thức (sau khi truy cập hết 30MB, cước vượt lưu lượng 25 đ/50 KB).
- Đăng ký Mimax hoặc MimaxSV chỉ với 50.000 đ/tháng
- Được giảm 50% cước thuê bao của 3 dịch vụ: nhạc chờ Imuzik; chữ ký cuộc gọi Isign; sách điện tử Anybook.
- Ưu đãi đăng ký gói SMS400.
- Học sinh được truy cập trang ViettelStudy.vn để học tập với user đăng nhập là số điện thoại.
Điều kiện đăng ký và sử dụng:
- Khách hàng chỉ cần có CMND nằm trong độ tuổi từ 14-18 tuổi.
- Không giới hạn thời gian sử dụng:
  + Trong vòng 2 tháng (60 ngày), thuê bao phải phát sinh ít nhất 1 trong các giao dịch: nạp thẻ, phát sinh cuộc gọi đi có cước, tin nhắn đi có cước hoặc phát sinh lưu lượng Mobile Internet.
  + Nếu trong vòng 60 ngày, thuê bao không phát sinh một trong các giao dịch trên thì thuê bao sẽ bị chặn chiều gọi đi. Để khôi phục lại chiều gọi đi, khách hàng phải nạp thêm tiền vào tài khoản.
  + Thời hạn chờ nạp tiền: 10 ngày
 + Sau thời hạn chờ nạp tiền, nếu khách hàng không nạp thẻ khôi phục lại hoạt động, Viettel Telecom sẽ thu hồi lại số.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Nhà mạng nhắn tin cảnh báo về hiện tượng lừa đảo đến các thuê bao.

Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao vừa có công văn nhờ các nhà mạng nhắn tin cảnh báo hiện tượng giả mạo số điện thoại của cơ quan công an yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản để phục vụ công tac điều tra sau đó chiếm đoạt
Nhà mạng nhắn tin cảnh báo về hiện tượng lừa đảo đến các thuê bao
Hôm qua ngày 25/4/2015, nhiều thuê bao di động đã nhận được tin nhắn của nhà mạng với nội dung; “Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thông báo về hiện tượng gần đây một số đối tượng xấu giả mạo số điện thoại của cơ quan công an để lừa đảo yêu cầu người dân chuyển tiền vào tài khoản để phục vụ công tác điều tra sau đó chiếm đoạt. Đề nghị mọi người dân khi phát hiện cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để giải quyết”. Đại diện MobiFone đã lên tiếng xác nhận rằng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã có công văn nhờ nhà mạng nhắn tin cảnh báo  cho người dân về hiện tượng này.
Hiện tượng này được bùng lên từ năm 2014 và đã có nhiều trường hợp bị lừa với những thủ đoạn này. Trung tá Hà Thị Hằng, Phó Trưởng phòng PC50 Công an Hà Nội cho biết, thời gian gần đây tại Hà Nội và một số tỉnh, thành xuất hiện những ổ nhóm người Việt Nam, câu kết với một số đối tượng người Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia gọi điện thoại lừa đảo để chiếm đoạt tiền của nhiều người dân. Chỉ từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2014, PC50 đã xác định được 16 người bị các đối tượng gọi điện lừa đảo ở nhiều tỉnh thành khác nhau, trong đó có 9 người đã bị lừa chiếm đoạt với tổng số tiền lên tới gần 2 tỷ đồng (trong đó có 7 người ở Hà Nội và 2 người ở TP.HCM). Trong số những người bị lừa gạt kiểu này đáng chú ý nhất là một vụ 1 người dân ở Hà Nội bị lừa chiếm đoạt 720 triệu đồng.
Nội dung cảnh báo được gửi đến các thuê bao di động
Mới đây nhất, vào ngày 21/6/2014, bà Nguyễn Thị Nghiêm (sinh năm 1955, trú tại Đống Đa – Hà Nội) đã đến công an trình báo bà bị một đối tượng gọi điện thoại lừa đảo số tiền 230 triệu đồng một cách ngoạn mục. Cụ thể, vào lúc 15h ngày 20/6/2014, bà Nghiêm nhận được một cuộc điện thoại tới máy cố định nhà bà, một nam giới tự xưng là nhân viên Bưu điện VNPT TPHCM thông báo bà Nghiêm đang nợ cước điện thoại số tiền là 8.930.000 đồng và hướng dẫn bà bấm phím "0" để nói chuyện với công an để làm rõ sự việc, bà làm theo và được thông báo bị đứng tên đăng ký số điện thoại cố định 0833456255 vào ngày 18/2/2014. Sau đó đối tượng này gọi vào số điện thoại di động của bà Nghiêm từ số (+83)9231168 và bảo bà gọi tới tổng đài 1080 để kiểm tra, bà làm theo và được biết đây là số điện thoại của một cơ quan công an, bà Nghiêm đã tin là mình đang làm việc với công an.
Sau đó đối tượng này tiếp tục lừa đảo bà Nghiêm bằng cách thông báo cho bà biết số CMND của bà hiện đang nằm trong một đường dây buôn ma túy xuyên quốc gia do Nguyễn Văn Hùng cầm đầu, tên Hùng này đang quản lý 18 tài khoản ở các ngân hàng khác nhau, bà Nghiêm đứng tên một tài khoản trị gia 4 tỷ đồng ở Ngân hàng Sacombank, để phục vụ công tác điều tra các tài khoản này cần được phong tỏa. Sau đó, đối tượng lừa đảo yêu cầu bà Nghiêm cung cấp toàn bộ thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng, số tiền tiết kiệm ngân hàng. Khi biết bà Nghiêm có tiền đối tượng yêu cầu và Nghiêm chuyển toàn bộ số tiền tiết kiệm vào 1 tài khoản ở Ngân hàng BIDV chủ tài khoản là Nguyễn Hùng Sơn để phục vụ công tác điều tra, sau khi điều tra xong sẽ trả lại. Bà Nghiêm đã tin tưởng làm theo và chuyển 230 triệu đồng vào tài khoản lừa của Nguyễn Hùng Sơn.
Sau khi chuyển tiền xong bà gọi điện vào số điện thoại 0839231168 thì được thông báo đây là số điện thoại của Công an TPHCM và họ không giải quyết vụ việc nào như trên. Vì cả tin bà Nghiêm đã bị lừa 230 triệu chỉ sau vài chục phút nhận được một cú điện thoại "trên trời rơi xuống".
Qua xác minh, PC50 xác định được Nguyễn Hùng Sơn (hộ khẩu tại Thái Nguyên) được một số đối tượng thuê mở tài khoản nói trên và ông này chỉ là người lái xe ôm, không biết gì về hành vi nói trên của bọn lừa đảo. Công an cũng đã xác định được có 4 đối tượng người Đài Loan đã trực tiếp rút tiền từ tài khoản nói trên, nhưng bọn chúng nhập cảnh bất hợp pháp vào Việt Nam cho nên Công an vẫn chưa bắt được các đối tượng này.
Trung tá Hà Thị Hằng cho biết, với cùng một thủ đoạn như trên bọn lừa đảo đã gọi điện lừa đảo ở nhiều tỉnh, thành. Có nhiều người cảnh giác không bị sập bẫy, nhưng có một số người cả tin đã mắc lừa bọn chúng với số tiền từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng như trường hợp bà Nghiêm nói trên.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Điểm lại những mẫu điện thoại vỏ kim loại đang “làm mưa làm gió” trên thị trường.

Vỏ kim loại không chỉ tạo nên cảm giác chắc chắn, đẹp mắt mà còn khiến chiếc smartphone sang trọng và hấp dẫn hơn. Vì vậy thiết kế vỏ kim loại đang là xu hướng “nóng” nhất trên thị trường di động hiện nay. Hãy cùng điểm lại những mẫu điện thoại vỏ kim loại đang “làm mưa làm gió” trên thị trường.
Samsung Galaxy S6 and S6 Edge
 
Samsung cuối cùng đã từ bỏ thiết kế vỏ nhựa cho những mẫu điện thoại chủ đạo và thay vào đó là lớp vỏ kim loại phủ kính lóng lánh cho hai sản phẩm Galaxy S6 và S6 Edge. Điều này khiến hai thiết bị này hấp dẫn và trông đáng tiền hơn hẳn so với người tiền nhiệm S5.

iPhone 6 và 6 Plus

 
Apple đã khoác lên mình lớp ao nhôm cho mặt cạnh và mặt sau smartphone iPhone 6 và 6 Plus. Thiết kế kim loại là thứ luôn được chờ đợi ở các sản phẩm iPhone cao cấp. Tuy nhiên cũng chính lớp vỏ nhôm mỏng mảnh trên chiếc iPhone 6 Plus của Apple cũng tạo nên scandal bẻ cong tai tiếng một thời.

Tonino Lamborghini 88 Tauri

 
Sản phẩm này không phổ biến ở Việt Nam nhưng nếu có khoảng 6.000 USD thì bạn có thể sắm cho mình một chiếc Tonino Lamborghini 88 Tauri. Với phần khung bằng thép không gỉ và bọc bằng da bò, sản phẩm này có ba màu chủ đạo là đen, bạc và vàng.

Turing Phone

 
Cái tên Turing Phone còn tương đối lạ lẫm với chúng ta nhưng nếu ai đã nghe qua về siêu điện thoại này sẽ có thể đặt câu hỏi: vật liệu “liquidmorphium” là gì? Đó là tổng hợp từ 5 loại hợp kim bao gồm cả bạc, tạo nên lớp vỏ bên ngoài của siêu điện thoại Turing Phone. Hợp kim bền hơn cả thép này được kết hợp với gốm và và nhôm để tạo nên phần vỏ bên ngoài của thiết bị.

HTC One M9, M8, M7

 
"Rực rỡ", "đẹp điên đảo" là những từ ngữ được mọi người dùng để mô tả thiết kế của những chiếc HTC One, dù kể cả bạn nói đến chiếc M7, M8 hay M9. Vẻ đẹp này được làm nên chính là nhờ lớp vỏ nhôm anod hóa với nhiều ánh màu phong phú như đỏ, xanh và vàng.

Samsung Galaxy Alpha

 
Cho dù vẫn chưa phải là một model đem lại cảm giác sang trọng cho người dùng, Samsung Galaxy Alpha vẫn là chiếc điện thoại khung nhôm nguyên khối đầu tiên của Samsung, . Với phần cạnh viền kim loại bao quanh kèm theo chút cao su ở phần lưng khiến thiết bị nhẹ đến đáng kinh ngạc và đem lại cảm giác thoải mái khi cầm.

Sony Xperia Z

 
Nói đến các thiết bị vỏ kim loại phải nhắc đến dòng Xperia của Sony. Từ chiếc Z1, Z1 Compact đến Z2 hay Z3 và Z4 đều là những thiết bị có phần khung nhôm chắc chắn tạo điểm nhấn cho sản phẩm.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Nhà nước chính thức mua lại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) với giá 0 đồng.

Ngân hàng Nhà nước chính thức mua lại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) với giá 0 đồng.
Trong thông báo chí vừa phát đi chiều nay (25/4), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, cơ quan này mua lại OceanBank với giá 0 đồng. 
Theo NHNN, thời gian qua hoạt động của OceanBank đã bộc lộ nhiều yếu kém, việc quản trị, điều hành ngân hàng vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật. Trước tình hình đó, để kiểm soát rủi ro, giảm thiểu tổn thất tài sản của ngân hàng, NHNN đã quyết định đặt OceanBank vào tình trạng kiểm soát đặc biệt theo quy định của pháp luật.
OceanBank là ngân hàng thứ 2 được NHNN mua lại với giá 0 đồng, sau quá trình tái cơ cấu không thành công
Với tổn thất tài chính nặng nề, trong khi OceanBank không có các giải pháp khả thi để tăng vốn điều lệ đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu của NHNN, nhằm xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại yếu kém của ngân hàng; căn cứ quy định của Luật các TCTD, Quyết định số 48/2013/QĐ-TTg ngày 1/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc góp vốn, mua cổ phần bắt buộc của TCTD được kiểm soát đặc biệt và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, NHNN đã tuyên bố mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại OceanBank.
Việc NHNN trực tiếp mua lại toàn bộ cổ phần của OceanBank giúp Ngân hàng Nhà nước hoàn toàn chủ động trong việc tiếp tục tái cơ cấu nhà băng này, đảm bảo chi trả tiền gửi, ngăn ngừa sự lây lan các yếu kém của OceanBank sang các TCTD khác.
Theo đó, NHNN trở thành chủ sở hữu (100% vốn điều lệ) của OceanBank; chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông của các cổ đông hiện hữu của.
Để đảm bảo ổn định công tác quản trị, điều hành, NHNN chỉ định Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) tham gia quản trị, điều hành OceanBank. NHNN cũng khẳng định toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền tại OceanBank sẽ được đảm bảo.
Trước đó, sáng nay (ngày 25/4) OceanBank cũng đã tổ chức Đại hội cổ đông thường niên với 71% cổ đông tham gia. Ban lãnh đạo OceanBank cũng xin ý kiến cổ đông về việc chia tách, giải thể hoặc yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản. Đồng thời, HĐQT nhà băng này cũng xin ý kiến cổ đông về phương án phát hành cổ phần để bổ sung vốn song chỉ có 33% cổ đông đồng ý, nên phương án này đã không được cổ đông thông qua tại đại hội.
Như vậy, sau Ngân hàng TMCP Xây dựng (VNBC) thì OceanBank là ngân hàng thứ 2 được NHNN mua lại với giá 0 đồng.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

92% người dùng 3G đồng ý tăng cước có từ đâu ra?

Chỉ 1 ngày sau khi GFK công bố kết quả khảo sát "chỉ có 8% người dùng dịch vụ 3G phản đối việc nhà mạng tăng giá cước", dư luận phản ứng khá gay gắt. Thậm chí GFK còn bị quy chụp "gài bẫy" người dùng 3G để có kết quả sai lệch. Đại diện GFK đã giải thích về điều này như thế nào?
Kết quả 92% người dùng 3G đồng ý tăng cước có từ đâu ra? Ảnh minh họa.
Đây là kết quả đưa ra dựa trên nghiên cứu 576 mẫu người dùng dịch vụ 3G ở 3 thành phố Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng do GFK và Báo Bưu điện Việt Nam tiến hành từ tháng 11/2014 đến tháng 1/2015.
Theo báo cáo mới được công bố ngày 23/4/2015, trong dự án nghiên cứu, GFK đã đưa ra câu hỏi đánh giá về mức cước 3G hiện tại và thái độ của người dùng với giả định là nhà mạng sẽ tăng giá cước 3G. Kết quả, hầu hết các mẫu khảo sát đều cho rằng mức giá 3G hiện tại là chấp nhận được (60%) và chất lượng nhận được tương ứng với số tiền mà người tiêu dùng bỏ ra.
Chỉ có 8% khách hàng tham gia khảo sát tuyên bố không chấp nhận nếu các nhà cung cấp tăng giá cước dịch vụ 3G. Nếu việc tăng giá xảy ra thì 82% cho rằng ở mức tăng dưới 5% sẽ ít ảnh hưởng đến hành vi của họ, có nghĩa là họ chấp nhận được việc tăng giá dưới 5%. Nếu tăng 5% - 10% so với mức giá hiện tại, 59% khách hàng có thể tìm gói cước rẻ hơn nhưng không thay đổi nhà cung cấp. Nhưng nếu giá tăng trên 10% thì 47% người dùng cho rằng họ sẽ đi tìm nhà cung cấp dịch vụ 3G khác.
Với kết quả này, nhiều ý kiến cho rằng có tới 92% người dùng "đồng ý" với giả định nhà mạng sẽ tăng giá cước 3G là một kết quả thiếu chính xác, phi thực tế. Rằng GFK đã đặt câu hỏi "gài bẫy" người trả lời để có kết quả sai lệch, có lợi cho các nhà mạng nhằm mục đích tăng cước dịch vụ 3G trong tương lai.
Ngay lập tức trên một số diễn đàn mạng xã hội đã lập ra topic khảo sát độc lập về việc liệu người dùng 3G có vui vẻ chấp nhận việc nhà mạng tăng giá cước 3G như GFK vừa công bố hay không nhằm phản bác lại kết quả do GFK mới đưa ra.
Vậy GFK đã đặt câu hỏi phỏng vấn người dùng 3G thế nào để có kết quả này? Bà Đinh Ngọc Bảo Trân, đại diện GFK cho biết, bản câu hỏi mà GFK thiết kế đặt ra cho những người được khảo sát là: "Giả sử nhà cung cấp dịch vụ 3G mà anh chị đang dùng tăng giá cước 3G thì anh/chị chấp nhận được mức tăng bao nhiêu?". Và hành vi của người dùng là: (1)  Anh/chị vẫn chấp nhận duy trì gói cước đang sử dụng của nhà mạng này/ (2)  Anh/chị vẫn chấp nhận tiếp tục sử dụng nhà mạng này nhưng sẽ chuyển xuống dùng gói cước rẻ hơn/ ít dung lượng hơn/(3) Anh/chị sẽ chuyển sang sử dụng 3G của một nhà cung cấp khác rẻ hơn.
 Phần trả lời tương ứng là: Dưới 5%; từ 5-10%; từ 10-20%; trên 30% và Không đồng ý tăng".
Khi trả lời phỏng vấn, người được hỏi sẽ chọn lựa một trong các mục trả lời trên tương ứng với các hành vi mà họ sẽ ứng xử với nhà mạng mà họ đang dùng. Kết quả cuối cùng chỉ có 8% người được hỏi chọn mục 'Không đồng ý tăng"/sẽ chuyển sang nahf mạng khác rẻ hơn. Ở phần các mục khác, mặc dù chấp nhận cho nhà mạng mình đang dùng tăng giá ở mức độ cho phép nhưng người được hỏi đều cho rằng nhà mạng phải đầu tư hơn nữa để nâng cao chất lượng dịch vụ 3G.
Bà Bảo Trân nói: "Đây không phải là khảo sát về việc có đồng ý với việc tăng giá 3G hay không? Mà là về sự thay đổi hành vi đối với nhà mạng mà người sử dụng đang dùng. Nếu bản phỏng vấn về việc tăng giá 3G, chỉ đưa ra hai lựa chọn: Đồng ý tăng và không đồng ý tăng, chắc chắn sẽ có rất nhiều người chọn lựa câu trả lời là "không". Bản thân tôi cũng không đồng ý việc tăng giá. Nhưng câu hỏi phỏng vấn về hành vi ứng xử với nhà mạng của mình trước giả định họ tăng giá nên đã đưa ra cho người được hỏi nhiều cơ hội chọn lựa khác nhau nên nhiều người vẫn chọn ô đồng ý tăng giá, nhưng chỉ ở trong mức độ họ chấp nhận được.
"Kết quả này có được từ một khảo sát được làm theo đúng phương pháp nghiên cứu trong 576 mẫu. Tuy kết quả này chưa thể đại diện cho ý kiến của tất cả người dùng 3G, nhưng chúng tôi khẳng định đã thực hiện đúng phương pháp, khách quan và phản ánh đúng ý kiến của người được hỏi", bà Bảo Trân nói.
Phát biểu về kết quả của dự án nghiên cứu này, Thứ trưởng Bộ TT&TT Lê Nam Thắng cho biết: "Bản thân tôi rất tin tưởng vào phương pháp nghiên cứu do GFK thực hiện". Song Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng khẳng định, tất cả các cuộc nghiên cứu về thị trường viễn thông, Internet trước đây, kể cả do trong nước hay do quốc tế thực hiện đều cho kết quả một cách tương đối, chưa thể phản ánh được toàn bộ thị trường. Thậm chí với mỗi dự án nghiên cứu lại cho một kết quả không khác nhau về cùng một dịch vụ. Do đó, kết quả do GFK mới đưa ra chỉ đại diện cho ý kiến của 1 tập khách hàng, không thể đại diện cho hơn 100 triệu người dùng di động Việt Nam.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng cũng khẳng định, các kết quả nghiên cứu thái độ và hành vi người dùng nói chung đều là kênh thông tin hữu ích giúp cơ quan nhà nước tham khảo về hành vi người dùng, là kênh cho doanh nghiệp tham khảo để đo độ hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ mình cung cấp.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Cảnh báo lừa đảo nợ cước điện thoại của VNPT vẫn tung hoành.

Mới đây, trên trang web của VNPT Hà Nội tiếp tục phát đi khuyến cáo khách hàng cảnh giác trước hiện tượng lừa đảo thông báo nợ cước qua điện thoại, nhằm chiếm đoạt tiền của người dân đang diễn ra tại Hà Nội và nhiều địa phương trên cả nước. Đây là thủ đoạn không mới nhưng khá nhiều người dân đã sập bẫy bị lừa số tiền lớn.
Hai đối tượng lừa đảo nợ cước qua điện thoại người Đài Loan bị Công an Hà Nội bắt hồi tháng 6/2014, Ảnh PC50 cung cấp
Theo VNPT Hà Nội, trong thời gian vừa qua, một số khách hàng của VNPT Hà Nội tiếp tục nhận được các cuộc gọi giả mạo VNPT nhắc nợ khách hàng hiện đang nợ cước với số tiền lớn (thường 7 - 8 triệu đồng) yêu cầu thanh toán ngay nếu không sẽ tạm dừng liên lạc và khởi kiện ra tòa.
Mục đích của các cuộc điện thoại lừa này là dẫn dắt những nạn nhân nhẹ dạ, thu thập trái phép các không tin cá nhân của khách hàng (tên, tuổi, địa chỉ, số CMTND, hộ khẩu, tài khoản ngân hàng ...). Sau đó bọn lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng cách cung cấp số tài khoản không phải của VNPT Hà Nội để khách hàng thanh toán hoặc hướng dẫn khách hàng bấm số gọi lại và chuyển tiếp cuộc gọi vào các đầu số dịch vụ giá cước cao để hưởng cước phí gọi đi.
Để bảo vệ quyền lợi và tránh thiệt hại không đáng có cho khách hàng, VNPT Hà Nội đề nghị khách hàng khi nhận được các cuộc gọi giả mạo nêu trên cần thực hiện: Phải bình tĩnh, không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, không chuyển tiền thanh toán qua ngân hàng vào số tài khoản không phải của VNPT Hà Nội, không thực hiện bấm số gọi lại để tránh phát sinh cước.
Sau đó, liên hệ ngay với tổng đài chăm sóc khách hàng của VNPT Hà Nội 04.800126 hoặc 04.38700700 để được hướng dẫn chi tiết. Đồng thời VNPT Hà Nội sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn. Ngoài ra, khách hàng có thể trực tiếp trình báo các cơ quan công an để được hỗ trợ.
Như ICTnews đã có nhiều bài phản ánh, thời gian gần đây tại Hà Nội và một số tỉnh, thành xuất hiện những ổ nhóm người Việt Nam, câu kết với một số đối tượng người Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia gọi điện thoại lừa đảo để chiếm đoạt tiền của nhiều người dân. Chỉ từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6/2014, PC50 Công An Hà Nội đã xác định được 16 người bị các đối tượng gọi điện lừa đảo ở nhiều tỉnh thành khác nhau, trong đó có 9 người đã bị lừa chiếm đoạt với tổng số tiền lên tới gần 2 tỷ đồng (trong đó có 7 người ở Hà Nội và 2 người ở TP.HCM). Trong số những người bị lừa gạt kiểu này đáng chú ý nhất là một vụ 1 người dân ở Hà Nội bị lừa chiếm đoạt 720 triệu đồng.
Trong một chuyên án, PC50 xác định được Nguyễn Hùng Sơn (hộ khẩu tại Thái Nguyên) được một số đối tượng thuê mở tài khoản nói trên và ông này chỉ là người lái xe ôm, không biết gì về hành vi nói trên của bọn lừa đảo. Công an cũng đã xác định được có 4 đối tượng người Đài Loan đã trực tiếp rút tiền từ tài khoản nói trên, nhưng bọn chúng nhập cảnh bất hợp pháp vào Việt Nam cho nên Công an vẫn chưa bắt được các đối tượng này.
Trung tá Hà Thị Hằng, Phó trưởng phòng PC50 cho biết, với cùng một thủ đoạn như trên bọn lừa đảo đã gọi điện lừa đảo ở nhiều tỉnh, thành. Có nhiều người cảnh giác không bị sập bẫy, nhưng có một số người cả tin đã mắc lừa bọn chúng với số tiền từ vài chục triệu cho đến hàng trăm triệu đồng như một số trường ở ngay trung tâm Hà Nội.
Từ tháng 9/2013 trở lại đây, bắt đầu ở Hải Phòng và sau đó đến Hà Nội, TP.HCM, Vũng Tàu, Trà Vinh, An Giang, Long An, Cần Thơ..., nhiều thuê bao điện thoại cố định và di động của VNPT bị kẻ xấu gọi đến quấy rối, lừa đảo, thậm chí uy hiếp nhằm trục lợi, chiếm đoạt từ người bị hại.
Qua xác minh cơ quan công an cũng nắm được đây là những ổ, nhóm có tổ chức từ 2-5 người, cầm đầu là các đối tượng người Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, chúng nhập cảnh vào Việt Nam, mở tài khoản tại các ngân hàng ở Việt Nam, sau đó xuất cảnh khỏi Việt Nam rồi lại quay trở lại bằng đường tiểu ngạch (bất hợp pháp) để hoạt động phạm tội. Bọn chúng thuê những người Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn như người làm thuê, xe ôm mở tài khoản để nhận tiền chiếm đoạt rồi chuyển vào tài khoản của bọn chúng. Bọn chúng sử dụng công nghệ cao tạo lập các số điện thoại "ảo" giả mạo số điện thoại của công an các tỉnh, thành, rồi sử dụng số thuê bao trả trước (sim rác) để gọi điện lừa đảo nợ cước điện thoại, giả danh cơ quan công an để lừa đảo nhiều người.
Người bị hại ở phía Bắc thì chúng yêu cầu chuyển vào phía Nam và ngược lại, sau khi người bị hại chuyển tiền bọn chúng liền rút tiền ra hoặc chia nhỏ rồi chuyển vào nhiều tài khoản khác nhau của người nước ngoài mở tại các ngân hàng ở Việt Nam và nhiều nước khác để chiếm đoạt, nên rất khó cho công tác điều tra, truy bắt đối tượng. Trong số 9 vụ việc bị lừa đảo tới trình báo ở Công an Hà Nội vẫn chưa có vụ nào bắt được chủ mưu vì chúng đều là người nước ngoài.
Trung tá Hà Thị Hằng cảnh báo, người dân khi nhận được bất cứ cuộc điện thoại nào liên quan đến thông báo nợ cước điện thoại, nợ tiền ngân hàng hay giả danh cơ quan công an điều tra thì cần cảnh giác không làm theo hướng dẫn của bọn chúng mà thông báo ngay cho cơ quan công an.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Tham vọng của google muốn trở thành một "nhà mạng không dây"




Gã khổng lồ tìm kiếm vừa ra mắt một dịch vụ mới có tên Project Fi, cho phép chuyển đổi dễ dàng giữa mạng di động với mạng Wi-Fi.

Với động thái này, Google thể hiện rõ tham vọng muốn trở thành một "nhà mạng không dây". Hiện tại, dịch vụ này mới chỉ khai trương tại Mỹ, song chắc chắn, nó sẽ được mở rộng sang các thị trường khác nếu kết quả thử nghiệm thành công.
Google hy vọng, cách tính tiền độc đáo của Project Fi sẽ thu hút được người dùng. Thường thì các thuê bao di động phải trả tiền cho nhà mạng một gói dữ liệu cố định (chẳng hạn như 70MB, 90MB...), dù có thể trong thực tế, họ chẳng bao giờ xài hết dung lượng đó. Ngược lại, Google cho phép người dùng dùng dữ liệu nào thì chỉ phải trả tiền cho dữ liệu đó, từ gọi điện, nghe nhạc cho đến bật ứng dụng. Trên lý thuyết, cách tính này sẽ giúp thuê bao tiết kiệm được đáng kể.
Hiện tại chương trình này mới chỉ áp dụng cho những thuê bao được "mời" và mới chỉ tương thích với smartphone Google Nexus 6 mà thôi. Dịch vụ mới của Google khiến nhà mạng 'khóc thét'
Project Fi đánh dấu một sự chuyển hướng trong các nỗ lực thay đổi ngành công nghiệp không dây của Google. Thực ra, những nỗ lực này đã được xúc tiến ngay từ năm 2005, khi Google mua lại hệ điều hành Android và tặng không nó cho các hãng điện thoại như Samsung, LG hay Lenovo - tương phản với mô hình kinh doanh quen thuộc của các đối thủ như Microsoft, vốn luôn tính phí bản quyền hệ điều hành với OEM. Kế hoạch này đã phát huy hiệu quả rõ rệt: Tính đến thời điểm này, Android đang kiểm soát hơn 80% smartphone trên thế giới và có ảnh hưởng rất lớn trong ngành công nghiệp di động.
Bước tiếp theo của gã khổng lồ tìm kiếm chính là đánh thẳng vào cơ chế cung cấp kết nối di động và kết nối không dây từ nhà mạng đến người dùng.
Theo chính sách giá được Google công bố, với 20 USD/tháng, người dùng sẽ được cung cấp dịch vụ thoại, nhắn tin, kết nối Wi-Fi nội địa và quốc tế ở hơn 120 quốc gia. Sau đó, cứ mỗi GB dữ liệu vượt trội, hãng sẽ thu thêm 10 USD/tháng. Nhưng nếu như bạn không dùng hết dung lượng dữ liệu đã mua, Google sẽ hoàn lại số tiền còn thừa cho người dùng. Dịch vụ này cũng không đòi hỏi thuê bao phải ký hợp đồng thường niên để sử dụng.
Không chỉ mang đến cách tính cước mới, Google còn cung cấp một công nghệ mới cho phép người dùng chuyển đổi tự động giữa tín hiệu di động và Wi-Fi trong lúc đàm thoại. Công nghệ này sẽ giúp Google duy trì chi phí ở mức thấp còn người dùng thì không bị lệ thuộc vào mạng di động như hiện nay nữa. Số điện thoại của bạn sẽ được lưu trên máy chủ của Google, do đó, bạn sẽ có thể dùng số điện thoại này để đàm thoại và nhắn tin dù đang dùng điện thoại, máy tính bảng hay laptop.
Tuy vậy, Google không tự mình xây dựng một mạng không dây chỉ để cung cấp Project Fi. Thay vào đó, hãng đã ký thỏa thuận với hai mạng Sprint và T-Mobile để khai thác mạng lưới của họ.
Hiển nhiên, việc Google nhảy vào thị trường không dây là một mối đe dọa cho các nhà mạng. Với tiềm lực tài chính và tầm ảnh hưởng lớn, Google có đủ quyền lực để làm xáo trộn toàn bộ ngành công nghiệp không dây.

Facebook đổi thuật toán, bài hàng nghìn like vẫn bị ẩn



"Bây giờ họ mới chỉ áp dụng ở một thị trường - nhưng tôi tin rằng tất cả các nhà mạng trên thế giới đều đang nín thở theo dõi nhất cử nhất động của Google", ông Tim Bajarin, Chủ tịch mảng nghiên cứu công nghệ của Creative Strategies bình luận. Google là hãng công nghệ lớn nhất và nổi tiếng nhất cung cấp dịch vụ kiểu này, dù cho họ gia nhập cuộc chơi muộn hơn nhiều đối thủ nhỏ như Republic Wireless hay Scratch Wireless...
"Google có thể ảnh hưởng toàn bộ hệ sinh thái Wi-Fi và giúp cải tiến công nghệ này. Cuối cùng thì người dùng sẽ là đối tượng được lợi nhiều nhất", Phó Chủ tịch marketing của Scratch Wireless, ông Jon Finegold dự đoán.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Việt Nam là một trong những nước có cước 3G rẻ nhất trên thế giới.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son cho rằng, nếu tăng giá 3G theo luật và để góp phần đầu tư chất lượng tốt hơn thì nên ủng hộ, tuyên truyền cho người dân thấy việc tăng giá là cần thiết, bảo đảm cho nhà cung cấp dịch vụ có lãi để tái đầu tư cho hạ tầng nâng cao chất lượng dịch vụ.
Việt Nam là một trong những nước có cước 3G rẻ nhất trên thế giới.
Chiều nay 25/4/2014, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Bắc Son đã trả lời báo chí tại cuộc họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức về dịch vụ 3G.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son khẳng định, năm 2013 các mạng di động đã tăng cước 3G theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo không bán dưới giá thành. Trước đó, vì cạnh tranh gay gắt nên các nhà mạng đưa ra mức giá dịch vụ 3G thấp hơn giá thành. Chính phủ đã yêu cầu không được bán dưới giá thành để cạnh tranh lành mạnh và doanh nghiệp có tiền tái đầu tư.
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son giải thích sở dĩ trong thời gian qua doanh nghiệp viễn thông có lãi vì vẫn sử dụng dịch vụ trên nền 2G (lấy dịch vụ 3G bù cho 3G - PV). Thế nhưng, nhu cầu hiện nay là mở rộng đầu tư công nghệ mới nên phải điều chỉnh giá để không bán dưới giá thành và lấy thu bù chi. Thời gian tới, Bộ TT&TT sẽ giám sát chặt chẽ hơn nữa để làm sao có tăng giá, nhưng phải tăng giá đúng quy định của pháp luật.
“Chắc chắn Việt Nam là một trong những nước có cước 3G rẻ nhất. Chúng ta đầu tư rất nhiều hạ tầng nhưng chưa tăng giá cước. Việc tăng giá là cần thiết để đầu tư chất lượng hạ tầng tốt hơn. Nếu tăng giá do cạnh tranh không lành mạnh, tăng giá không đúng quy định của pháp luật thì rõ ràng là bất hợp lý. Nhưng nếu tăng giá theo đúng quy định của pháp luật và tăng giá nhằm góp phần đầu tư nâng cao chất lượng dich vụ tốt hơn thì chúng ta nên ủng hộ, tuyên truyền, giải thích cho người dân thấy rằng cần tăng giá để bảo đảm cho nhà cung cấp dịch vụ có lãi quay trở lại đầu tư cho hạ tầng”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nói.
Tại cuộc họp báo về một số nội dung quản lý cước viễn thông ngày 8/11/2013 liên quan đến việc tăng cước 3G của VinaPhone, MobiFone và Viettel ở thời điểm đó, Bộ TT&TT cho biết, theo doanh nghiệp báo cáo và đã được Bộ TT&TT xác nhận thì giá thành trung bình kế hoạch của năm 2013 đối với dịch vụ dữ liệu 3G là 167,66 đồng/MB (chưa tính VAT) và 184,4 đồng/MB (gồm VAT).
Trong khi đó, giá cước trung bình trên thị trường là 100 đồng/MB (gồm VAT), chỉ bằng 54% giá thành. Giá cước dịch vụ dữ liệu 3G của Việt Nam sau điều chỉnh trung bình là 111 đồng/MB chỉ bằng 34,9% so với mức giá cước trung bình của khu vực ASEAN (318 đồng). So sánh tương đối theo thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GNI) thì mức giá cước của VN (4,8 USD) chỉ bằng 18% (trả trước) đến 27% (trả sau) so với mặt bằng chung thế giới, bằng 34% (trả trước) đến 57% (trả sau) so với mặt bằng chung khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liệu có chuyện tăng cước 3G nữa hay không, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho biết, ngoài các thông tư, quy định về tài chính, kế toán, Bộ TT&TT đã ban hành Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định giá thành, hàng năm doanh nghiệp phải báo cáo giá thành dịch vụ, không phải mãi mãi để 1 giá. Khi số lượng người sử dụng tăng lên, khấu hao hết thì giá thành phải giảm. Bộ sẽ kiểm soát, nếu giá cước tăng bất hợp lý thì điều chỉnh giảm, còn nếu chưa đến giá thành thì điều chỉnh tăng, chứ không phải tăng mãi không giảm. Theo quy định là cả tăng cả giảm trên cơ sở giá thành, mặt bằng của thế giới và cung - cầu thị trường. Thực tế ngành viễn thông hàng chục năm qua chỉ có giảm không tăng.
Thứ trưởng Lê Nam Thắng viện dẫn, theo quy định của Luật Giá và Luật Viễn thông, giá cước dịch vụ phải căn cứ vào 3 sở cứ gồm giá thành, cung - cầu trên thị trường, mặt bằng quốc tế và khu vực. Khi xem xét để định giá cũng như thẩm định đăng ký giá thì Bộ TT&TT căn cứ vào 3 yếu tố đó chứ không chỉ căn cứ vào mỗi cung - cầu. Về nguyên tắc, giá thành rất phụ thuộc cung - cầu, ví dụ lấy chi phí chia cho số lưu lượng (phút) truy nhập thì ra giá thành của 1 phút hoặc 1MB. Mức độ lúc ban đầu đầu tư vào thì giá thành rất cao. Cũng giống con đường đầu tư rất lớn nhưng không ai đi, nếu lấy giá cao thì không ai dùng cả. Thường giai đoạn đầu, các nhà cung cấp chỉ lấy giá vừa phải để thu hút người dùng. Khi số lượng thuê bao, số lưu lượng tăng, nhu cầu tăng, trong khi cung không đáp ứng được thì bắt buộc phải điều chỉnh để bảo đảm doanh nghiệp thu được nguồn tiền tái đầu tư mở rộng mạng lưới, lúc đấy mới đảm bảo được chất lượng dịch vụ.
“Quy luật thị trường nói chung là giá cước phải dựa trên cơ sở giá thành. Thời gian tới, theo lộ trình, tất cả giá cước dịch vụ sẽ điều chỉnh xem xét để đảm bảo doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả trên cơ sở giá thành. Khi đạt được giá thành, lưu lượng tăng đủ lớn, cùng với việc khấu hao, đầu tư, càng ngày số lượng sử dụng càng đông thì giá thành sẽ giảm đi. Khi sản xuất số lượng ít thì giá thành cao, số lượng nhiều thì giảm. Giá thành rồi sẽ giảm đi nhưng cần điều chỉnh dần đến khi nào giá cước bảo đảm trên cơ sở giá thành để đảm bảo tái đầu tư cho doanh nghiệp. Sẽ căn cứ cung - cầu để quyết định tăng hay giảm giá”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng nhấn mạnh.
Nguồn tn từ:muasim.com.vn

Điều gì tồi tệ nhất khiến Motorola rơi xuống vực thẳm?

Mặc dù rất nỗ lực, song Motorola đã không thể cạnh tranh nổi trong thị trường smartphone đầy rẫy những đối thủ hùng mạnh. Thất bại liểng xiểng, dù được Google mua lại, Motorola vẫn không ngóc đầu nổi. Cuối cùng, biểu tượng tự hào của Mỹ đã rơi vào tay công ty Trung Quốc Lenovo.
Ed Zander, CEO của Motorola, tin rằng làm việc với Apple, Motorola có thể lại phát tài phát lộc. Nhưng thực tế đã chứng minh, Zander đã sai lầm khi hợp tác với một trong những công ty sáng tạo nhất, cạnh tranh nhất và am hiểu tâm lý người tiêu dùng nhất trong mọi thời đại. Kết quả, Motorola thất bại “lên bờ xuống ruộng”.
Ed Zander
Tuột dốc không phanh!
2 năm sau, khi Steve Jobs giới thiệu mẫu iPhone đầu tiên, Motorola của Zander vẫn đang bán Razr, cố gắng nâng cao doanh số bằng các phiên bản mới. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận tụt xuống mức thấp chưa từng có. Một nhà phân tích tính toán rằng, trung bình Motorola chỉ thu về khoảng 5 USD/thiết bị bán ra.
Motorola, công ty từ lâu vẫn nằm trong top 10 công ty hàng đầu tại Mỹ, đến năm 2006, đã tụt xuống vị trí 34.
Zander khăng khăng mảng smartphone của Motorola vẫn phát triển nhưng công ty không có “nhân tài” để hiểu những phần mềm smartphone. Ông cũng đổ lỗi cho các nhà cung cấp của Motorola chậm chạp, khiến công ty bị nhỡ gần một năm vòng đời sản phẩm.
Một sai lầm nữa của Motorola lúc này là Zander chưa bao giờ quan tâm đến thị trường Trung Quốc như cách mà các CEO nhà Galvin đã làm. Zander thường phó mặc cho các trưởng bộ phận và các giám đốc quốc gia. Khi Trung Quốc ra mạng 3G, các quản lý của Zander vội vã tung khuyến mãi lớn cho các mẫu điện thoại 2G của họ để bảo toàn thị phần, mà CEO Zander không hề hay biết. Năm 2007, hãng Hàn Quốc Samsung lần đầu tiên đã vượt qua Motorola về doanh số điện thoại, và Motorola cũng không bao giờ “ngóc đầu lên được nữa”.
“Zander không phải là người xấu, nhưng ông ấy đang làm một công việc tồi tệ”, Carl Icahn, nhà đầu tư nổi tiếng thế giới nói. Không may, Motorola suy sụp rất nhanh.
Năm 2008, Motorola quyết định tách mảng điện thoại di động ra khỏi mảng thiết bị an ninh công cộng và doanh nghiệp. Zander, tất nhiên, không còn là CEO nữa. Ban lãnh đạo Motorola đã chọn Greg Brown làm CEO mới để điều hành mảng thiết bị an ninh và doanh nghiệp.
Nhưng tìm kiếm một người có thể điều hành mảng kinh doanh điện thoại đang gặp khó khăn là rất khó. “Chỉ có một số ít người trên thế giới có thể làm điều đó”, Icahn nói. “Nhưng tất cả họ đều nói không vì họ không muốn gì ngoài một chức vị CEO, mà Motorola đã có CEO”.
Cuối cùng, Icahn đã thuê một người làm đồng CEO với Brown. Brown đồng ý, và Sanjay Jha, một cựu COO của Qualcomm, người hiểu rõ cả về phần cứng và phần mềm của viễn thông, đã chấp nhận.
 Jha là một kỹ sư tốt nghiệp tại Anh, sinh ra ở Ấn Độ. Vào ngày làm việc thứ hai tại Motorola, Jha đã triệu tập cuộc họp với tất cả các kỹ sư. “Tôi được các kỹ sư nói lại rằng Motorola thực chất đã phát triển và sở hữu nhiều sáng chế mà các điện thoại của công ty không có”, ông nói. “Motorola là công ty đầu tiên phát triển bàn phím QWERTY, với màn hình màu, 3G và cảm ứng, nhưng rất ít điện thoại Motorola có những tính năng này”.
Công cuộc cạnh tranh với Apple iPhone
Jha quyết định cách duy nhất là phải cắt giảm cả chi phí và số lượng điện thoại. Tại Motorola, 60 nhà quản lý cùng làm việc trên hàng chục mẫu điện thoại khác nhau. Trong khi tại Apple, tất cả nhân tài của hãng đều tập trung cho 1 mẫu điện thoại hoàn hảo. Jha nhận ra ông phải làm ra được một chiếc điện thoại thành công cho hãng Verizon, lúc đó đang cạnh tranh với AT&T, là hãng bán độc quyền iPhone. Và cuối cùng, mẫu điện thoại mới của Motorola ra đời, Droid lên kệ vào tháng 10/2009. Trong máy tháng đầu tiên, Motorola đã bán được số lượng máy Droid nhiều hơn iPhone của Apple. Đến cuối năm 2010, sau 4 năm thua lỗ khủng khiếp, mảng điện thoại của Motorola lại có lãi.
Bắt tay với Steve Jobs được xem là một sai lầm lớn của Ed Zander
Tuy nhiên, với những người Motorola lâu năm, thành công này mang đến nhiều buồn vui lẫn lộn. Droid không phải là sản phẩm có khả năng thay đổi thế giới. Hơn nữa, Motorola đã cho thế giới thấy cách làm ra một chiếc điện thoại Android tốt. Ngay lập tức, các đối thủ cũ của công ty, đặc biệt là Samsung, đã bật lên nắm lấy thị trường. Không trụ nổi, Motorola buộc phải “bán mình” cho Google.
Chiếc điện thoại đầu tiên của Motorola sau khi về dưới trướng Google là Moto X, ra đời vào tháng 8/2013. Moto X có thiết kế bóng bẩy, phần mềm cải tiến, bạn có thể điều khiển điện thoại bằng giọng nói và không cần chạm tay vào điện thoại – đó là một sáng tạo. Các cảm biến trong Moto X còn biết khi nào thì bạn đang lái xe và tự động chuyển sang chế độ sử dụng không cần cầm máy. Moto X thực sự là mẫu điện thoại nổi bật trong vô số smartphone Android.
Tuy nhiên, doanh số ban đầu thấp hơn hy vọng. Motorola buộc phải giảm giá. Áp lực lên tỷ suất lợi nhuận vô cùng căng thẳng. Tỷ suất lợi nhuận của các thiết bị điện tử tiêu dùng, đặc biệt là điện thoại, đã trở thành một thảm họa của Motorola Mobility.
Những thất bại trên đã buộc Larry Page đi đến quyết định bán Motorola cho hãng Trung Quốc Lenovo với một mức giá “rẻ mạt” 2,9 tỷ USD, chưa được ¼ mức giá mà Google đã bỏ ra 20 tháng trước. Thương vụ đã giúp Lenovo trở thành nhà sản xuất điện thoại số 4 thế giới, và lần đầu tiên tiếp cận được với thị trường Mỹ.
Chỉ còn là "vang bóng một thời"?
Vốn là một công ty viễn thông đa quốc gia của Mỹ, từng sáng tạo ra chiếc ĐTDĐ đầu tiên trên thế giới, từng “ngập trong tiền bạc” và kinh qua bao nhiêu thăng trầm trong thương trường, không ai ngờ một công ty hùng mạnh và gần như đã trở thành biểu tượng của Mỹ, lại kết thúc vòng đời trong tay một công ty Trung Quốc. Từ khi mua lại Motorola đến nay, Lenovo hầu như cũng chưa làm được gì nổi bật, chưa có một sản phẩm nào thực sự sáng tạo và thuyết phục ra đời, có khả năng cạnh tranh nổi với những đại gia đình đám như Samsung, Apple. Không rõ rồi đây tên tuổi Motorola có còn được nhắc đến, hay sẽ rơi vào quên lãng, và người ta chỉ còn nhớ đến Motorola như là một biểu tượng “vang bóng một thời”!
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Bất ngờ về sự khởi đầu của những ông lớn trong công nghệ thông tin.

Bạn có biết trước khi trở thành cái tên có tầm ảnh hưởng lớn, Nokia chỉ là một công ty sản xuất bột giấy, ông chủ hãng xe Ferrari là người đi lái thử xe, hãng Nitendo chuyên sản xuất máy game console Nhật Bản còn từng kinh doanh dịch vụ nhà nghỉ.
Nokia
Hầu hết chúng ta biết đến Nokia thông qua các sản phẩm di động. Nhưng bạn có biết năm 1865, khi khởi nghiệp, Nokia từng là một công ty sản xuất bột giấy. Chủ nhân của Nokia lúc bây giờ, ông Fredrik Idestam là một người được đào tạo về hầm mỏ. Ông thậm chí còn có bằng thạc sỹ trong lĩnh vực này. Ông từng là kỹ sư hầm mỏ tại Finnish Board of Mines cho đến năm 1864, khi sự nghiệp của ông có một bước ngoặt lớn. Trên đường đi qua dãy núi Harz, Đức ông đến thăm một nhà máy nghiền bột gỗ.  Ông đã nhanh chóng đặt hàng dây chuyền thiết bị này đem về Phần Lan. Ngày 12/5/1865, Thượng nghị viện Phần Lan đã phê duyệt hoạt động của nhà máy sản xuất bột giấy này. Đó cũng là ngày công ty Nokia lấy làm ngày thành lập. Năm 1868, Idestam xây dựng nhà máy thứ hai tại Nokia, cách Tampere (nơi đặt nhà máy thứ nhất) khoảng 15 km. Cái tên Nokia cũng bắt nguồn từ đây.
Một poster quảng cáo ủng của công ty Nokia
Sau khi Idestam nghỉ hưu, Leo Mechelin lên làm chủ tịch mới của Nokia năm 1868. Công ty bắt đầu mở rộng sản xuất với nhiều mảng hơn từ điện, các sản phẩm làm từ giấy, thậm chí là lốp xe, giầy dép, cáp viễn thông, TV và hàng điện tử tiêu dùng… Phải đến những năm 1960, 1970 công ty này mới dấn thân vào ngành điện tử và sau đó là viễn thông. Từ đó cái tên Nokia ngành càng lớn mạnh và trải qua thời kỳ hoàng kim nhất. Sau đó thật đáng tiếc, công ty này kết thúc sự nghiệp nhiều năm lịch sử khi rơi vào khủng hoảng và buộc phải "bán mình".
Nintendo
Ngày nay mọi người biết đến Nintendo với tư cách là chủ nhân trò chơi Mario kinh điển và máy chơi game Wii nổi tiếng của Nhật Bản. Thế nhưng ít ai biết, thời kỳ mới thành lập từ năm 1889 – 1956, công ty này chỉ là một nhà sản xuất các quân bài để chơi trò Hanafuda.
Một mẫu bài do hãng Nitendo sản xuất
Năm 1956, sau khi chủ tịch Nintendo lúc bấy giờ là  Fusajiro Yamauchi đến Mỹ để thảo luận với công ty sản xuất bài lớn nhất thế giới, ông nhận ra chỉ sản xuất bài không thì không thể có tương lai. Sau khi nhận được nguồn vốn đầu tư, Fusajiro quyết định mở rộng dịch vụ kinh doanh từ taxi cho đến nhà nghỉ tình yêu, mạng vô tuyến, thậm chí là cả thực phẩm.
1966, Nintendo bước chân vào ngành công nghiệp sản xuất đồ chơi Nhật Bản với chiếc máy Ultra Hand sau đó là Ultra Machine và Love Tester
Nhiều năm sau, Nintendo đã không còn sản xuất bài nữa và đã lấn sân sang lĩnh vực trò chơi điện tử với hàng loạt các thiết bị đình đám như Game Boy, Nintendo GameCube, Wii và những game gắn liền với tuổi thơ mỗi người như Mario, Pokemon.
Ferrari
Ferrari Enzo lớn lên tại Modena với tình yêu xe từ thủa thiếu thời. Cha ông làm một công nhân bình thường và định hướng cho con trai đi theo con đường học hành như bao đứa trẻ khác. Rời khỏi quân ngũ sau cuộc thế chiến thứ nhất, Ferrari lập tức quay lại với tình yêu xe cộ của mình. Ban đầu, ông chỉ là một lái xe thử cho hãng CMN và Vespa. Sau đó, ông phát triển sự nghiệp với tư cách là tay đua và tham gia sự kiện thể thao hậu thế chiến năm 1919. Thành công tại giải đua này giúp ông có được vị trí lái xe toàn thời gian tại Alfa Romeo
Năm 1929, ông thành lập Scuderia Ferrari mà thực chất là một đội đua xe. Đội đua của ông không sản xuất xe mà chỉ là một nhóm đua sử dụng những chiếc xe được tài trợ. Năm 1938, hoàn toàn tách khỏi Alfa Romeo, Ferrari thành lập công ty Auto Avio Costruzioni Ferrari, chuyên sản xuất phụ tùng xe. Năm 1943, dây chuyền sản xuất chính được chuyển từ Modena tới Maranello.. Cho đến cuối năm 1954, Enzo mới bắt đầu phát triển chiếc xe thể thao Ferrari đầu tiên. Từ đó trở đi, hãng xe Ferrari đã cho ra đời nhiều mẫu xe thể thao đẹp mắt và tạo nên một thương hiệu đình đám trong làng xe hơi.
Một trong những mẫu xe đắt nhất của hãng Ferrari
IBM
IBM, viết tắt của International Business Machines, là một tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM được thành lập năm 1911 tại Thành phố New York, lúc đầu có tên là Computing Tabulating Recording (CTR) và đổi thành International Business Machines vào năm 1924. Nghĩ tới IBM mọi người lập tức nghĩ tới máy tính. Thế nhưng trước khi trở thành gã khổng lồ máy tính như ngày nay, IBM từng có thời sản xuất máy cắt thịt, máy xay cà phê và cả đồng hồ để bàn. Chính nhờ những thiết bị nhỏ bé này, IBM đã có vốn để mở rộng sản xuất và trở thành  công ty tin học sản xuất cả phần cứng và phần mềm. Ngày nay, với hơn 355.000 nhân viên. IBM là công ty tin học lớn nhất thế giới. IBM có đội ngũ kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia và 8 phòng thí nghiệm trên thế giới.
Chiếc máy cắt thịt do hãng IBM trước kia sản xuất.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn