Thứ Tư, 28 tháng 12, 2016

Mobifone cho rằng: các doanh nghiệp xử lí chặt chẽ nạn tin nhắn rác

Trong khi nhiều doanh nghiệp than phiền họ không cạnh tranh được với hàng giả, hàng tràn lan thì ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết chặt chẽ với nhau như việc các mạng bắt tay thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ngày 27/12/2016, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 - 2020.
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp than phiền họ không cạnh tranh được với hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc tràn sang. Đại diện khối doanh nghiệp dệt may cho biết, nếu như ở thành thị hàng Việt Nam còn có chỗ đứng thì ở vùng nông thôn hầu hết là hàng Trung Quốc, hàng giả, hàng nhái. Thậm chí, hàng giả được đưa về đến tận địa phương sau đó thích dán nhãn mác gì cũng được. Đại diện khối doanh nghiệp dệt may cho biết, với giá bán các sản phẩm dệt may đến từ Trung Quốc thì hàng trong nước không có “cửa” để cạnh tranh.
Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Nam Trà - Chủ tịch MobiFone cho rằng, ý thức chủ trương người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nên MobiFone đã xúc tiến ký kết và bán chéo sản phẩm dịch vụ với các doanh nghiệp trong khối. MobiFone cam kết đưa sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Chiến lược của MobiFone là kết hợp các dịch vụ Viễn thông - CNTT và truyền hình để cung cấp cho khách hàng.
Ông Lê Nam Trà cho biết, một trong những điểm khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là quảng bá sản phẩm. Tuy giá quảng cáo trong khung giờ vàng quá đắt nhưng MobiFone có thể giảm 50% để quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp Việt Nam.
“MobiFone có lợi thế là sở hữu tập khách hàng lớn, MobiFone dùg Big data phân tích tập khách hàng để thấy được tính cách và khả năng tiêu thụ của mỗi cá nhân giúp các ngành như y tế, may mặc… có được thông tin để thiết kế sản phẩm phù hợp với người dùng Việt. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong khối cần có lòng tin sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau, tạo điều kiện cho nhau bằng cách ra đầu bài yêu cầu sản phẩm dịch vụ cho nhau để đôi bên cùng có lợi. Ví dụ nếu các doanh nghiệp Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ sử dụng gói cước ngoài sẽ đắt nhưng MobiFone có thể đưa ra gói cước cho các doanh nghiệp trong cùng khối với giá cước ưu đãi”, ông Lê Nam Trà nói.
Trước than phiền nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành, ông Lê Nam Trà cho rằng, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cần phải phát huy tính liên kết mạnh giữa các doanh nghiệp trong khối. Việc chống hàng giả, hàng nhái vào thị trường Việt Nam có thể tham khảo bài học các nhà mạng cùng ký cam kết thu hồi SIM đã kích hoạt nhằm dẹp loạn thị trường SIM rác, tin nhắn rác dưới sự giám sát của Bộ TT&TT mới đây.
Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết chặt với nhau như việc các mạng bắt tay thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn.
Ngay tại hội nghị, 32 doanh nghiệp là các tổng công ty, tập đoàn, ngân hàng trong Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã cùng nhau ký bản hợp tác cam kết sử dụng các sản phẩm dịch vụ của nhau. Các bên cam kết sẽ có những ưu đãi, thậm chí có thể thiết kế dịch vụ dành riêng cho nhau.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã ghi nhận, biểu dương những kết quả Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đạt được trong thời gian qua. Đánh giá cao sự sáng tạo của Đảng ủy Khối trong việc cụ thể hóa nội dung Cuộc vận động bằng chủ trương “Các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau”, ông Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Đảng bộ Khối tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy tinh thần gương mẫu, đi đầu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo doanh nghiệp và của đội ngũ cán bộ đảng viên nhằm tạo sự đồng thuận của tập thể, tập hợp đoàn kết và phát huy sức mạnh của doanh nghiệp và của các đoàn thể trong thực hiện Cuộc vận động. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, ngân hàng tích cực đầu tư, cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm.
32 doanh nghiệp là các tổng công ty, tập đoàn, ngân hàng trong Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã cùng nhau ký bản hợp tác cam kết sử dụng các sản phẩm dịch vụ của nhau.
Theo ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Đảng ủy Khối, trong điều kiện hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường nội địa Việt Nam, toàn Khối với gần 1,3 triệu lao động, từng doanh nghiệp, ngân hàng phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp, thay đổi quản trị, thay đổi hệ thống sản xuất để tăng năng suất lao động, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, đầu tư, hướng đến thay đổi công nghệ, hiệu quả, nâng cao thương hiệu. Ông Phạm Viết Thanh đề nghị các doanh nghiệp tiếp thị mở rộng kênh phân phối, mở rộng thị phần bằng hàng hóa, dịch vụ với giá cả cạnh tranh, chất lượng ngày càng cao. Đây là con đường và mục tiêu duy nhất để nâng cao uy tín, niềm tin và sự lựa chọn của gần 100 triệu người dân Việt Nam.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Cách kiểm tra thực phẩm sạch ngay trên smartphone của bạn

hiện tại, ứng dụng đang được cung cấp miễn phí trên cách hệ điều hành iOS và Android. Khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm theo tên của ứng dụng trong Apple Store hoặc CHPlay của máy. Đặc biệt, nếu bạn là thuê bao đang sử dụng 3G Viettel, ứng dụng TE-Food có hỗ trợ truy cập miễn cước không tính phí 3G.
Cách kiểm tra thực phẩm sạch trên smartphone
Viettel hỗ trợ khách hàng sử dụng ứng dụng TE-Food miễn phí 3G
Sau khi tải và cài đặt thành công ứng dụng, người dùng sẽ dễ dàng nhìn thấy giao diện vô cùng sinh động và dễ hiệu. Tại đây, quý khách có thể sử dụng các tính năng chính như truy xuất thịt heo, tra cứu nơi mua thịt heo truy xuất…
Cách kiểm tra thực phẩm sạch trên smartphone
Giao diện TE-Food thân thiện và dễ sử dụng
Khi bấm vào Truy xuất ngay, người dùng sẽ nhìn thấy hình ảnh so sánh tem truy xuất và công cụ check tem truy xuất Colorgram. Khi quét QR Code trên điện thoại, tem sẽ xuất hiện với thứ tự màu sắc chuẩn như trong hình. Dựa vào đó, người dùng có thể phân biệt được tem thật hay giả để đánh giá nguồn gốc, chất lượng thực phẩm.
Bên cạnh đó, địa chỉ các điểm mua thịt heo uy tín, chất lượng, đã qua kiểm định cũng được hiển thị đầy đủ thông qua tính năng Nơi mua thịt heo truy xuất. Hệ thống sẽ dựa trên GPS của người dùng để xác định vị trí, định vị và chỉ dẫn người dùng đến những điểm cung cấp thịt heo an toàn.
Cách kiểm tra thực phẩm sạch trên smartphone
Ứng dụng hỗ trợ định vị địa điểm mua thịt heo uy tín
Trong quá trình sử dụng, người dùng cũng có thể xem lại lịch sử truy xuất của mình và cập nhật các Tin tức và cảnh báotừ Sở Công thương về thực phẩm bẩn để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình.
Cách kiểm tra thực phẩm sạch trên smartphone
Ứng dụng còn cho phép người dùng cập nhật các thông tin hữu ích khác từ Bộ Công thương
Đây thực sự là 1 ứng dụng hữu ích và phát huy tác dụng trong thời điểm nhạy cảm như hiện tại. Hy vọng trong tương lai, ứng dụng sẽ được hoàn thiện và phát triển rộng rãi trên cả các hệ điều hành khác.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Dịch vụ di động vệ tinh ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng của nhà mạng VinaPhone

Di động vệ tinh là giải pháp để xóa các điểm đen liên lạc tại vùng biên giới, hải đảo, hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp, tổ chức ở những khu vực này.
Mạng di động toàn cầu GSM thông thường chưa đủ đáp ứng nhu cầu liên lạc tại Việt Nam, cần đến sự hỗ trợ từ di động vệ tinh.
Nhu cầu thông suốt liên lạc mọi vùng miền
9 tháng đầu năm nay, thiên tai trên biển liên tiếp diễn ra với 640 vụ và 3.187 người gặp tai nạn. Năm 2015 đã xảy ra gần 900 vụ tai nạn trên biển, làm chết và mất tích 352 người; chìm, hỏng 517 phương tiện (tăng 11,14% so với năm 2014), gây thiệt hại lớn về người và tài sản. 
Trước thực trạng đó, để tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống lũ lụt cũng như kiểm tra giám sát vùng biển...thực hiện tốt, rất cần một đường sóng liên lạc thông suốt.
Hiện nay việc liên lạc qua di động đa số sử dụng công nghệ GSM (mạng di động toàn cầu). Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của GSMlà hạn chế địa lý, chỉphủ sóng khoảng 50-70% đất nước. Do vậy việc trao đổi thông tin giữa vùng trung tâm và hải đảo, biên giới, vùng không có sóng di động... rất khó khăn.Thêm nữa, chất lượng GSM phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như băng tần, môi trường truyền dẫn, vùng phủ, thiết bị cầm tay…
Vì thế, cần phát triển di động vệ tinh, vốn là công nghệ khắc phục điểm yếu của mạng di động truyền thống. Di động vệ tinhcó thể mở rộng liên lạc trên phạm vi toàn quốc, kể cả vùng biên giới, biển đảo. Chất lượng truyền tin không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nên hữu dụng trong nhiều điều kiện sử dụng.
Nhà mạng vào cuộc
Trước nhu cầu thị trường, dịch vụ di động vệ tinh được nhiều nhà mạng trong nước “để mắt”. Động thái chào sân sớm nhất đến từ VinaPhone với VinaPhone-S – dịch vụ di động vệ tinhphủ sóng 100% lãnh thổ Việt Nam và 140 quốc gia trên thế giới. Theo nhà mạng cam kết, việc liên lạc của người dùng sẽ không giới hạn không gian, khoảng cách, cơ sở hạ tầng, thời tiết hay địa lý.
Ông Phạm Đức Long, TGĐ Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam cho biết: “VinaPhone-S là công nghệ đáp ứng nhu cầu đời sống xã hội. Dịch vụ di động vệ tinh ra đời đánh dấu một bước tiến quan trọng của nhà mạng VinaPhone, chính thức phủ sóng 100% lãnh thổ Việt Nam, không còn điểm đen về liên lạc”.
Dịch vụ di động vệ tinh được gần 51.000 khách hàng doanh nghiệp đăng ký sử dụng
Sau 3 tháng ra mắt, thuê bao chủ yếu của dịch vụ là các doanh nghiệp khai khoáng (dầu khí, địa chất...), du lịch, kiểm lâm, biên phòng, vận tải tiển, cục Thủy sản, ngư dân, chủ tàu... Theo thống kê của nhà mạng, có gần 51.000 doanh nghiệp cần trang bị phương thức liên lạc này để phục vụ hoạt động. Tần suất dao động từ 3 đến 20 ngày mỗi tháng, tùy theo nhu cầu cũng như đặc trưng nghề nghiệp.
Với nhóm cơ quan Nhà nước, VinaPhone-S là một công cụ hỗ trợ quản lý, giám sát cho lực lượng kiểm lâm, kiểm ngư, hải cảnh. Những đơn vị này có thể hỗ trợ người dân tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, nhất là trong trường hợp thiên tai, cứu hộ cứu nạn.
Trong mảng sản xuất kinh doanh, di động vệ tinh đảm bảo thông tin liên lạc xuyên suốt cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai khoáng, ngư nghiệp, vận tải quốc tế, xây dựng, du lịch.
Phương thức liên lạc này còn phù hợp cho cá nhân thường xuyên di chuyển, làm việc tại vùng không có sóng di động như ngư dân, cán bộ giàn khoan, cán bộ kiểm lâm, lực lượng tuần tra duyên hải…
Hầu hết người dùng đưa ra phản hồi tốt, cho rằng di động vệ tinh VinaPhone-S khá cạnh tranh với vài dịch vụ tương tự khi nhà mạng chủ động cung cấp trọn bộ thiết bị, gói cước và mức giá hợp lý.
Sau thời gian triển khai dịch vụ trả sau, sắp tới VinaPhone sẽ cung cấp gói trả trước và các gói cước ưu đãi phù hợp cho nhiều đối tượng, giúp người dùng tối ưu chi phí.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

MobiFone nghiên cứu, hiện thực hóa thành những sản phẩm CNTT

Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên, công nghệ ảnh 360 độ và thực tế ảo, công nghệ nhận dạng chữ viết, công nghệ chat tự động, công nghệ Video streaming hay công nghệ xử lý dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây, các công nghệ lớp giữa, v.v. là những công nghệ đã và đang được MobiFone nghiên cứu, hiện thực hóa thành những sản phẩm CNTT để cung cấp cho thị trường CNTT Việt Nam trong năm 2017.
Tiến vào kỷ nguyên số và trong xu hướng Công nghệ thông tin – viễn thông hội tụ, MobiFone đã chính trực bước chân vào lĩnh vực Công nghệ thông tin. Ngay từ đầu, MobiFone xác định cần phải đi theo những công nghệ mới, tương lai để sớm chiếm lĩnh thị trường và trở thành nhà cung cấp dịch vụ CNTT số một tại Việt Nam.
 Xác định điều đó, chỉ trong vòng một thời gian ngắn, với chiến lược liên kết – công hưởng, MobiFone đã hợp tác với nhiều đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước, phát triển và làm chủ những công nghệ hàng đầu và ứng dụng tạo thành các sản phẩm, sẵn sàng cung cấp cho thị trường CNTT từ năm 2017.
Công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên – Giải pháp SocialME thu thập và xử lý dữ liệu từ Internet giúp quản lý thương hiệu, đo đạc hiệu quả truyền thông, ngăn chặn khủng hoảng truyền thông và hỗ trợ chủ động chăm sóc khách hàng.
Với xu thế mạng xã hội, các diễn đàn, các trang báo điện tử phát triển ngày càng mạnh, mỗi ngày có hàng chục triệu nội dung liên quan đến các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội được người dùng đưa lên trên Internet. Việc tìm hiểu các nội dung này mang lại khả năng nhận biết các xu thế, xu hướng mới hoặc khả năng nhận biết phản ứng của người dùng với các thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp cũng như mức độ hài lòng của khách hàng.
Đánh giá các lợi ích đó, MobiFone đã đặt vấn đề cần phải thu thập các dữ liệu này, phát triển công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên để nâng cao am hiểu khách hàng và phục vụ tốt hơn, không những cho MobiFone mà cho hàng nghìn doanh nghiệp khác. Sau một thời gian nghiên cứu cùng các đối tác, chuyên gia, MobiFone đã cho ra đời giải pháp SocialME (Social Media Engagement) giúp thu thập trên 90% nội dung tiếng Việt trên Internet, phân loại nội dung tích cực, tiêu cực, trung tính cho nội dung này tương ứng với từng chủ đề, chủ thể. Doanh nghiệp khai thác công cụ này có thể nhận biết thương hiệu của mình đang được phản ánh thế nào, nhanh chóng nhận diện thông tin tiêu cực giúp ngăn chặn các cuộc khủng hoảng truyền thông, giúp nhận diện khách hàng nào đang không hài lòng về sản phẩm của mình, ở đâu, khi nào, v.v. để từ đó chủ động chăm sóc khách hàng thay vì bị động chờ khách hàng phản ánh. Theo MobiFone, doanh nghiệp sử dụng SocialME có thể cải thiện đáng kể hình ảnh của mình trong mắt khách hàng và gia tăng hiệu quả chăm sóc khách hàng lên hơn 50%.
Công nghệ ảnh 360 độ và thực tế ảo - MobiSphere
Mặc dù Facebook và một số các mạng xã hội trực tuyến khác đã đưa ra các công cụ giúp chụp ảnh 360 độ, công nghệ ảnh 360 độ vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi và đặc biệt, các doanh nghiệp vẫn không thể khai thác lợi ích của ảnh 360 độ một cách dễ dàng.
Với giải pháp MobiSphere cung cấp công cụ dựng ảnh 360 độ cùng các hiệu ứng, một trung tâm thương mại có thể được giả lập hoàn toàn để khách hàng có thể tham quan toàn trung tâm mà không cần phải đến hay đi khắp trung tâm. Nếu kết hợp thêm kính thực tế ảo, khách hàng hoàn toàn có thể điều khiển bằng ánh mắt để di chuyển hoặc xem giá cả từng mặt hàng mà mình quan tâm hoặc xem các chương trình khuyến mãi của các gian hàng trong trung tâm.
Tương tự như vậy, một khu du lịch, khu nghỉ dưỡng có thể được giả lập hoàn toàn để khách hàng có thể dễ dàng trải nghiệm mà không cần phải đến tận nơi, giúp doanh nghiệp có thể giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ một cách trực quan, mang lại cảm giác đẳng cấp, tuyệt vời khách hàng, v.v.
Công nghệ nhận dạng chữ viết văn bản – Docless, giải pháp số hóa đơn giản cho doanh nghiệp.
Trong xu thế công nghệ, các dạng dữ liệu giấy được scan thành tài liệu, lưu trữ trong hệ thống máy tính. Tuy nhiên nếu chỉ scan bình thường, các nội dung đó sẽ ở các định dạng nội dung mà máy tính không thể hiểu được (ví dụ: dạng ảnh, pdf chứa ảnh) và không thể tìm kiếm lại bằng các công cụ tìm kiếm, khiến cho việc tìm kiếm, truy xuất rất khó khăn.
Với sản phẩm Docless, MobiFone mang lại một công cụ tiện dụng cho doanh nghiệp để lưu trữ dữ liệu và tìm kiếm nhanh chóng. Giải pháp cho phép doanh nghiệp tạo không giới hạn các kho lưu trữ khác nhau, tương ứng các đơn vị hoặc thậm chí cá nhân, quản trị nội dung một cách hiệu quả và dễ dàng tìm kiếm lại các nội dung, không chỉ ở các tiêu đề mà còn ở bất kỳ nội dung nào bên trong các tài liệu. Giải pháp cũng cho phép doanh nghiệp khai báo không giới hạn các mẫu văn bản, hợp đồng, tài liệu, hóa đơn, chứng từ (tờ khai mở tài khoản ngân hàng, tờ khai hải quan, phiếu đăng ký, phiếu khảo sát, v.v.…). và định nghĩa các trường thông tin để nhận dạng các giá trị / nội dung theo đúng các mẫu cần thiết, giúp giảm tới 95%-98% nhân công thực hiện.
Với hai dạng cung cấp, trên Cloud và dạng một thiết bị máy chủ mini đi kèm phần mềm, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, khai thác chỉ với một vài thao tác đơn giản.
Bên cạnh giải pháp Docless, công nghệ nhận dạng chữ viết còn được ứng dụng vào các bài toán nhận dạng Chứng minh nhân dân (CMND), thẻ căn cước, hộ chiếu, biển số xe, v.v.
Công nghệ chat tự động
Chat tự động với máy tính là một trong 10 công nghệ được Gartner dự đoán thành công nghệ chiến lược năm 2017. Chat tự động là công cụ giúp người dùng có thể hỏi đáp với máy tính về các vấn đề liên quan. Một số chat bot nổi tiếng hiện nay có thể kể đến Siri, Cortana, Alexa…
Không chỉ dừng lại ở việc tán gẫu, tương tác đơn thuần hay thực hiện các tác vụ được giao trên hệ thống, Chat bot ngày nay được nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào việc tiếp thị. Theo các đánh giá, Chat bot giúp doanh nghiệp tiếp thị dễ hơn, tự nhiên và thân thiện với khách hàng hơn, không khiến họ cảm thấy được bản chất của quảng cáo. Hoặc thay vì phải tải ứng dụng về và đăng ký thành viên để truy cập một dịch vụ nào đó thì người dùng di động chỉ việc gửi một tin nhắn đến bot của doanh nghiệp để thực hiện nhiều loại hoạt động khác nhau, như mua vé xem phim, gọi taxi, đặt hàng thức ăn giao tận nhà hay đơn giản là để đọc tin…
Đối với doanh nghiệp, chat tự động có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm công sức trả lời khách hàng trên các ứng dụng hỏi đáp trực tuyến, đặc biệt là các câu hỏi thường xuyên. Công cụ chat tự động ứng dụng công nghệ học máy, do đó theo thời gian, công cụ chat có thể giải đáp tới 70%-75% các nội dung câu hỏi của khách hàng, theo đó có thể tiết kiệm tới 70% công sức, tiết kiệm hàng tỷ đồng cho các doanh nghiệp lớn.
MobiFone đang tiếp tục hoàn thiện và dự kiến có thể cung cấp cho khách hàng công nghệ này từ khoảng Quý II năm 2017.
Công nghệ Video Streaming – Giải pháp hội nghị truyền hình MegaMeeting
Video Streaming đã ngày càng đi vào cuộc sống với hàng loạt các ứng dụng video streaming như Facebook, Bigo live, v.v. Ở góc độ doanh nghiệp, công nghệ Video streaming được ứng dụng cho các dịch vụ hội nghị truyền hình, giúp doanh nghiệp có thể tổ chức hội nghị tại nhiều điểm cầu khác nhau.
Trước đây, các giải pháp hội nghị truyền hình thường có chi phí rất cao, và cơ bản vẫn là những giải pháp cao cấp, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có điều kiện tiếp cận. Với công nghệ mới, MobiFone hy vọng sẽ mang lại giải pháp với chi phí hợp lý hơn, đơn giản, thuận tiện, chi phí đầu tư thấp.
Công nghệ xử lý dữ liệu lớn – Big Data
Big Data không còn là xu thế mà đã được khẳng định và được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tuy nhiên, tại Việt Nam, Big Data vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi. Là một trong những đơn vị đi đầu và quan tâm đến vấn đề phân tích dữ liệu nhằm nâng cao sự am hiểu khách hàng và phục vụ khách hàng tốt hơn, MobiFone đã ứng dụng Big Data từ năm 2012 và đến nay đã có một hệ thống Big Data hoàn chỉnh với công nghệ của IBM có khả năng xử lý hàng trăm TeraBytes dữ liệu có cấu trúc và phi cấu trúc. Trong năm 2016, MobiFone đã chính thức thành lập một đơn vị chuyên trách về Big Data, nghiên cứu và thử nghiệm hàng chục mô hình xử lý (model) cho các bài toán khác nhau, mang lại doanh thu trực tiếp hàng chục tỷ đồng.
Thực tế, Big Data có thể ứng dụng trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, trong năm 2017, MobiFone tiếp tục mở rộng việc khai thác hệ thống này, không những chỉ với dữ liệu viễn thông mà sẽ bao gồm dữ liệu từ internet, các mạng xã hội, các dữ liệu chuyên ngành khác, đồng thời mong muốn chia sẻ các kinh nghiệm, kỹ thuật, các mô hình bài toán đã ứng dụng cho các doanh nghiệp khác, đặc biệt là các doanh nghiệp viễn thông, giao thông, ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ, truyền thông, marketing, v.v.
Công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing) – MobiFone Cloud
Điện toán đám mây có lẽ là một trong những công nghệ nổi bật nhất trong khoảng 5 năm vừa qua và tạo nên nhiều thay đổi trong các hoạt động công nghệ. Công nghệ điện toán đám mây cũng giúp doanh nghiệp giảm chi phí đầu tư, chi phí vận hành và thời gian triển khai các sản phẩm, giải pháp đồng thời giúp các nhà cung cấp giải pháp cung cấp sản phẩm đến khách hàng nhanh chóng, tiện lợi hơn.
MobiFone xác định đây là một trong những công nghệ mấu chốt, nền tảng giúp MobiFone chuyển từ một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống (CSP) thành một nhà cung cấp đa dịch vụ (SP). Năm 2016, MobiFone đã đầu tư thử nghiệm, xây dựng hệ thống MobiFone Cloud hoàn chỉnh với hơn 1000 CPU, làm chủ và cấp phát tài nguyên cho hàng trăm hệ thống phần mềm hoạt động hiệu quả, giúp giảm tới 70%-80% chi phí vận hành và nâng cao hiệu năng, tính ổn định của hệ thống.
Việc làm chủ hệ thống Cloud giúp MobiFone có thể triển khai nhanh các sản phẩm, dịch vụ hợp tác cung cấp cho khách hàng, giảm các chi phí vận hành, hỗ trợ, v.v.
Công nghệ lớp giữa (Middleware) – Giải pháp mSale
Kiến trúc SOA, công nghệ lớp giữa (middleware) đã được thế giới ứng dụng hàng chục năm nay, tuy nhiên, tại Việt Nam vẫn chưa có nhiều doanh nghiệp ứng dụng vào việc phát triển các hệ thống lớn. Việc ứng dụng lớp giữa giúp khả năng tích hợp với nhiều hệ thống cũng như khả năng quản lý, xử lý các giao dịch trực tuyến (online) dù phức tạp cũng trở nên đơn giản, hiệu quả với mức độ ổn định hơn rất cao.
MobiFone đã mạnh tay ứng dụng các công nghệ này để xây dựng nên giải pháp mSale một cách bài bản, hoàn chỉnh nhất để có được hệ thống mSale như hiện nay, xử lý hàng trăm nghìn giao dịch trực tuyến mỗi ngày với số lượng nhân viên tác nghiệp thường xuyên lên tới hàng chục nghìn người, doanh thu qua hệ thống đạt hơn 30.000 tỷ, và dù chỉ mới đưa vào khai thác trong khoảng một năm qua, hệ thống gần như không gặp phải bất kỳ sự cố nào liên quan đến việc tích hợp và xử lý giao dịch.
Có thể nói, MobiFone là một trong số ít các doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay có thể làm chủ tốt các hệ thống lớp giữa, được các hãng công nghệ uy tín như IBM, Oracle đánh giá cao.
Đầu tư nghiên cứu ứng dụng các công nghệ mới là hướng đi quan trọng của MobiFone trong việc tạo ra những sản phẩm tốt nhất, hiệu quả nhất cho doanh nghiệp, người dùng, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách của Việt Nam với các nước phát triển.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

VNPT chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ, giải pháp viễn thông - CNTT

Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Tập đoàn VNPT cho biết, VNPT đang thực hiện đấu thầu với Top 4 nhà tư vấn chiến lược lớn hàng đầu của thế giới để lựa chọn đối tác tư vấn cho VNPT xây dựng tầm nhìn, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030.
VNPT đã dịch chuyển từ nhà cung cấp dịch vụ viễn thông truyền thống sang cung cấp giải pháp, dịch vụ viễn thông - CNTT
VNPT thuê tư vấn quốc tế xây dựng tầm nhìn chiến lược
Chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2017 của VNPT vào ngày 27/12/2016, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn chỉ đạo, VNPT phải chú trọng đến xây dựng chiến lược tầm nhìn dài hạn. Tầm nhìn chiến lược phải xây dựng mục tiêu cụ thể đối với từng lĩnh vực CNTT và viễn thông, thị trường trong nước và ngoài nước. Có tầm nhìn từ đó phải nhanh chóng xây dựng giải pháp hành động cụ thể, tập trung điều hành thắng lợi sản xuất kinh doanh 2017, tạo đà cho phát triển những năm tiếp theo.
Bộ trưởng Trương Minh Tuấn cũng nhấn mạnh tới việc VNPT phải tập trung xem xét điều chỉnh chức năng nhiệm vụ và đào tạo luôn lãnh đạo kế cận, tạo điều kiện khuyến khích cho thế hệ có lãnh đạo trẻ có cơ hội đóng góp, sáng tạo để đột phá phát triển. Nếu tiếp tục phát triển cầm chừng sẽ tụt hậu, nên vấn đề đào tạo đội ngũ kế cận cần được làm ngay.
Trong năm 2017, VNPT phải tiếp tục thực hiện Đề án tái cơ cấu giai đoạn 2016-2020, phải quan tâm tới các điểm yếu, hạn chế của tái cơ cấu giai đoạn vừa qua để kịp thời khắc phục trong giai đoạn phát triển mới. VNPT cũng phải xây dựng cơ chế tạo động lực tạo điều kiện cho CBCNV sáng tạo trong sản xuất kinh doanh.
Bộ trưởng cũng chỉ đạo, VNPT phải phát huy các thế mạnh về viễn thông và CNTT của mình, phát triển kinh doanh phải tính đến hiệu quả đồng vốn bỏ ra. VNPT là nhà mạng viễn thông có lợi thế có mạng viễn viễn thông địa phương lớn nhất, đây là lợi thế mà không doanh nghiệp viễn thông nào có được. Do đó, VNPT phải tận dụng lợi thế là nhà mạng mạnh nhất, lớn nhất, với mạng lưới 63 VNPT địa phương.
Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT cho biết, để xây dựng tầm nhìn chiến lược cho VNPT đến năm 2020, trong tháng 12 VNPT sẽ kết thúc đấu thầu với Top 4 nhà tư vấn chiến lược lớn hàng đầu của thế giới để lựa chọn đối tác tư vấn cho VNPT xây dựng tầm nhìn, mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến 2030. Cố gắng trong 6 tháng sẽ hoàn thành Tầm nhìn chiến lược để báo cáo Bộ TT&TT và Chính phủ.
Ông Trần Mạnh Hùng cũng cho hay, trong giai đoạn tái cơ cấu, VNPT đã tập trung xây dựng và bồi dưỡng lãnh đạo trẻ. Tới nay, lãnh đạo già nhất ở các đơn vị là sinh năm 1967, còn lại chủ yếu là thế hệ 7x, nhiều VNPT tỉnh, thành có lãnh đạo là thế hệ 8x.
“Việc quan tâm, bồi dưỡngtạo điều kiện để cho thế hệ trẻ phát huy là bài học mà tập đoàn đã thấm nhuần trong giai đoạn tái cơ cấu vừa qua. Một số lãnh đạo thế hệ 5x, 6x đã xin nghỉ để tạo điều kiện cho giới trẻ”, ông Hùng nói.
VNPT chuyển dịch sang cung cấp dịch vụ, giải pháp viễn thông - CNTT
Theo đánh giá của Bộ trưởng Trương Minh Tuấn, năm 2016, đánh dấu sự chuyển mình của Tập đoàn VNPT sau 1 năm thực hiện đổi mới, sắp xếp lại mô hình hoạt động theo Đề án tái cơ cấu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 888/QĐ-TTg. VNPT đã tiếp tục củng cố, khẳng định vị trí là một trong ba trụ cột chính trên thị trường viễn thông CNTT tại Việt Nam.
Trong điều kiện vừa tiếp tục ổn định, sắp xếp mô hình tổ chức, vừa triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh, năm 2016,VNPT vẫn đảm bảo hoàn thành hoạt động sản xuất kinh doanh, duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định, với doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sáchcó mức tăng trưởng so với năm 2015 và đạt kế hoạch đề ra.
VNPT đã kịp thời chấn chỉnh, nghiêm túc chấp hành chỉ đạo của Bộ TT&TT và Bộ trưởng trong hoạt động kinh doanh, bước đầu triển khai giải quyết các tồn tại trong thời gian trước đây cũng như các vấn đề mới phát sinh, kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành.
Cũng theo Bộ trưởng, VNPT đã từng bước chuyển dịch cơ cấu tăng trưởng từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang phát triển, cung cấp các sản phẩm dịch vụ viễn thông - CNTT. VNPT đã trở thành đối tác của nhiều Bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp trong triển khai xây dựng hạ tầng viễn thông - CNTT phục vụ phát triển chính phủ điện tử và an toàn, an ninh thông tin.
VNPT đã chú trọng đầu tư chiều sâu trong công tác nghiên cứu và phát triển công nghiệp công nghệ thông tin để bước đầu cho ra mắt nhiều sản phẩm mang thương hiệu VNPT như: điện thoại di động, modem ADSL, WiFi, set top box…
“Những sản phẩm này không những giải quyết được nhu cầu nội tại cho hoạt động kinh doanh của VNPT, giúp giảm dần sự lệ thuộc vào các nhà sản xuất nước ngoài mà còn đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong việc tạo ra được các sản phẩm công nghệ mang thương hiệu Việt. Tôi hi vọng trong thời gian tới, sản phẩm CNTT sẽ trở thành lĩnh vực hoạt động quan trọng đem lại doanh thu, lợi nhuận lớn cho VNPT, khẳng định vị thể của VNPT với vai trò là một Tập đoàn Viễn thông - Công nghệ hàng đầu tại Việt Nam”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ông Phạm Đức Long, Tổng giám đốc VNPT cho hay, năm 2017 VNPT tiếp tục đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 15% so với thực hiện năm 2016. Doanh thu đạt mức tăng trưởng 8% so với thực hiện năm 2016. Nộp ngân sách nhà nước vượt chỉ tiêu kế hoạch nộp NSNN năm 2016; Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoàn thành chỉ tiêu do Bộ TT&TT giao.
Đồng thời VNPT sẽ tiếp tục phát triển mạng lưới và dịch vụ theo thứ tự ưu tiên các dịch vụ mũi nhọn di động, băng rộng, CNTT, dịch vụ giá trị gia tăng. VNPT sẽ tiếp tục mở rộng và nâng cao tính chuyên nghiệp cho kênh bán hàng. Đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động để cải thiện chất lượng chăm sóc khách hàng; tập trung hoàn thiện các giải pháp CNTT đã có và phát triển các ứng dụng chuyên ngành, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, góp phần đẩy mạnh triển khai Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó, VNPT sẽ xây dựng, ban hành chiến lược phát triển VNPT3.0 của Tập đoàn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn 2030. Tiếp tục tìm kiếm các cơ hội đầu tư ra nước ngoài. Thúc đẩy các hoạt động tìm kiếm đối tác và mở rộng hoạt động đầu tư và kinh doanh quốc tế. Giới thiệu và chào bán các sản phẩm, các giải pháp đóng gói của các đơn vị trong VNPT cho các nhà mạng và doanh nghiệp nước ngoài.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Viettel sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A sẵn sàng đưa các startup này đi ra thị trường nước ngoài “tham chiến”.

Trong định hướng chiến lược phát triển, từ năm 2017 Viettel sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A (mua bán, sáp nhập) startup đã có hình hài, tiềm năng và sẵn sàng đưa các startup này đi ra thị trường nước ngoài “tham chiến”.
Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh: Thái Anh.
Tại tọa đàm “Doanh nghiệp ICT Việt vươn ra thế giới” do câu lạc bộ nhà báo ICT tổ chức ngày 28/12, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel Nguyễn Mạnh Hùng cho hay, trong định hướng chiến lược phát triển, từ năm 2017 Viettel sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A (mua bán, sáp nhập) đối với startup đã có hình hài, tiềm năng. Thời điểm hiện nay, Viettel rất muốn đổ tiền đầu tư cho những startup có ý tưởng đã thành hình hài. Viettel hiện có thị trường rất lớn, khi đi ra nước ngoài thường kéo theo nhiều công ty trong nước và đó là cơ hội cho các startup.
Theo quan điểm của Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng, có thể ở góc độ sáng tạo, những doanh nghiệp lớn không bằng được như những doanh nghiệp nhỏ, các startup. Nhưng doanh nghiệp lớn lại có sẵn hệ thống phân phối, bán hàng, sản xuất sản phẩm chất lượng cao... Nếu cả hai cùng hợp tác sẽ tạo nên sức mạnh.
“Như với Viettel, chỉ cần hợp tác với chúng tôi là có ngay con số 300 triệu khách hàng”, ông Hùng nói.

Chia sẻ thêm, Tổng Giám đốc Viettel khuyến khích cộng đồng startup hãy “kích hoạt” khát vọng, tạo ra sự sáng tạo, đam mê và có niềm tin là thành công. Bởi trong thế giới phẳng, dù là một sản phẩm nhỏ bé nhưng nếu xuất sắc thì vẫn có thể đi ra được thế giới, mà sản phẩm xuất sắc thường tốt nhất khi xuất phát từ nỗi đau của chính mình và giải quyết nhu cầu của chính mình. Ngoài ra, trình bày một ý tưởng bản chất là đi bán sản phẩm để thuyết phục nhà đầu tư, phải tìm cách bán được ý tưởng. Dù bán một ý tưởng mới tuy không dễ dàng nhưng hãy nỗ lực.
Tổng Giám đốc Viettel ví câu chuyện doanh nghiệp khi đi ra nước ngoài giống như chuyện đẩy mình vào… chỗ chết, phải va vấp với những đối thủ giỏi hàng đầu thế giới trong khi chưa có gì trong tay.
“Năm 2006, Viettel còn rất bé, doanh thu và lợi nhuận chỉ bằng 1/30 - 1/40 hiện nay. Giữa bối cảnh thị trường Việt Nam khi đó chỉ có vài doanh nghiệp với nhau, Viettel quyết định đi ra nước ngoài với tư duy số 1 là cạnh tranh để học hỏi, cạnh tranh với các ông lớn để về Việt Nam làm tốt hơn. Sau đó mới là câu chuyện mở rộng thị trường, hợp tác quốc tế…”, ông Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
Nói về thế mạnh của Viettel khi đi ra nước ngoài, CEO của Viettel cho rằng đó là… cái nghèo. “Thế mạnh của Việt Nam là gì khi đi ra nước ngoài? Với Viettel, tất cả những gì người ta chê Việt Nam thì đó là sức mạnh của Việt Nam, Viettel luôn tìm thế mạnh trong những cái bị chê là kém cỏi nhất. Nghèo cũng là sức mạnh, bởi khi đó người ta khát khao nhiều hơn”, ông Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Chia sẻ của Tổng Giám đốc Viettel tại tọa đàm đã gợi nhớ đến câu chuyện ông từng chia sẻ và được lan truyền trong cộng đồng startup đó là ở thời kỳ khởi nghiệp, trong tay Viettel hầu như không có gì với nhân sự chưa đến 100 người, tổng tài sản cỡ khoảng 2 tỷ đồng. Và khi khởi nghiệp, dù phải bán đi cả cái xe máy của mình, bán đi đến cả chiếc áo cuối cùng thì cũng phải xả thân.
Cũng chính từ cái nghèo và không sợ khó khăn, gian khó, Viettel đã sẵn sàng nhảy vào những thị trường gai góc nhất, sáng tạo ra nhiều gói cước, sản phẩm phù hợp cho người nghèo, làm cuộc cách mạng đưa điện thoại đến vùng sâu, vùng xa… và hiện đã vươn lên trở thành doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam, “tham chiến” tại hàng chục quốc gia trên thế giới.
Đáng chú ý, ngay tại tọa đàm, ngay sau khi được CEO 8X Lê Hoàng Long của startup xe điện PEGA (trước có tên là HKbike) chia sẻ kế hoạch đi ra thị trường nước ngoài và 5 năm nữa sẽ có thể bán được sản phẩm xe điện ra 10 nước trên thế giới, Tổng Giám đốc Viettel Nguyễn Mạnh Hùng với sự quyết đoán của một người đứng đầu tập đoàn viễn thông lớn nhất Việt Nam đã rất nhanh chóng đưa ra lời hứa ngay trong năm 2017 sẽ đưa startup này sang tìm hiểu thị trường Peru, xúc tiến giúp xe điện của PEGA có mặt tại ngay 500 cửa hàng của Viettel tại thị trường này.
Viettel, công ty viễn thông lớn nhất Việt Nam đang để mắt tới các startup toàn cầu và xúc tiến thành lập một quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ các startup của nước ngoài.
Trả lời trang Dealstreetasi hồi tháng 4/2016, ông Lê Đăng Dũng, Phó Tổng Giám đốc Viettel cho rằng việc đầu tư vào các startup là một điều chắc chắn bởi khi công việc kinh doanh phát triển, công ty sẽ phải đa dạng hóa lĩnh vực.
Bộ phận đầu tư toàn cầu của Viettel đã đề xuất khởi động một quỹ đầu tư để rót vốn cho các startup ở nước ngoài. Hầu hết các công ty viễn thông lớn ở nước ngoài đều có các quỹ đầu tư mạo hiểm riêng và Viettel cũng muốn đi theo con đường đó bởi mục tiêu của công ty này là lọt vào Top 20 công ty viễn thông hàng đầu thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của các startup trong khu vực sẽ là động lực cho Viettel tạo nên những sản phẩm ICT mới dựa trên hạ tầng mạng, ví dụ như công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, dịch vụ thương mại điện tử hoặc chăm sóc sức khỏe điện tử
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Thứ Ba, 27 tháng 12, 2016

Mạng 4G của MobiFone, khách hàng có thể trải nghiệm những video 4K

Ngày 27/12/2016, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam đã thăm và trải nghiệm các dịch vụ của MobiFone tại trụ sở của Tổng công ty.
Ông Nguyễn Thiện Nhân tham quan khu vực trải nghiệm dịch vụ 4G của MobiFone.
Hoạt động này diễn ra cùng với sự kiện hội nghị Cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020" do Đảng bộ khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức tại trụ sở của MobiFone. Đại diện MobiFone đã giới thiệu với ông Nguyễn Thiện Nhân những dịch vụ tiện ích đang cung cấp cho khách hàng như 4G, MobiTV, Smarthome, IoT… và đưa ra những điểm nhấn về hoạt động của Tổng công ty trong năm 2016.
Trong năm 2016, MobiFone dồn lực xây dựng hạ tầng, phát triển mới gần 10.000 trạm 3G. Điều này giúp MobiFone chủ động và linh hoạt hơn trong việc phát triển và tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Năm 2016 cũng là một dấu ấn quan trọng của MobiFone khi chính thức được Chính phủ chỉ đạo là đơn vị đứng ra xây dựng và cung cấp Cổng dịch vụ công Quốc gia và giải pháp trục tích hợp dịch vụ cho Chính phủ từ năm 2017.
Trong năm 2016, mạng đường trục Bắc - Nam được MobiFone xây dựng với tốc độ cao trong thời gian ngắn để thông giai đoạn 1 tuyến đường trục Bắc - Nam từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh qua 25 tỉnh thành đã hoàn chỉnh để đi vào hoạt động chính thức vào 1/7/2016.
Đại diện MobiFone cho biết, năm 2017, MobiFone sẽ xây dựng chính sách, cung cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin để hỗ trợ, hợp tác cùng các doanh nghiệp khởi nghiệp theo đúng chủ trương của Chính phủ.
Hướng đến năm 2020, MobiFone tiếp tục đẩy mạnh mô hình kinh doanh đa dịch vụ để phục vụ nhu cầu ngày càng đa dạng và chuyên biệt của khách hàng với mục tiêu đạt doanh thu 5 tỷ USD và duy trì danh hiệu Thương hiệu Việt Nam được yêu thích nhất
Ông Nguyễn Thiện Nhân nghe giới thiệu về những dịch vụ tiện ích mà MobiFone đang cung cấp cho khách hàng như 4G, MobiTV, Smarthome, IoT...
MobiFone cho rằng, 4G chính là chìa khóa cho các câu hỏi về cung cấp các tiện ích trong cuộc sống.
Với mạng 4G của MobiFone, khách hàng có thể trải nghiệm những video 4K có độ nét gấp 4 lần  full HD, chất lượng nội dung hiển thị cao nhất, điều mà 3G không thể đáp ứng.
Ông Nguyễn Thiện Nhân trải nghiệm dịch vụ Truyền hình MobiTV. MobiFone cho biết, việc việc tích hợp giữa Viễn thông và Truyền hình trên nền công nghệ 4G sẽ tạo nên chuỗi giá trị mới cho MobiFone.

MobiFone đang trên đà chuyển dịch từ một công ty viễn thông đơn thuần trở thành nhà cung cấp đa dịch vụ, cung cấp các giải pháp cho người dùng di động và doanh nghiệp thông qua hạ tầng viễn thông và Internet.
Ông Nguyễn Thiện Nhân trải nghiệm giải pháp Smarthome của MobiFone.

Hệ thống điều khiển smarthome qua các thiết bị thông minh
MobiFone đã ứng dụng công nghệ IoT vào 2 sản phẩm mới là: đồng hồ thông minh TioKid và MobiTrack. TIO là đồng hồ thông minh dành cho trẻ em, vừa là đồng hồ thời  trang, máy điện thoại di động, GPS tracker. Sản phẩm giúp bố mẹ, người thân luôn kiểm soát và liên lạc được với con cái mọi lúc mọi nơi.
MobiTrack là Dịch vụ giải pháp Định vị Phương tiện - Giám sát hành trình cung cấp cho các chủ phương tiện vận tải giải pháp định vị phương tiện phù hợp với quy chuẩn của Tổng cục Đường bộ.
Chủ tịch Nguyễn Thiện Nhân tham quan một trong những phòng máy hiện đại nhất của MobiFone. Tại đây tập trung đặt những thiết bị thuộc phần mạng lõi, cung cấp dịch vụ trực tiếp cho các tỉnh thành khu vực phía Bắc (từ miền núi phía Bắc đến Quảng Bình).
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Viettel gấp rút chuẩn bị khai trương mạng 4G miễn phí cho khách hàng

Hiện Viettel gấp rút chuẩn bị khai trương mạng 4G trong quý I/2017 và đã bố trí hơn 1.600 điểm đổi SIM 4G miễn phí cho khách hàng.
Viettel đã thử nghiệm 4G ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Ngày 28/12/2016, Viettel đánh dấu việc sẵn sàng khai trương mạng 4G bằng chiến dịch chăm sóc, hỗ trợ khách hàng miễn phí nâng cấp lên SIM 4G và đăng ký thông tin thuê bao chính chủ. Với hơn 1.600 điểm đổi SIM miễn phí được bố trí tại các cửa hàng, siêu thị, cửa hàng ủy quyền và điểm bưu chính Viettel trên toàn quốc, khách hàng Viettel sẽ dễ dàng nâng cấp SIM đang sử dụng thành SIM 4G để ngay lập tức trải nghiệm dịch vụ khi Viettel cung cấp.
Cho đến nay, Viettel đã cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng, mạng lưới để sẵn sàng cung cấp dịch vụ 4G trong thời gian ngắn nhất, dự kiến Quý I/2017. Với 4G, khách hàng có thể trải nghiệm ưu thế vượt trội về tốc độ và tính bảo mật khi dùng Internet trên di động. Khách hàng được tận hưởng dịch vụ hoàn hảo khi xem video chất lượng cao (full HD, 4K), xem video streaming, download/upload, lướt web... Bên cạnh đó, với chiến lược vùng phủ toàn quốc, phủ diện rộng và vùng phủ chất lượng tốt, Viettel đang nỗ lực không ngừng để ngay tại thời điểm khai trương mạng 4G sẽ cung cấp dịch vụ chất lượng tốt nhất tới toàn bộ khách hàng ở tất cả các tỉnh, thành phố. 
Đặc biệt, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, các khu vực trọng điểm… dự kiến khách hàng có thể trải nghiệm công nghệ 4G sớm hơn, ngay khi Viettel hoàn thành việc lắp đặt và phát sóng các trạm 4G.
Để không bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm dịch vụ 4G sớm nhất, khách hàng nên dành ra 2 phút tại điểm đổi SIM miễn phí để nâng cấp SIM đang sử dụng lên SIM Viettel 4G càng sớm càng tốt. SIM Viettel 4G cung cấp có dung lượng 128KB, có thể sử dụng tốt trên cả mạng 3G và 2G. Ngoài ra, SIM Viettel 4G được thiết kế hiện đại, trên chất liệu tốt hơn với 3 kích cỡ MICROSIM, NANOSIM và SIM thường, phù hợp với tất cả các dòng máy điện thoại hiện có trên thị trường. Sử dụng loại SIM này, khách hàng không cần phải cắt SIM theo phương pháp thủ công
Để đổi SIM Viettel 4G miễn phí, từ ngày 01/01/2017 đến 01/03/2017, khách hàng chỉ cần tới cửa hàng Viettel gần nhất, mang theo chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu và làm thủ tục trong vòng chưa đầy 2 phút. Bên cạnh đó, trong quá trình đổi SIM 4G, Viettel đặc biệt lưu ý khách hàng nên đăng ký chính xác thông tin thuê bao theo quy định của Bộ TT&TT. Sở hữu thuê bao chính chủ giúp đảm bảo tối đa quyền lợi của khách hàng khi sử dụng các dịch vụ mà nhà mạng cung cấp. Chiến dịch miễn phí đổi SIM 4G và đăng ký thông tin chính chủ là một trong các hoạt động hỗ trợ và chăm sóc khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Viettel. 
“Ngay khi có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông 4G, chúng tôi đã bắt tay vào đầu tư thiết bị, xây lắp hạ tầng với cam kết phủ sóng 4G rộng khắp. Với 4G, Viettel mong muốn Internet di động sẽ bùng nổ tại Việt Nam và thực sự phổ cập tới tất cả mọi người. Việc thực hiện đổi SIM 4G miễn phí là một trong những hoạt động cuối cùng nhằm gấp rút đẩy nhanh quá trình khai trương dịch vụ 4G ngay trong Quý I/2017”, ông Hoàng Sơn - Tổng Giám đốc Viettel Telecom khẳng định.
Viettel là nhà mạng duy nhất tại Việt Nam có kinh nghiệm triển khai thành công 4G tại các thị trường khác trên thế giới như Burundi, Lào, Haiti và Peru. Bên cạnh đó, Viettel cũng là doanh nghiệp viễn thông đầu tiên tại Việt Nam cung cấp thử nghiệm dịch vụ 4G và đổi SIM miễn phí cho khách hàng tại thành phố Vũng Tàu. Chương trình thử nghiệm đã thu hút hàng chục nghìn khách hàng đến tham gia trải nghiệm. Tốc độ 4G tại Vũng Tàu trong thời gian thử nghiệm đạt trung bình từ 40-80Mb/s cao hơn 7 lần so với tốc độ trung bình của 3G trước đây. Tại một số điểm tốc độ có thể đạt đến 230Mb/s gần với tốc độ lý tưởng theo lý thuyết (công nghệ 4G LTE-A cao cấp hiện nay có thể đạt tốc độ download 300 Mb/s, upload 150 Mb/s).
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

MobiFone cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết chặt với nhau như việc các mạng bắt tay thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn

Trong khi nhiều doanh nghiệp than phiền họ không cạnh tranh được với hàng giả, hàng tràn lan thì ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết chặt chẽ với nhau như việc các mạng bắt tay thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn.
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ngày 27/12/2016, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương tổ chức Hội nghị Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2016 - 2020.
Tại hội nghị, nhiều doanh nghiệp than phiền họ không cạnh tranh được với hàng giả, hàng nhái từ Trung Quốc tràn sang. Đại diện khối doanh nghiệp dệt may cho biết, nếu như ở thành thị hàng Việt Nam còn có chỗ đứng thì ở vùng nông thôn hầu hết là hàng Trung Quốc, hàng giả, hàng nhái. Thậm chí, hàng giả được đưa về đến tận địa phương sau đó thích dán nhãn mác gì cũng được. Đại diện khối doanh nghiệp dệt may cho biết, với giá bán các sản phẩm dệt may đến từ Trung Quốc thì hàng trong nước không có “cửa” để cạnh tranh.
Phát biểu tại sự kiện, ông Lê Nam Trà - Chủ tịch MobiFone cho rằng, ý thức chủ trương người Việt Nam dùng hàng Việt Nam nên MobiFone đã xúc tiến ký kết và bán chéo sản phẩm dịch vụ với các doanh nghiệp trong khối. MobiFone cam kết đưa sản phẩm dịch vụ tốt nhất đến với khách hàng. Chiến lược của MobiFone là kết hợp các dịch vụ Viễn thông - CNTT và truyền hình để cung cấp cho khách hàng.
Ông Lê Nam Trà cho biết, một trong những điểm khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là quảng bá sản phẩm. Tuy giá quảng cáo trong khung giờ vàng quá đắt nhưng MobiFone có thể giảm 50% để quảng bá sản phẩm cho doanh nghiệp Việt Nam.
“MobiFone có lợi thế là sở hữu tập khách hàng lớn, MobiFone dùg Big data phân tích tập khách hàng để thấy được tính cách và khả năng tiêu thụ của mỗi cá nhân giúp các ngành như y tế, may mặc… có được thông tin để thiết kế sản phẩm phù hợp với người dùng Việt. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong khối cần có lòng tin sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhau, tạo điều kiện cho nhau bằng cách ra đầu bài yêu cầu sản phẩm dịch vụ cho nhau để đôi bên cùng có lợi. Ví dụ nếu các doanh nghiệp Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ sử dụng gói cước ngoài sẽ đắt nhưng MobiFone có thể đưa ra gói cước cho các doanh nghiệp trong cùng khối với giá cước ưu đãi”, ông Lê Nam Trà nói.
Trước than phiền nạn hàng giả, hàng nhái hoành hành, ông Lê Nam Trà cho rằng, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương cần phải phát huy tính liên kết mạnh giữa các doanh nghiệp trong khối. Việc chống hàng giả, hàng nhái vào thị trường Việt Nam có thể tham khảo bài học các nhà mạng cùng ký cam kết thu hồi SIM đã kích hoạt nhằm dẹp loạn thị trường SIM rác, tin nhắn rác dưới sự giám sát của Bộ TT&TT mới đây.
Ông Lê Nam Trà, Chủ tịch MobiFone cho rằng, các doanh nghiệp trong nước có thể liên kết chặt với nhau như việc các mạng bắt tay thu hồi SIM đã kích hoạt sẵn.
Ngay tại hội nghị, 32 doanh nghiệp là các tổng công ty, tập đoàn, ngân hàng trong Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã cùng nhau ký bản hợp tác cam kết sử dụng các sản phẩm dịch vụ của nhau. Các bên cam kết sẽ có những ưu đãi, thậm chí có thể thiết kế dịch vụ dành riêng cho nhau.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã ghi nhận, biểu dương những kết quả Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương đạt được trong thời gian qua. Đánh giá cao sự sáng tạo của Đảng ủy Khối trong việc cụ thể hóa nội dung Cuộc vận động bằng chủ trương “Các doanh nghiệp, ngân hàng, đơn vị trong Khối ưu tiên sử dụng sản phẩm, dịch vụ của nhau”, ông Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Đảng bộ Khối tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, phát huy tinh thần gương mẫu, đi đầu của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo doanh nghiệp và của đội ngũ cán bộ đảng viên nhằm tạo sự đồng thuận của tập thể, tập hợp đoàn kết và phát huy sức mạnh của doanh nghiệp và của các đoàn thể trong thực hiện Cuộc vận động. Phối hợp chặt chẽ giữa công tác tuyên truyền, vận động, huy động sự vào cuộc tích cực của các doanh nghiệp, ngân hàng tích cực đầu tư, cải tiến công nghệ, dây chuyền sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành và xây dựng thương hiệu quốc gia cho các sản phẩm.
32 doanh nghiệp là các tổng công ty, tập đoàn, ngân hàng trong Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương đã cùng nhau ký bản hợp tác cam kết sử dụng các sản phẩm dịch vụ của nhau.
Theo ông Phạm Viết Thanh, Bí thư Đảng ủy Khối, trong điều kiện hội nhập quốc tế và mở cửa thị trường nội địa Việt Nam, toàn Khối với gần 1,3 triệu lao động, từng doanh nghiệp, ngân hàng phải thay đổi mạnh mẽ hơn nữa thông qua tái cơ cấu doanh nghiệp, thay đổi quản trị, thay đổi hệ thống sản xuất để tăng năng suất lao động, tối ưu hóa sử dụng nguồn lực, đầu tư, hướng đến thay đổi công nghệ, hiệu quả, nâng cao thương hiệu. Ông Phạm Viết Thanh đề nghị các doanh nghiệp tiếp thị mở rộng kênh phân phối, mở rộng thị phần bằng hàng hóa, dịch vụ với giá cả cạnh tranh, chất lượng ngày càng cao. Đây là con đường và mục tiêu duy nhất để nâng cao uy tín, niềm tin và sự lựa chọn của gần 100 triệu người dân Việt Nam.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Asus VivoMini VM65N và VM65 được trang bị bộ xử lý Intel Core i7 thế hệ thứ 7

Hai chiếc máy tính tí hon Asus VivoMini VM65N và VM65 được trang bị bộ xử lý Intel Core i7 thế hệ thứ 7, nhân đồ họa NVIDIA và bộ nhớ DDR4.

Với dung tích khoảng 2 lít, lớn hơn kích thước ổ cứng 3,5 inch một chút, bộ đôi máy tính Asus VM65N và VM65 được trang bị bộ xử lý Intel Core i7 thế hệ thứ 7 (tên mã Kaby Lake). VivoMini VM65N là phiên bản cao cấp hơn, được trang bị nhân đồ họa rời NVIDIA cho khả năng năng chơi game độ phân giải 4K UHD, kết hợp cùng hệ thống tối ưu âm thanh ASUS SonicMaster. Cả hai máy có khả năng lắp hai ổ cứng 2,5 inch (SSD hoặc HDD), hoặc một ổ 3,5 inch.
VivoMini VM65 dùng vi xử lý Kaby Lake - ứng với những tùy chọn cấu hình từ Core i3, i5 đến i7. Bộ xử lý với bốn nhân dựa trên kiến trúc thiết kế mới, tiết kiệm điện năng, tăng cường hiệu năng tính toán. So với dòng sản phẩm trước đây, VivoMini VM65 cho hiệu năng xử lý mạnh hơn 11%, kết hợp cùng bộ nhớ RAM DDR4 dung lượng tối đa 16GB cho phép người dùng thực hiện hầu hết các tác vụ.
VivoMini VM65 có thể được gắn phía sau màn hình TV để biến nó thành một chiếc máy tính All in One. Máy hoạt động gần như im lặng với độ ồn đạt 24dB ở chế độ tải nhẹ.
VivoMini VM65N cao cấp hơn, được tích hợp nhân đồ họa rời NVIDIA GeForce 930M Optimus cho khả năng hiển thị hình ảnh độ phân giải 4K UHD, có thể chơi game ở một mức thiết lập đồ họa cao. Giải pháp đồ họa của NVIDIA khả năng xử lý hình ảnh mạnh hơn 56% so với những máy tính sử dụng card đồ họa tích hợp (iGPU) khác.
ASUS VivoMini VM65N và VivoMini VM65 sẽ chính thức được tung ra trong thời gian tới, giá bán chưa công bố.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com