Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Không chịu kém cạnh, iPhone 6 cũng có phiên bản Iron Man

Vừa qua, tín đồ yêu thích Smartphone Samsung đã có dịp sướng rơn người khi phiên bản Galaxy S6 edge Iron Man ra mắt, ngay sau đó trên Youtube cũng xuất hiện phiên bản iPhone 6 Iron Man cực ấn tượng, được biết, chi phí để "tân trang" lên phiên bản này chỉ tốn 25 USD.
iPhone 6 phiên bản Ironman cực ngầu.
iPhone 6 phiên bản Ironman cực "ngầu".
Tương tự Galasy S6 Edge, iPhone 6 Iron Man cũng lấy màu đỏ và vàng làm tông chủ đạo, tuy nhiên chỉ là phiên bản Fanmade nên độ hoàn thiện của sản phẩm được nhiều người dùng đánh giá là không bằng Galaxy S6 Edge.
Mặt trước iPhone 6 Iron Man.
Mặt trước iPhone 6 Iron Man.
Cận cảnh iPhone 6 phiên bản Iron Man.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Hãy khoan gọi Bphone là "Niềm tự hào dân tộc" chỉ vì chữ "Made in Vietnam"

Xin được bắt đầu bằng câu chuyện của chiếc xe Honda.
Những năm 80-90, gia đình nào sắm được một chiếc Honda là “oai” lắm, bà con hàng xóm cứ gọi là phải ghen tị. Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, người Việt chọn xe máy làm phương tiện đi lại chính của mình, nhu cầu tăng cao và thế là nhà máy Honda Việt Nam ra đời.
Kể từ đó, cái tên Honda đã in đậm vào tâm trí người Việt Nam đến mức cho đến tận bây giờ, chúng ta vẫn quen gọi xe máy là xe Honda. Tuy vậy, Honda vẫn là Honda, và chắc chắn rằng nó vẫn là nhiềm tự hào, sự kiêu hãnh của người Nhật, dù chiếc xe có “made in Vietnam” hay được sản xuất ở bất kỳ đâu.
Những chiếc máy ảnh Canon, Nikon cũng chẳng có cái nào được sản xuất tại Nhật, vì nó đã được gia công ở nhiều quốc gia khác. Nhưng Canon và Nikon vẫn được nhắc đến như niềm tự hào của đất nước mặt trời mọc.
Hay như chiếc điện thoại Samsung ngày nay được sản xuất từ bất cứ nơi nào trên toàn thế giới, nhưng ai cũng biết đó là đại diện của Hàn Quốc.
Nói vậy để thấy rằng, thời đại toàn cầu hóa, “made in ở đâu” cũng không còn là vấn đề quan trọng nữa.
Trở lại với câu chuyện của chiếc smartphone “made in Vietnam” đang gây bão dư luận trong những ngày qua. Người khen Bphone nhiều, và người chê Bphone cũng nhiều không kém.
Dễ nhận thấy rằng, người ta khen Bphone bởi vì đây là “sản phẩm của người Việt Nam”, “made in Vietnam”, và thông điệp được truyền tải mạnh mẽ nhất: “Bphone là niềm tự hào của Việt Nam” ... Tóm lại lòng tự hào dân tộc đã được truyền thông tận dụng triệt để.
Tự hào dân tộc, bất cứ người dân Việt Nam nào chẳng có, nhưng niềm tự hào đó có được đặt đúng chỗ hay không mới là vấn đề cần xem xét.
Qua sự kiện hoành tráng của Bphone, chúng ta thấy những gì?
Thực tế, chúng ta chưa thấy Bphone có gì khác so với QMobile, Bluefone, Mobiistar, hay F-Mobile… ngoài 1 lễ ra mắt hoành tráng, và độ “chịu chơi” của BKAV.
Một chiếc smartphone “made in Vietnam”, đúng.
Một chiếc smartphone hạng sang tiêu chuẩn thế giới, quá tuyệt vời!
Một chiếc smartphone có thiết kế đẹp “không thể tin được” hơn cả iPhone, tạm tin là vậy đi.
Chất lượng của Bphone chắc chắn là hơn hẳn đa số smartphone có mặt trên thị trường. Nhưng có một vấn đề là bên trong chiếc smartphone đó có bao nhiêu % là trí tuệ của Việt Nam?
Ngày nay, việc tạo ra một chiếc điện thoại di động không còn là điều gì mới mẻ trên thế giới, ngay cả những xưởng gia công ở Trung Quốc cũng có thể sản xuất ra một hãng điện thoại riêng.
Toàn cầu hóa dạy cho chúng ta rằng đừng quá coi trọng "made in" mà chỉ nên coi trọng thương hiệu. “Made in Vietnam" như Honda hay như Samsung - một thương hiệu điện thoại toàn cầu và rất nhiều sản phẩm khác, không có nghĩa đó là sản phẩm đại diện cho quốc gia Việt Nam.
Nếu cứ lấy một dòng chữ “made in Vietnam” ghi trên thân máy làm chuẩn rồi lấy đó là niềm tự hào dân tộc có lẽ là “hơi buồn cười”.
Vậy chúng ta nên quan tâm đến điều gì? Việc BKAV có nhà máy ở Việt Nam là đúng, nhưng có ai biết được cụ thể dây chuyền sản xuất của họ thế nào, bộ phận thiết kế ra sao không?
Quan trọng hơn cả là bộ phận R&D (Nghiên cứu và Phát triển) như thế nào, họ đã thực sự nghiên cứu ra sao? Vì chỉ khi 2 bộ phận này thật vững, thật tốt thì anh có thể thuê bất cứ ai sản xuất cho anh giống Apple, chỉ thế anh mới thực sự khác biệt.
Nếu không chứng minh được, người ta có quyền cho rằng Bkav thực ra chỉ làm các công đoạn thiết kế hình dáng, đưa ra các tính năng sản phẩm và nhập linh kiện từ Trung Quốc về ráp lại hoàn chỉnh ở nhà máy của họ, chứ không có gì gọi là “cao siêu” trong sản xuất cả.
Nghi ngờ cũng phải, bởi khi xem những hình ảnh ít ỏi về nhà máy được “tiết lộ” ra bên ngoài, trong đó không có hình ảnh nào khác ngoài công đoạn lắp ráp sản phẩm.
Bởi vậy, thay vì so sánh Bphone với iPhone, lẽ ra BKAV phải đưa những thứ bên trong nhà máy của họ lên bàn cân so sánh với Apple hay Samsung. Chẳng phải như vậy sẽ thuyết phục hơn?
Ủng hộ hay ca ngợi Bphone, không có gì sai.
Nhưng, xin hãy khoan gọi đó là “Niềm tự hào dân tộc”, chỉ vì mấy chữ "Made in Vietnam". Bởi cho dù Bphone có là "made in China" hay "made in Laos" thì cũng chẳng phải vấn đề gì to tát.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Bphone: Đừng lấy thành bại luận anh hùng.

Cũng rất lâu rồi, lâu đến mức tôi không nhớ lần gần nhất là khi nào, người Việt Nam mới tỏ ra hào hứng với 1 sự kiện công nghệ trong nước như Bphone. Trong mấy ngày đọc tin tức trên mạng về Bphone tôi thấy người ta khen chê đủ thứ, đào sâu, phân tích mọi khía cạnh, ngóc ngách về chiếc smartphone của BKAV.
Bài viết dưới đây chỉ đơn thuần là những suy nghĩ xuất phát từ góc nhìn của 1 người đã từng có thời gian làm việc trong ngành kinh doanh, nhập khẩu, "xào xáo" smartphone Trung Quốc tại Việt Nam về Bphone và những ý kiến xoay quanh nó.
Từ con ốc vít đến cái smartphone
Có một tư tưởng tồn tại trong đầu người Việt Nam đến độ gần như thâm căn cố đế, đó là: "Người Việt không sản xuất nổi con ốc vít". Và tràn ngập xung quanh chúng ta là những dẫn chứng cho nhận định ấy: Đồ Tàu từ cái xe máy cho đến cái ấm điện nhan nhản trong khi những sản phẩm tương tự "made in Việt Nam" vừa ít vừa đắt hoặc thậm chí là hoàn toàn vắng bóng.
Định kiến đó khiến nhiều người trầm trồ thán phục khi Bphone khẳng định mình ra đời hoàn toàn từ trí tuệ và bàn tay Việt. Người ta tưởng Bphone là bước nhảy vọt của công nghệ Việt Nam, đi từ chỗ không làm nổi con ốc vít cho ra hồn tới chỗ tạo ra được 1 sản phẩm công nghệ sánh vai cùng cường quốc 5 châu.
Thời gian còn làm việc cho 1 hãng smartphone thương hiệu Việt tại Việt Nam, tôi được biết những xưởng sản xuất smartphone của Trung Quốc có quy mô chỉ hơn chục công nhân cũng có thể cho ra đời những sản phẩm cấu hình tầm trung với giá bán chỉ 2-3 triệu đồng. Và chỉ với 1 vài tháng "tập dượt" các xưởng quy mô cực nhỏ của Trung Quốc hoàn toàn đủ khả năng sản xuất ra những chiếc smartphone cấu hình tầm như Bphone với giá bán rất mềm.
Vậy phải chăng công nghệ của chúng ta lạc hậu tới mức cả 1 đất nước nỗ lực 10 năm cũng không theo kịp nổi 1, 2 xưởng sản xuất quy mô gia đình của Trung Quốc?
Thực tế là vài năm trở lại đây, với sự ra đời sự ra đời của các hãng sản xuất SoC giá rẻ như Mediatek với thiết kế tham chiếu mà về cơ bản là việc lắp ráp các thành phần vào nhau theo 1 vài thiết kế do Mediatek cung cấp sẵn, cộng với 1 bộ vỏ tự mình nghĩ ra là đã có 1 sản phẩm sẵn sàng xuất xưởng. Sự thành công của MediaTek kéo theo chương trình thiết kế tham chiếu tương tự của Qualcomm với dòng chip Snapdragon.
Thiết kế tham chiếu cùng sự hỗ trợ của nhà sản xuất chipset như Qualcomm, Mediatek khiến việc đảm bảo sự tương thích, làm việc đồng bộ của các thành phần phần cứng trước đây vốn vô cùng vất vả, tốn thời gian và tốn kém giờ đây trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Đó chính là lý do vì sao các xưởng sản xuất cực nhỏ của Trung Quốc cũng làm được những chiếc smartphone có chất lượng không đến nỗi nào.
Vì thế, việc sản xuất smartphone hoàn toàn không khó khăn như người ta vẫn tưởng. Bản thân BKAV cũng thừa nhận rằng những thành phần đòi hỏi hàm lượng chất xám cao như chipset (Qualcomm), tấm nền LCD (Sharp), module camera (Omnivision), kính cường lực (Corning) v...v... đều là sản phẩm ngoại nhập.
Vị trí thực sự của BKAV trong chuỗi sản xuất phần cứng chỉ là gia công khung vỏ (housing) và lắp ráp sản phẩm (có thể là gia công cả motherboard). Tôi biết có những thương hiệu Việt đã nhắm tới việc lắp ráp sản phẩm trong nước theo cách làm tương tự BKAV với vốn đầu tư nhà xưởng chỉ trên dưới chục tỷ đồng.
Việt Nam hoàn toàn đủ sức sản xuất 1 chiếc smartphone ngang tầm thế giới nhưng đến giờ chúng ta vẫn chưa có được 1 sản phẩm thực sự cạnh tranh, lý do rất đơn giản: Giá thành.
Công nghiệp công nghệ cao ở Trung Quốc đi trước chúng ta hàng chục năm, số lượng nhà sản xuất linh kiện phần cứng phụ trợ "nhiều như mây", cộng với sự hỗ trợ hiệu quả của các chính sách của chính phủ đối với hoạt động sản xuất khiến các xưởng lắp ráp smartphone có thể tiếp cận hiệu quả với nguồn linh kiện giá rẻ. Họ hoàn toàn có thể sử dụng màn hình phân giải cao đến từ 1 xưởng sản xuất nhỏ lẻ không tên tuổi để đưa giá bán xuống thấp.
Trong khi tại Việt Nam tìm "đỏ mắt" cũng khó lòng có thể tìm được giải pháp tương đương mà phải phụ thuộc vào nguồn linh kiện nhập khẩu, khiến giá thành linh kiện bị đội lên dẫn tới giá bán không cạnh tranh. Đây là căn bệnh trầm kha ám ảnh rất nhiều sản phẩm trong nước.
Cuối cùng tất cả đi thành 1 vòng tròn con gà - quả trứng: Làm được nhưng bán đắt, không bán được thì không ai muốn làm.
Bphone cũng sa vào chính cái vòng luẩn quẩn này khi các sản phẩm có phần cứng tương đương Bphone chỉ có giá bán khoảng 8 - 9 triệu đồng thì chiếc smartphone của BKAV có giá bán cao hơn tới gần 30%: 11 triệu cho phiên bản rẻ nhất.
Bphone không đại biểu cho bước tiến của công nghệ Việt mà nó là triệu chứng căn bệnh về sức cạnh tranh của nền công nghiệp sản xuất Việt Nam. Yếu cả về chất lượng lẫn số lượng.
Từ phần cứng đến phần mềm
Nếu như ở khía cạnh phần cứng, sản xuất 1 chiếc smartphone như Bphone không phải là quá khó thì mảng phần mềm lại là câu chuyện khác.
Android với mã nguồn mở tạo điều kiện cho hàng trăm hãng sản xuất linh kiện tham gia cuộc chơi nhưng cũng đồng thời để lại 1 lỗ hổng lớn: Khả năng tương thích của phần mềm với phần cứng.
Nói đơn giản chỉ 1 cục pin của smartphone Android cũng có hàng ngàn nhà cung cấp khác nhau. Google không thể khiến Android tương thích với hàng ngàn mạch điều khiển xả - nạp nằm trên pin. Phần việc này đè lên vai của những hãng sản xuất - lắp ráp.
Chính vì thế trong suốt thời gian tôi làm việc ở hãng điện thoại thương hiệu Việt nói trên, đối tác phía Trung Quốc không thể nào tìm được cách khắc phục lỗi nhảy dung lượng pin trên máy. Trải qua 6,7 thế hệ dù cấu hình tiến vùn vụt nhưng đời máy nào cũng bị bệnh sạc đầy, khởi động lại máy báo tụt luôn đôi chục phần trăm.
Không chỉ các hãng sản xuất nhỏ gặp vấn đề về phần mềm, hãy nhìn tấm gương HTC, trên 15 năm sản xuất smartphone, gia công cho hàng chục tên tuổi danh tiếng. Vậy mà HTC vẫn không thể khắc phục được những căn bệnh trầm kha trên camera của mình như cân bằng trắng, hồng tâm, bão hoà màu, đo sáng v...v... Sự bất lực trong việc cải thiện phần mềm điều khiển camera dù phần cứng luôn dùng "hàng xịn" khiến smartphone của HTC luôn đeo mác chụp ảnh xấu.
Quay trở lại với câu chuyện Bphone. Thay vì chọn cách gia công một bộ khung phần cứng rồi đắp vội vàng vào đó phần mềm Android nguyên bản với giao diện được "chọc ngoáy" tí ti ở mức độ thay dăm bộ icon, cài thêm ít phần mềm bên thứ 3 như Viettel, VNPT và FPT từng làm trước đó thì BOS của BKAV rõ ràng có sự đầu tư nghiêm túc hơn. Vì vậy nói Bphone là sản phẩm có hàm lượng chất xám Việt nhiều nhất từ trước tới nay hoàn toàn không ngoa. Không phải hãng sản xuất nào ở Việt Nam cũng đủ tầm và đủ tâm để đầu tư về mặt sản phẩm như BKAV.
Ở góc nhìn khác, sự đầu tư ấy đem lại hiệu quả ra sao thì còn phải xem lại năng lực của BKAV. Tôi muốn giữ lại những đánh giá ấy cho tới khi được cầm thử Bphone trên tay. Nhưng thật lòng, với những gì BKAV thể hiện qua loạt ảnh chụp thực tế tại Fansipan, Hội An, Mũi Né phải nói rằng hi vọng của tôi với chất lượng phần mềm của Bphone không cao. Đặc biệt là khi đại diện BKAV tuyên bố đã cân chỉnh camera của Bphone "hàng nghìn lần".
Từ chuyện ta đến chuyện tây
Một lý luận (sự?) thường gặp trong mấy ngày hôm nay khi nhắc đến Bphone là ngày xửa ngày xưa người Nhật, người Hàn ưu tiên dùng đồ trong nước nên giờ họ mới có xe xịn, điện thoại ngon mà xài.
Điều này đúng. Nếu những năm 60 người Nhật không ưu tiên dùng những chiếc Toyota Corona thần thánh đi 2 cơn mưa khung xe rỉ hoen quèn thì giờ làm gì có Toyota của ngày hôm nay? Hoặc nếu năm 70 người Hàn không tự cảm thấy yêu thích những chiếc Stellar "máy cày bánh lốp" thì có lẽ Huyndai cũng đã sập tiệm từ lâu.
Nhưng nhìn lại, sau chiến tranh, công nghiệp sản xuất ô tô, đồ điện tử của cả Nhật và Hàn Quốc đều hướng tới mục tiêu thoả mãn thị trường cấp thấp trong nước.
Đồ điện tử, xe hơi Nhật Bản thời kỳ đầu có chất lượng "tầm phào" nhưng bù lại giá bán của chúng rất rẻ. Phù hợp với thu nhập của người dân Nhật sau thế chiến 2. Cạnh tranh bằng giá bán chính là chiến lược cạnh tranh hiệu quả nhất, đem lại cú huých về doanh số tạo đà cho ngành công nghiệp xe hơi, điện tử của Nhật Bản phát triển. Nói trắng ra, người Nhật, Hàn mua xe, đồ điện tử của họ ở thời kỳ đầu chủ yếu là vì đồ nội địa rẻ hơn đồ ngoại nhập chứ không hẳn chỉ vì họ muốn ủng hộ nền công nghiệp nước nhà mà cắn răng.
Chính vì lý do ấy, vin vào lý do ủng hộ hàng Việt để mua Bphone dù giá bán cao hơn vài triệu là không công tâm.
Thêm vào đó nếu Bphone muốn được người Việt ủng hộ, nên chăng BKAV hãy hướng tới đối tượng thực sự là đa số người Việt thay vì chọn phân khúc cao cấp với giá bán cơ bản gấp gần 3 lần lương trung bình tháng của người Việt Nam (4 triệu đồng).
Kết luận
Để có thể đánh được vào phân khúc tầm trung, cao cấp, 1 thương hiệu mới như Bphone cần 1 cú đánh nhanh, mạnh, hiệu quả bằng "tính năng, thiết kế choáng váng" hoặc "giá rẻ giật mình". Cả 2 điều ấy Bphone đều không làm được, bất chấp mọi lời tán tụng của BKAV trong lễ ra mắt. Tính năng phần mềm dù rất quan trọng nhưng sẽ chỉ phát huy diệu dụng khi người dùng đã mua máy mà không thể thuyết phục họ móc hầu bao.
Từ góc nhìn đó, tương lai của Bphone khá ảm đạm và đi kèm với nó vẫn là những trăn trở về sức cạnh tranh của công nghiệp công nghệ cao Việt Nam.
Thành bại với 1 sản phẩm đầu tay như Bphone không phải điều gì quá to tát, miễn là Nguyễn Tử Quảng không ngã lòng thì chúng ta vẫn còn hi vọng được thấy Bphone 2, Bphone 3 đáng mua hơn, và 1 BKAV "người lớn" hơn trong lời ăn tiếng nói.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Dân mạng háo hức chào đón 5G.

Trước khi kết thúc thập niên thứ 2 của thế kỉ 21, các công ty cung cấp wireless đang được mong chờ sẽ bắt đầu phục vụ người tiêu dùng công nghệ 5G, một dạng công nghệ hứa hẹn sẽ có tốc độ nhanh hơn 4G đến... 40 lần.
Với tốc độ “khủng” như thế, bạn sẽ có thể làm được những điều khó tin trên smartphone của mình. Chẳng hạn như, Nokia nói rằng 5G sẽ cho phép mọi người xem phim 8K ở định dạng 3-D. Đó quả là điều tuyệt vời, vì khi đó khán giả sẽ được thưởng thức những bộ phim có độ nét gấp đôi phim 4K và gấp 16 lần so với các bộ phim full HD. Một người nếu xài 5G có thể tải một bộ phim 3-D chỉ trong khoảng 6 giây, trong khi ở 4G họ sẽ mất đến 6 phút.
Nhưng dĩ nhiên tốc độ cao thì... chi phí cũng sẽ cao
Theo Netflix, một bộ phim định dạng chuẩn thông thường mà bạn xem trên smartphone của mình sẽ tốn 0,7 GB dữ liệu mỗi giờ. Một giờ xem phim HD 1080p tốn 3 GB. Một bộ phim 3-D mất 4,7GB và một bộ phim 4K dùng tới 7GB dữ liệu. Như vậy chỉ trong vòng 1 giờ, bạn đã “mất toi” hơn 3 lần kế hoạch sử dụng dữ liệu của một tháng trung bình.
Vì thế, nếu bạn đang mơ về những buổi chuyện trò trên FaceTime 3-D bằng công nghệ 5G thì bạn nên chuẩn bị tâm lý đón nhận những hóa đơn điện thoại thật sự... “sốc”.
Do tốc độ wireless đã tăng trong suốt thập niên qua nên lượng dữ liệu người tiêu dùng sử dụng cũng tăng vọt. Theo Cisco, ngày nay các smartphone 4G phát sinh gần gấp 10 lần lưu lượng dữ liệu so với các thiết bị không có 4G. Kết quả là các hóa đơn điện thoại di động cũng ngày càng... phình to ra.
Theo văn phòng thống kê lao động của Mỹ, trong năm 2013, hóa đơn điện thoại di động trung bình của dân Mỹ là 76 USD/tháng, tăng 50% so với con số 51 USD/tháng của năm 2007, năm mà iPhone chính thức ra mắt.
Cisco dự báo rằng vào năm 2019, lưu lượng dữ liệu di động đến và đi từ các cột phát sóng sẽ tăng 57%. Vì thế nếu kế hoạch sử dụng dữ liệu vẫn giữ nguyên trong 4 năm tới thì hóa đơn di động của một người dùng trung bình có thể tăng 43 USD/tháng lên thành 119 USD.
Các nhà phân tích wireless mong đợi chi phí điện thoại di động sẽ giảm xuống đến mức mà khiến cho 5G có thể vừa túi tiền của người tiêu dùng. Nhưng nếu bạn muốn dịch vụ 5G mà có chi phí ngang bằng với 4G thì các công ty cung cấp wireless sẽ phải giảm giá mỗi bit dữ liệu xuống 1/1000 so với mức hiện tại, theo như phân tích chi phí 5G của đại học Bridgeport.
Mặc dù điều đó sẽ không xảy ra, nhưng đáng lưu ý rằng các 4 “ông lớn” cung cấp wireless ở Mỹ trong mấy năm qua cũng đã giảm chi phí cho người tiêu dùng. Chẳng hạn Verizon đã giảm 10 USD/tháng hồi đầu năm nay. AT&T giảm 15 USD hồi năm ngoái. T-Mobile và Sprint cũng cắt giảm phí trong thời gian gần đây.
Công nghệ 5G có thể mở ra một kỉ nguyên mới với những bộ phim siêu nét trên smartphone và hàng loạt app có chất lượng “không thể tưởng tượng được” cho thế giới, nhưng bạn sẽ phải... móc hầu bao nhiều hơn để tận dụng được tốc độ đó.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Phone đã “hạ gục” BlackBerry một cách ngoạn mục.

 

Cho đến tận 2 năm sau khi Apple ra iPhone đầu tiên, BlackBerry vẫn không hiểu tại sao người dùng lại có thể yêu thích iPhone đến thế!
Jim Balsillie (bên trái) và Mike Lazaridis hồi năm 2006
Mike Lazaridis vẫn đang ở nhà làm những công việc tẻ nhạt khi ông xem chương trình trên truyền hình về sản phẩm mới nhất của Apple. Nhà sáng lập của BlackBerry (lúc đó vẫn còn là Research in Motion – RIM) nhanh chóng quên hết mọi thứ khác vào cái ngày tháng 1/2007 đó. Lúc đó, Steve Jobs đang ở trên sân khấu tại San Francisco, cầm trong tay chiếc điện thoại có thể tải nhạc, video và bản đồ trên internet mà ông gọi là iPhone.
“Làm sao họ làm được điều đó”, ông Lazaridis tự hỏi. Sự tò mò của ông chuyển sang suy nghĩ không thể tin nổi khi Stanley Sigman, CEO của nhà mạng Cingular Wireless bắt tay với Jobs để công bố về hợp đồng nhiều năm bán iPhone với Apple. Công ty mẹ AT&T của Cingular đang nghĩ gì chứ?
Ngày hôm sau, Lazaridis bắt gặp đồng CEO Jim Balsillie tại văn phòng và kéo ông ra trước màn hình máy tính. “Jim, tôi muốn anh xem cái này”, ông nói, chỉ vào màn công bố iPhone của Apple. “Họ đưa toàn bộ trình duyệt web vào đó”.
Suy nghĩ đầu tiên của Balsillie là RIM sẽ mất khách hàng AT&T. “Apple có sản phẩm tốt hơn”, ông nói. “Chúng ta chưa bao giờ được như thế. Thị trường Mỹ sẽ trở nên khắc nghiệt hơn”.
“Nhưng chúng ta sẽ ổn thôi”, ông Balsillie nói.
Trong mấy tháng liền, các lãnh đạo của RIM không nghĩ nhiều về iPhone. “Đó không phải là mối đe dọa với ngành kinh doanh cốt lõi của RIM”, Larry Conlee, một cộng sự hàng đầu của Lazaridis nói. “iPhone không bảo mật. Nó có pin rất nhanh cạn kiệt và bàn phím số rất khó dùng”.
Các khách hàng của RIM đánh giá rất cao tính năng bảo mật và hệ thống liên lạc hiệu quả của smartphone Blackberry. Cung cấp nội dung internet trên di động “không phải là cái khách hàng chúng ta cần”, ông Conlee nói.
Việc người tiêu dùng ưa chuộng iPhone là điều vô lý với các đối thủ như RIM, Nokia, Motorola. Pin của máy chỉ dùng được chưa đến 8 giờ, nó lại còn chạy trên một mạng lưới 2G cũ và chậm hơn, và như ông Lazaridis đoán, nhạc, video và các loại dữ liệu khác sẽ làm mạng lưới AT&T bị nghẽn. RIM đối mặt với một đối thủ họ không thể hiểu nổi.
Thảm họa lớn nhất trong lịch sử smartphone
RIM đối mặt với iPhone bằng cách bắt tay với Verizon. Nhà mạng Mỹ hiểu rõ việc AT&T độc quyền bán iPhone là một mối đe dọa rất cạnh tranh.
Hơn 1 triệu iPhone được bán ra trong 3 tháng đầu tiên. Đó không còn là một chiếc điện thoại bình thường nữa. Verizon vội vã tìm kiếm một sản phẩm để đối đầu với iPhone, và họ chọn RIM, lúc đó là nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới. Ban đầu, ông Lazaridis đưa ra kế hoạch về chiếc BlackBerry Bold, có bàn phím truyền thống và có màn hình cảm ứng mới. Nhưng Verizon bỏ qua, vì nếu Apple và AT&T có iPhone màn hình cảm ứng, Verizon cũng phải có một chiếc.
Giải pháp của Lazaridis là Storm – một chiếc điện thoại mà vào năm 2007, nó chỉ mới hơn bản mẫu một chút. Nhưng Verizon rất yêu Storm, hứa hẹn sẽ chi ngân sách marketing tới 100 triệu USD để quảng bá Storm ở hàng ngàn điểm án lẻ. Đó thực sự là thời điểm chuyển mình lớn tại Mỹ của BlackBerry, và ông Lazaridis cảm thấy không thể nói không dù Verizon đặt hạn cuối ra Storm là vào mùa xuân năm 2008.
Tức là chỉ còn 9 tháng nữa để ra mắt sản phẩm. Nhưng phải tới 15 tháng sau, vào tháng 11/2008, RIM mới bắt đầu bán Storm vào mùa Giáng sinh. Trong nội bộ của RIM, các kỹ sư đều biết công ty đang bán ra một sản phẩm lỗi.
Trình duyệt chậm, màn hình không phản ứng tốt ở các góc, và thiết bị thường xuyên bị treo, khởi động lại. Ban đầu, thiết bị rất chạy với doanh số 1 triệu máy trong 2 tháng đầu tiên năm 2008. Nhưng sau đó, rất nhiều máy bị trả về để thay thế. Storm hoàn toàn thất bại. Verizon muốn RIM phải trả gần 500 triệu USD để đền bù cho những mất mát của hãng.
Tuy nhiên, RIM đưa ra một giải pháp, bao gồm sửa chữa miễn phí và nâng cấp chương trình cho Storm. Hậu quả của vụ này là RIM mất hơn 100 triệu USD, còn Verizon thì khuyến cáo CEO Balsillie rằng mối quan hệ của  nhà mạng Mỹ với hãng smartphone Canada có thể thay đổi hoàn toàn.
>> Thảm họa lớn nhất trong lịch sử smartphone là gì?
BlackBerry có nguy cơ sẽ không còn tồn tại nữa
Tranh biếm họa về BlackBerry và iPhone. Nguồn: Internet
Lần đầu tiên kể từ khi IPO, RIM đã bán ra một sản phẩm tệ như vậy. Cơ hội cạnh tranh với Apple và lấy lại vị thế trong cuộc đua đã vuột mất, RIM gần như tuột dốc không phanh. RIM đã quen với chiến thắng và những lời ngợi ca, giờ đây, sự chỉ trích khiến hãng nghi ngờ liệu có nên tiếp tục sáng tạo.
Chỉ duy nhất ông Lazaridis không cho Storm là thất bại. Với ông, đó là cú vấp đầu tiên của RIM trong một công nghệ mới. Khi ông nhìn lại Storm, ông thấy nó có nhiều cải tiến: nó có camera tốt, khả năng xem video mượt, loa hay và pin có thể thay thế. Đó là thiết bị 3G đầu tiên của Verizon. Ông cho rằng đó là lỗi của các nhân viên đã đưa ra một sản phẩm tệ như thế.
Ông Lazaridis co rằng Storm là loại thiết bị mà Blackberry nên tiếp tục cải tiến. RIM đã ra Storm 2. Dù doanh số Storm 2 vẫn èo uột, nhưng ông Lazaridis vẫn khăng khăng tin vào Storm cho đên snawm 2010, khi các nhà mạng Mỹ cuối cùng đã chán ngấy với thiết bị này.
Mặc dù bị thị trường từ chối, ông Lazaridis vẫn tin vào 4 trụ cột thành công của BlackBerry – đó là thời lượng pin tốt, tiết kiệm băng thông cho nhà mạng, bảo mật và bàn phím của BlackBerry. 2 năm sau khi Apple iPhone ra đời, ông Lazaridis vẫn không thể hiểu tại sao người dùng iPhone lại đổ xô sử dụng một thiết bị mà họ liên tục phải sạc pin.
Nhưng không còn đường lui nào nữa. Apple đã đặt ra một kỷ nguyên mới cho ngành viễn thông. Và RIM, cũng như nhiều hãng khác, chỉ là những kẻ đi theo.
Tình hình ngày càng tệ hơn với RIM – hãng sau này đã đổi tên thành BlackBerry. Gần đây, tin đồn rộ lên nhiều đại gia công nghệ muốn thâu tóm hãng viễn thông Canada BlackBerry. Ngoài Microsoft, trong danh sách này còn có các tên tuổi của Trung Quốc như Xiaomi, Huawei, Lenovo.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Nhà mạng phát tán tin nhắn rác có thể bị phạt vài trăm triệu đồng

Bộ TT&TT sẽ tăng cường quản lý, thanh tra các nhà mạng để kịp thời chấn chỉnh việc phát tán tin nhắn rác, tùy từng tình tiết có thể xử phạt vài trăm triệu đồng.
Thưa Bộ trưởng, thời gian gần đây, nhiều người dân gửi câu hỏi tới chương trình cho rằng, tình hình phát tán thông tin giả mạo, thông tin độc hại vi phạm pháp luật đang diễn biến khá phức tạp và công khai. Bộ trưởng đánh giá như thế nào về tình trạng này? Vì sao việc phát tán các thông tin này lại công khai như vậy?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Cho đến nay, nước ta đã có trên 30 triệu người sử dụng internet và trên 100 triệu thuê bao di động.
Tiện ích của internet rất nhiều nhưng bản chất về công nghệ của internet là môi trường mở, không biên giới. Khi tiếp cận internet ở môi trường như vậy, cộng đồng trong xã hội đều tự do truy cập internet.
Chính tiện ích này đã tạo môi trường cho những kẻ xấu lợi dụng để phát tán những thông tin xấu, độc hại. Các đối tượng này rất tích cực phát tán các thông tin sai trái để thu lợi bất chính hoặc dùng môi trường internet để chống phá chúng ta
Khi đất nước ta có những sự kiện chính trị quan trọng, các thế lực thù địch cũng gia tăng phát tán các thông tin sai trái.
Thưa Bộ trưởng, các trang phát tán thông tin độc hại này trên thực tế vẫn thu hút được số lượng người đọc nhất định. Điều này rõ ràng đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến chúng ta, vậy với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về truyền thông, thông tin. Xin Bộ trưởng cho biết chúng ta sẽ có giải pháp gì để đối phó với tình trạng này?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đặc biệt là sự vào cuộc của các cơ quan báo chí truyền thông đã tuyên truyền tới người dân những mặt tích cực cũng như những mặt trái của internet, đồng thời giúp người dân thấy được các thủ đoạn của những kẻ xấu cũng như những thế lực thù địch, vì vậy, người dân đã quay lưng lại với những thông tin độc hại này.
Ví dụ, những trang như dân làm báo, quan làm báo… trước đây có thể nói là đã gây hiệu ứng xã hội. Nhưng sau đó, nhờ các cơ quan truyền thông báo chí của chúng ta vào cuộc, người dân đã cảnh tỉnh và thấy rằng nếu không cẩn thận mình sẽ bị mắc lừa. Người dân đã dần dần quay lưng lại với những trang thông tin như vậy.
Chính vì vậy, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã tham mưu, đề xuất xây dựng nhiều văn bản pháp quy, trong đó tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 72/NĐ-CP, năm 2013, để quản lý dịch vụ internet và các thông tin trên mạng.
Bộ cũng đã ban hành Thông tư 09, năm 2014, để quy rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của người cung cấp thông tin trên mạng cũng như sử dụng thông tin trên mạng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, của tổ chức xã hội khi cung cấp các dịch vụ thông tin trên mạng, sử dụng thông tin trên mạng đúng quy định pháp luật.
Trong năm 2015 này, Quốc hội sẽ xem xét để thông qua Luật An toàn thông tin. Đây là một dự án luật quan trọng góp phần hoàn thiện dần hành lang pháp lý quản lý trên môi trường mạng.
Còn để ngăn chặn những công cụ phát tán thông tin khác như tin nhắn rác... thì Bộ TT&TT đã có những giải pháp quản lý như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Đối với những thông tin dạng này, ngay từ năm 2008, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 90 về ngăn chặn thư rác và Nghị định 77, năm 2012, bổ sung một số điều cho Nghị định 90.
Bộ TT&TT cũng đã ban hành một số văn bản gồm: Thông tư 14, năm 2012, để quản lý thuê bao trả trước (mọi người đều phải kê khai danh tính khi tiếp cận với thuê bao trả trước); Thông tư 04, năm 2012, quy định quản lý hoạt động của các dịch vụ di động để hạn chế sim rác, sim ảo.
Đây là 2 thông tư quan trọng để góp phần ngăn chặn tin nhắn rác. Tuy nhiên, thực trạng tin nhắn rác đến nay vẫn diễn biến phức tạp.
Thưa Bộ trưởng, còn một khán giả có bày tỏ sự băn khoăn là, các trang mạng phát tán thông tin độc hại này trên thực tế vẫn thu hút được một số lượng người đọc nhất định. Điều này rõ ràng đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội. Vậy với trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước về truyền thông, thông tin, Bộ trưởng cho biết chúng ta có giải pháp gì để đối phó với tình trạng này?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng, đặc biệt là sự vào cuộc của các cơ quan báo chí truyền thông đã tuyên truyền tới người dân những mặt tích cực cũng như những mặt trái của internet, đồng thời giúp người dân thấy được các thủ đoạn của những kẻ xấu cũng như những thế lực thù địch, vì vậy, người dân đã quay lưng lại với những thông tin độc hại này.
Ví dụ, những trang như dân làm báo, quan làm báo… trước đây có thể nói là đã gây hiệu ứng xã hội. Nhưng sau đó, nhờ các cơ quan truyền thông báo chí của chúng ta vào cuộc, người dân đã cảnh tỉnh và thấy rằng nếu không cẩn thận mình sẽ bị mắc lừa. Người dân đã dần dần quay lưng lại với những trang thông tin như vậy.
Chính vì vậy, thời gian vừa qua, Bộ TT&TT đã tham mưu, đề xuất xây dựng nhiều văn bản pháp quy, trong đó tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 72/NĐ-CP, năm 2013, để quản lý dịch vụ internet và các thông tin trên mạng.
Bộ cũng đã ban hành Thông tư 09, năm 2014, để quy rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và nghĩa vụ của người cung cấp thông tin trên mạng cũng như sử dụng thông tin trên mạng nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân, của tổ chức xã hội khi cung cấp các dịch vụ thông tin trên mạng, sử dụng thông tin trên mạng đúng quy định pháp luật.
Trong năm 2015 này, Quốc hội sẽ xem xét để thông qua Luật An toàn thông tin. Đây là một dự án luật quan trọng góp phần hoàn thiện dần hành lang pháp lý quản lý trên môi trường mạng.
Còn để ngăn chặn những công cụ phát tán thông tin khác như tin nhắn rác... thì Bộ TT&TT đang có những giải pháp quản lý như thế nào để thực sự chấn chỉnh được hiện tượng này, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Đối với những thông tin dạng này, ngay từ năm 2008, Bộ TT&TT đã tham mưu Chính phủ ban hành Nghị định 90 về ngăn chặn thư rác và Nghị định 77, năm 2012, bổ sung một số điều cho Nghị định 90.
Bộ TT&TT cũng đã ban hành một số văn bản gồm: Thông tư 14, năm 2012, để quản lý thuê bao trả trước (mọi người đều phải kê khai danh tính khi tiếp cận với thuê bao trả trước); Thông tư 04, năm 2012, quy định quản lý hoạt động của các dịch vụ di động để hạn chế sim rác, sim ảo.
Đây là 2 thông tư quan trọng để góp phần ngăn chặn tin nhắn rác. Tuy nhiên, thực trạng tin nhắn rác đến nay vẫn diễn biến phức tạp.
Ngoài 2 giải pháp trên, Bộ TT&TT cũng đang sử dụng một giải pháp rất thân thiện với người dân, đó là xây dựng đầu số 456.
Nếu người dân gặp phải các tin nhắn rác, lừa đảo thì có thể chuyển tiếp tin nhắn đó tới đầu số miễn phí 456. Đầu số này do Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam thuộc Bộ TT&TT đang quản lý.

Trung tâm này có trách nhiệm thu thập và tổng hợp những tin nhắn rác gửi về để lắng nghe những bức xúc của xã hội, đồng thời thấy được các nội dung, thủ đoạn của người phát tán tin nhắn rác, nhằm đề xuất những phương án, xây dựng các chính sách góp phần quản lý tin nhắn rác.
Một số người dân cho biết, vào giai đoạn cao điểm Tết Ất Mùi vừa qua, tình trạng tin nhắn rác có giảm đi sau khi Bộ Thông tin vàTruyền thông vào cuộc “mạnh tay”. Thế nhưng tới thời điểm hiện tại thì dường như hiện tượng này đang quay trở lại và phát tán khá mạnh mẽ. Vậy Bộ Thông tin Truyền thông đang có giải pháp gì mạnh tay hơn bên cạnh những văn bản quy phạm pháp luật chúng ta đã có, để thực sự chấn chỉnh được hiện tượng này?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Trong thời gian tới, Bộ Thông tin - Truyền thông sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng, đặc biệt là các cơ quan thanh tra của Bộ cũng như thanh tra của các Sở, ngành và các cơ quan chức năng khác để tiếp tục thanh tra giám sát hơn nữa và nâng cao trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và trực tiếp là các nhà mạng để ngăn chặn tin rác, ngăn chặn các hoạt động bất hợp pháp một cách kịp thời.
TP HCM đã ngăn chặn được 256.000 thuê bao có dấu hiệu vi phạm pháp luật, đặc biệt là phát tán tin nhắn rác. Đối với các nhà mạng, như Vinaphone cũng đã cắt hợp đồng với 12 doanh nghiệp đã cung cấp nội dung. Điều này có thể nói chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn được tin nhắn rác. Thế nhưng lâu nay tình hình này vẫn diễn ra. Có nhiều độc giả băn khoăn là có khi chính các doanh nghiệp, nhà mạng lại gián tiếp tiếp tay cho các doanh nghiệp cung cấp nội dung vốn là các đối tác của họ hoặc lờ đi các sim rác. Vậy, Bộ có những biện pháp mạnh tay đối với các nhà mạng hay không, thưa Bộ trưởng?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Chúng ta đã có Nghị định 174, năm 2013, về xử phạt những hành vi sai phạm trong quá trình hoạt động dịch vụ thông tin điện tử. Nghị định này quy định cụ thể các nhà mạng nếu vi phạm hoạt động này sẽ bị xử lý nghiêm theo pháp luật.
Vì tối đa hóa lợi ích, lợi nhuận của mình, các nhà mạng đã không quản lý chặt chẽ thậm chí hợp tác với các đại lý. Do đó dẫn đến tin rác có thời kỳ được ngăn chặn nhưng có thời kỳ bùng phát lên.
Chính vì vậy, thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường quản lý, thanh tra các nhà mạng để kịp thời chấn chỉnh và xử phạt theo đúng quy định của pháp luật. Tùy từng tình tiết có thể xử phạt lên tới vài trăm triệu đồng. Với trách nhiệm giữ gìn uy tín cũng như trách nhiệm xã hội, các nhà mạng sẽ tích cực tham gia chống lại nạn tin nhắn rác.
Trong bối cảnh truyền thông phát triển mạnh mẽ, trong khi các loại thông tin xấu và độc hại vẫn hàng ngày, hàng giờ, thậm chí là từng phút được cập nhật, lan truyền trên mạng, với trách nhiệm của mình, theo Bộ trưởng, lực lượng báo chí của chúng ta nên làm gì cho phù hợp?
Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Vừa qua chúng ta biết ngoài báo chí truyền thống thì một số tờ báo, một số nhà báo cũng đã tham gia hoạt động rất tích cực trên môi trường mạng. Đây là những người lính trực tiếp được va đập với những thông tin sai trái. Với bản lĩnh của mình, với những bài viết sắc bén, họ sẽ đấu tranh, bảo vệ thuần phong mỹ tục, đường lối của Đảng, Nhà nước, đấu tranh với những luận điệu sai trái trên môi trường mạng.
Ngày 21/4 tới là kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, và một thời gian ngắn nữa là kỷ niệm 90 năm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Nhân dịp này, thay mặt Bộ TT&TT, tôi kính gửi đến các nhà báo lão thành, các hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, các nhà báo trong hệ thống báo chí nước nhà lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe, hạnh phúc. 
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Đặc điểm nào để lựa chọn chiếc smartphone phù hợp nhất cho mình?

Mua điện thoại mới luôn là một quyết định khó khăn. Có rất nhiều sự lựa chọn trên thị trường. Bạn sẽ ưu tiên những đặc điểm nào để lựa chọn chiếc smartphone phù hợp nhất cho mình?
Theo một nghiên cứu mới đây nhất của Kantar Worldpanel, trong quý vừa qua, một phần ba số người mua không hề thực hiện bất cứ tìm kiếm hoặc khảo sát nào trước khi lựa chọn một chiếc điện thoại mới. Tất cả mọi thứ đều dựa trên cảm nhận ban đầu, những lời quảng cáo hoặc truyền tai.
Dưới đây là kết quả khảo sát của trang Android Authority với các tiêu chí đánh giá về một smartphone hoàn hảo. Android Authority là một trang có tiếng chuyên viết đánh giá và tin bài chuyên về các sản phẩm Android. Với lượng bình chọn khá lớn, kết quả này được coi là đánh giá chung về một chiếc smartphone hoàn hảo trong mắt đa số người sử dụng.
Thiết kế đẹp mắt
iPhone có một lượng fan hâm mộ đông đảo như vậy cũng một phần là bởi thiết kế đẹp và tinh tế của từng sản phẩm. Khi HTC giới thiệu dòng sản phẩm One ra thị trường, nó được giới phê bình đánh giá rất cao vì thiết kế “long lanh” của mình. Chiếc Galaxy S6 và S6 Edge đại diện cho đỉnh cao trong nghệ thuật thiết kế của Samsung.
Thế nhưng cái đẹp lại thường không đi kèm với độ bền cho dù các nhà sản xuất đã rất cố gắng để cải thiện cả hai.
Câu hỏi khảo sát trên trang Android Authority có nội dung “Bạn có chấp nhật một số hạn chế nào đó để đổi lại bằng thiết kế đẹp không?”. 34% người tham gia khảo sát cho rằng chiếc điện thoại phải đủ đẹp để chúng ta có thể “tự hào khoe ra”, 33% cho rằng tiêu chí này không quá quan trọng, miễn nó đừng xấu quá và chỉ có 11% đánh giá thấp tiêu chí “thiết kế” của một smartphone.

 

 

 Kích cỡ màn hình

Nhiều người cho rằng điện thoại càng to thì càng tốt và vì thế có một thời các nhà sản xuất đã liên tục tung ra những thiết bị với kích thước ngày càng khổng lồ, đến mức phải sử dụng từ “phablet” (kết hợp của từ phone [điện thoại] và table [máy tính bảng] để nói về những chiếc smartphone có màn hình trên 5.5 inch đến 7 inch.
Chiếc Galaxy Note có màn hình 5.3 inch, Galaxy S6 có màn hình 5.1 inch. Viền màn hình ngày càng thu hẹp để phần màn hình mở rộng hết sức có thể mà không làm kích thước của máy tăng lên quá nhiều. .
Dĩ nhiên, dù muốn làm màn hình to đến cỡ nào, các nhà sản xuất vẫn phải cân nhắc yếu tố “vừa tay”. Trong cuộc khảo sát của Android Authority, 50% người sử dụng cho rằng một chiếc điện thoại từ 5.1 – 5.5 inch là vừa, chỉ có 4% muốn sở hữu một chiếc điện thoại 4.3 – 4.7 inch. Và không ai muốn sở hữu một chiếc smartphone có màn hình dưới 4.3 inch cả.
 
Độ mạnh
Chúng ta thích những thiết bị có cấu hình “ấn tượng” với chip đời mới nhất, RAM nhiều GB nhất nhưng chúng ta có thật sự khai thác hết thế mạnh của những cấu phần này không? Ngoài ưu điểm dễ thấy của các vi xử lý “hàng khủng”, bạn hãy lưu ý xem những linh kiện này có khiến thiết bị bị nóng hay hao pin nhanh hay không.
Với câu hỏi “RAM, CPU, GPU có phải là những thông tin bạn tìm kiếm đầu tiên khi quyết định mua một sản phẩm?”, có đến 2% số người tham gia khảo sát đã trả lời “Độ mạnh là tất cả những gì tôi quan tâm, tôi muốn những tiên tiến nhất”

Camera
Camera ngày càng trở nên quan trọng với những người sử dụng smartphone. Cuộc chiến megapixel giữa các hãng điện thoại chưa bao giờ có hồi kết. Các yếu tố để làm nên một chiếc camera đáng lưu ý trên smartphone bao gồm: độ phân giả, khả năng chống rung, khả năng chụp trong điều kiện thiếu sáng và thậm chí khả năng chụp selfie đẹp.
 

Khả năng kết nối

 Nhiều người từng nghĩ khả năng kết nối không phải điều gì quá quan trọng nhưng trong hoàn cảnh có hàng trăm thiết bị cùng mạnh, camera tốt, thiết kế đẹp… thì người dùng chắc chắn phải quan tâm đến khả năng kết nối. Tuy nhiên điều này tùy thuộc vào từng người sử dụng. Với một số người Bluetooth và NFC là vô cùng quan trọng nhưng với người khác những điều đó chẳng có ý nghĩa gì.
 
Độ bền
Cách đây một vài năm, những chiếc điện thoại trên thị trường đều rất bền và gần như không thể phá hủy. Ngày nay, mặt kính, vỏ nhôm siêu nhẹ và mỏng khiến những thiết bị này trở nên mong manh hơn. Kết quả cuộc khảo sát của Android Authority cho thấy chỉ có 9% người trả lời cho rằng chiếc điện thoại phải là một thiết bị siêu bền, dù hình dáng của nó có xấu cũng không sao. Tuy nhiên đại đa số người trả lời cho rằng nó chỉ cần chịu được những cú rơi và va đập là được.
Bộ nhớ
Với bạn bao nhiêu GB là đủ? 34% người trả lời cho rằng 32 GB kèm thẻ nhớ microSD là đủ. 22% cho rằng mình muốn càng nhiều càng tốt, ít nhất trên 64GB và cả thẻ nhớ mở rộng. Chỉ có 1% cho rằng mình chỉ cần những chiếc smartphone 8GB hoặc ít hơn miễn là có thẻ nhớ SD.
 

Các tính năng khác

Bạn có quan tâm đến các tính năng như cảm ứng vân tay, khả năng theo dõi nhịp tim, sạc không dây…hay không?
40% người trả lời cho rằng những tính năng này có thì tốt mà không có cũng không sao. 28% cho rằng nếu họ đang cân nhắc giữa 2 sản phẩm thì các tính năng mở rộng này sẽ chính là điểm quyết định. 9% cho rằng hầu hết những tính năng mở rộng đều không quan trọng.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015

Tại sao trên Bphone lại có hệ thống định vị?

Vì sao Bphone lại hỗ trợ cả BeiDou? Câu trả lời cũng tương tự như một chiếc smartphone thời thượng hiện nay phải hỗ trợ cả 3 mạng di động 2G/3G/4G, hay hỗ trợ kết nối Wi-Fi đủ các chuẩn a/b/g/n/ac...
Bài viết sau đây của chuyên gia công nghệ Phạm Hồng Phước sẽ làm rõ điều này
Hiện nay, tính năng định vị toàn cầu GPS đã trở thành một tiêu chuẩn không thể thiếu trong các điện thoại di động nói chung, không phải chỉ có điện thoại thông minh. Ngay cả các thiết bị thông minh có thể đeo được (wearables) cũng phải tích hợp tính năng này. Xe cộ, tàu thuyền, máy bay không thể không có. Thiết bị hộp đen hành trình mà xe chở khách ở Việt Nam gắn cũng thuộc loại này. Xe đạp, xe gắn máy, ngay cả con người (đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ em) cũng được người cẩn thận trang bị GPS. Các nhà phiêu lưu mạo hiểm, dân phượt không dám bước chân ra khỏi nhà nếu thiếu thiết bị GPS.
Vậy thì GPS để làm chi mà dữ dằn vậy? Nó là cái lõi phục vụ cho các tảc vụ tìm kiếm và dẫn đường.
3 hệ thống định vị chính của thế giới
GPS (Global Positioning System) chính là hệ thống định vị toàn cầu. Dựa vào các vệ tinh trên quỹ đạo Trái đất, nó cung cấp các thông tin về vị trí và thời gian trong bất cứ điều kiện thời tiết nào, ở bất cứ nơi nào trên hay gần Trái đất miễn là thỏa được điều kiện ắt có và đủ là nằm trong tầm bắt sóng không bị che khuất của từ 4 vệ tinh GPS trở lên (càng được nhiều vệ tinh ngó thấy thì càng chuẩn không cần chỉnh). Các chip GPS hoạt động mình ên, chỉ cần có năng lượng là hì hục và cần mẫn nhận sóng trực tiếp từ các vệ tinh.. Già trẻ trai gái, giới quân sự hay dân sự, dân làm ăn thương mại đều hưởng lợi từ GPS để tăng thêm khả năng và sức mạnh của mình.
GPS là một dự án được chính phủ Mỹ khởi động từ năm 1973 nhằm khắc phục những hạn chế của các hệ thống hoa tiêu dẫn đường (navigation system) trước đó. Bộ Quốc phòng Mỹ được giao phát triển hệ thống GPS, ban đầu với 24 vệ tinh định vị. GPS hoạt động đầy đủ chức năng từ năm 1995. Hiện nay, chính phủ Mỹ duy tu bảo dưỡng GPS, cung cấp miễn phí cho bất cứ ai trên thế giới có thiết bị GPS. Năm 2000, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn dự án hiện đại hóa mới nhất cho GPS, gọi là GPS III. Trong các gói phát triển từ năm 1978 tới nay, Mỹ đã lần lượt phóng cả thảy 65 vệ tinh GPS và hiện nay còn 32 chiếc đang làm nhiệm vụ. Trong 3 gói kế hoạch tương lai (bắt đầu từ năm 2016), Mỹ sẽ phóng thêm 36 vệ tinh nữa.
Chính nhờ cái tính cách “bao đồng”, “vác tù và hàng tổng”, “ôm rơm nặng bụng” hay “hào sảng” của Mỹ mà cả thiên hạ được nhờ.
Để bổ sung cho GPS, cũng như để có “của riêng” mình – không muốn lệ thuộc vào Mỹ, một số nước cũng đã phát triển những hệ thống định vị vệ tinh riêng, như hệ thống vệ tinh dẫn dường toàn cầu GLONASS của Nga, Galileo của Liên minh châu Âu (EU), hệ thống vệ tinh định vị khu vực IRNSS của Ấn Độ, BeiDou (Bắc Đẩu) của Trung Quốc, QZSS của Nhật Bản.
Xếp sau GPS của Mỹ là GLONASS của Nga. Hệ thống này được phát triển từ năm 1976 dưới thời Liên Xô cũ. Sau khi Liên Xô tan rã vào năm 1991, hệ thống này dần dần hụt hơi và tới cuối thập niên 1990 thì coi như tắt đài. Tới năm 2001, Tổng thống Nga Vladimir Putin bắt đầu cho phục hồi lại GLONASS. Vào năm 2010, hệ thống định vị này đã bao phủ được 100% lãnh thổ Nga và từ tháng 10-2011, nó phủ toàn cầu. Vào đầu tháng 12-2014, trong số 27 vệ tinh GLONASS thế hệ M (bắt đầu được phóng từ năm 2003) đang ở trên quỹ đạo, có 24 cái đang hoạt động. Ngoài số vệ tinh còn lại đang duy tu, sửa chữa, Nga còn phóng 2 vệ tinh GLONASS thế hệ K mới nhất đang trong giai đoạn thử nghiệm (phóng từ năm 2011).
Hệ thống định vị toàn cầu lớn thứ ba hiện nay là Bắc Đẩu (BDS) của Trung Quốc. Nó vẫn còn trong quá trình xây dựng. Được thử nghiệm từ năm 2000, tới nay, BDS đã phủ lãnh thổ Trung Quốc và một số khu vực láng giềng. Từ thế hệ BDS đầu chỉ phục vụ nội địa, thế hệ thứ hai mang tầm toàn cầu gọi là COMPASS hay BeiDou-2 đã được Trung Quốc thực hiện với mục tiêu bao trùm toàn cầu bằng 35 vệ tinh. Vào tháng 12-2011, với 10 vệ tinh, hệ thống này bao phủ toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Một năm sau, nó có thể phục vụ cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo kế hoạch, tới năm 2020, BeiDou sẽ chính thức trở thành một hệ thống định vị toàn cầu. Vào tháng 11-2014, BDS đã được Ủy ban An toàn Hàng hải của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) thuộc Liên Hiệp Quốc gồm 171 nước thành viên và 3 thành viên tổ chức phê chuẩn đưa vào Hệ thống Hoa tiêu Vô tuyến Toàn thế giới (WWRNS).
Vì sao Bphone lại có cả Beidou?
Trong cấu hình chi tiết của Bphone được Bkav đưa lên trang web chính thức, phần tính năng GPS được ghi rõ là hỗ trợ cả 3 công nghệ định vị toàn cầu lớn nhất hiện nay là A-GPS (Mỹ), GLONASS (Nga), và BeiDou (Trung Quốc). Mới đây, họ cập nhật nói thêm là “BeiDou bản quốc tế”. Trong khi đó iPhone 6 Plus của Apple chỉ hỗ trợ hai chuẩn A-GPS và GLONASS. Có lẽ không phải Apple tẩy chay BeiDou mà vì khi iPhone 6 ra đời, hệ thống định vị này chưa được LHQ công nhận. Đó là lý do mà Galaxy S6 edge của Samsung đã kịp hỗ trợ của BeiDou.
Vì sao Bphone lại hỗ trợ cả BeiDou? Câu trả lời chắc cũng tương tự như một chiếc smartphone thời thượng hiện nay phải hỗ trợ cả 3 mạng di động 2G/3G/4G, hay hỗ trợ kết nối Wi-Fi đủ các chuẩn a/b/g/n/ac.
Về mặt công nghệ và tính tiện dụng, việc một thiết bị hỗ trợ càng nhiều chuẩn công nghệ, càng đem lại nhiều lợi ích cho người dùng. Bởi lẽ với tính tương thích của thiết bị rộng hơn, bạn có thể thay đổi chuẩn cho thích ứng với độ lợi sóng ở khu vực mình đang sử dụng. Chẳng hạn về GPS, nếu sang Nga, có ai bằng GLONASS, hay sang Trung Quốc thì BeiDou là thiên hạ vô đối. Xin lưu ý là các thiết bị được bán cho toàn cầu thì càng có nhiều tùy chọn, càng tương thích cao, càng ăn tiền.
Chưa kể một chi tiết kỹ thuật nhưng lại có giá trị vô cùng lớn trong ứng dụng, theo từ điển Wikipedia, BeiDou phiên bản dân sự có độ chính xác là 10m, còn GPS chuẩn có độ tính xác là 15m. Bạn biết rồi mà, trên bản đồ tỷ lệ 1/25.000, 1cm trên bản đồ bằng 250m trên thực địa.
Cả GPS, GLONASS và BeiDou đều có hai phiên bản cho quân sự và dân sự. Tất nhiên cho dù của quân đội có độ chính xác cao hơn, nhưng các nhà sản xuất thiết bị dân sự chớ có gan mà đụng tới.
Beidou cũng xuất hiện trên Samsung Galaxy S6 edge.
Việc Bphone hay Galaxy S6 có tích hợp thêm hệ thống định vị BeiDou xét về công nghệ là điểm cộng. Nhất là khi họ sản xuất ra không phải chỉ bán ở Việt Nam. Chỉ ngặt một nỗi, nhập gia tùy tục, bà con người dùng Việt Nam đang bị nổi sảy với những gì có dính dáng tới “nước lạ”. Họ sẽ bị ám ảnh với các kịch bản mình bị vệ tinh “lạ” soi mói, theo dõi trên từng cây số. Nhất là với các quan chức, nhân vật “nhạy cảm” lại càng hãi với chuyện “lạy ông, con ở bụi này”.
và trên Bphone
Vậy nên giải pháp “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” là với các phiên bản bán ở Việt Nam (và thiệt ra là không chỉ có Việt Nam đâu, khi mà “người lạ” giờ đây trở thành “ngáo ộp” tứ xứ rồi), nhà sản xuất nên gỡ giùm cái con chip “nhạy cảm” đó ra khỏi thiết bị.
Nhưng tôi nghĩ chuyện loại bỏ công nghệ đó ra khỏi thiết bị vừa gây phiền toái cho nhà sản xuất, vừa dễ đụng chạm “chính trị” khi người tiêu dùng bên “xứ lạ” giận cá chém thớt trúng luôn nhà sản xuất thì đổ nợ.
Chi bằng giải pháp tốt cho tất cả là nhà sản xuất nên tích hợp vào firmware tính năng lựa chọn, cho phép người dùng có thể tắt công nghệ nào mà mình thấy bắt ghét. Ở đây là nói cái hệ thống định vị toàn cầu đó thôi.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Android “mở”, iOS “đóng” bạn có bao giờ tự hỏi điều này có ý nghĩa gì?

Chúng ta thường được nghe rằng hệ điều hành Google Android “mở” hơn so với đối thủ Apple iOS. Bạn có bao giờ tự hỏi điều này có ý nghĩa gì?
“Đóng” và “mở” có nhiều ý nghĩa, từ mã nguồn đến kho ứng dụng cho tới cách bạn tùy biến hệ điều hành.
Nguồn mở - nguồn đóng
Android “mở” theo nhiều nghĩa. Chẳng hạn, Android là hệ điều hành dựa trên mã của dự án “Android Open Source Project” (AOSP). Đây là dự án nguồn mở nên mọi người có thể lấy mã nguồn và tạo ra hệ điều hành tùy ý từ nó. CyanogenMod là bản ROM như vậy. Amazon Fire OS dùng trong Kindle Fire và Fire Phone cũng dựa trên mã nguồn mở Android.
Tuy nhiên, phần nhiều của Android lại dưới dạng ứng dụng và API nguồn đóng từ Google Play Services. Hầu hết mọi người khi nghĩ đến Android đều nghĩ tới Google nhưng Android của Google chỉ mở một phần.
Mặt khác, iOS của Apple khép kín (closed source) hoàn toàn. Nó cũng có một số phần mở nhưng nhìn chung đều là nguồn đóng. Không có khả năng tạo ra hệ điều hành mới từ nó.
Nó có ý nghĩa gì? Nếu muốn cài bản ROM tùy ý lên điện thoại và “nghịch ngợm”, Android dành cho bạn. Nếu không, iOS là lựa chọn tốt nhất. Một trong những nguyên nhân chính để cài bản ROM mới lên điện thoại Android là do thiết bị đó không còn được nhà sản xuất hỗ trợ nâng cấp hệ điều hành. Đây không phải mối bận tâm với iOS.
Kho ứng dụng Google Play
Ứng dụng mọi nơi - một nguồn duy nhất
Trên Android, bạn có thể thay đổi cài đặt để tải ứng dụng từ “nguồn vô danh”. Nó cho phép bạn cài phần mềm bên ngoài Google Play, kho ứng dụng chính thức của Google. Ngay cả khi Google không phê duyệt cho ứng dụng nào đó xuất hiện, bạn vẫn cài được nó từ nguồn khác. Google cũng không quá khắt khe với các ứng dụng trên Google Play.
Trên iOS, bạn chỉ có thể cài đặt ứng dụng từ App Store của Apple. Nếu không muốn phê duyệt ứng dụng nào hay đã loại bỏ nó khỏi App Store, bạn không thể dùng được nó. Nếu vẫn kiên quyết muốn có phần mềm đến cùng, bạn phải bẻ khóa (jailbreak) thiết bị.
Nó có ý nghĩa gì? Phụ thuộc vào những gì bạn muốn làm trên điện thoại mà nó trở thành vấn đề hay không. Chẳng hạn, App Store không cho phép các ứng dụng client BitTorrent, một số phần mềm mà Apple đánh giá là gây tranh cãi. Thực tế, không nhiều người phản ứng lại trước các hạn chế của “táo khuyết”, nhưng nếu bạn vẫn muốn thử, có lẽ nên chọn Android thay vì iPhone.
Tùy biến và linh hoạt
Trong lịch sử từ trước đến nay, Android luôn được đánh giá là linh hoạt hơn. Ứng dụng Android có thể truy cập toàn bộ hệ thống tập tin, tương tác với ứng dụng khác qua tính năng Share, thay đổi launcher màn hình chủ, cài bàn phím của bên thứ ba, đặt chúng làm mặc định… Bạn có thể cài đặt launcher và bộ icon mới để thay đổi toàn bộ vẻ ngoài cho thiết bị.
iOS bị hạn chế nhiều hơn. Các ứng dụng không có nhiều sức mạnh như vậy và bị ngăn cản tương tác với ứng dụng khác. Dù vậy, trong các năm qua, Apple đang dần cải thiện điều này. Các ứng dụng có nhiều đất để hoạt động hơn, iOS cũng bổ sung tính năng chia sẻ, bàn phím thứ ba, widget chạy trong trung tâm thông báo thay vì trên màn hình chính.
Nó có ý nghĩa gì? iOS vẫn hạn chế hơn nhưng các tính năng như widget, chia sẻ giữa các ứng dụng, ứng dụng chạy nền, bàn phím bên thứ ba đã đáp ứng phần nào nhu cầu của người dùng. Nhưng nếu muốn thay đổi toàn diện thiết bị, bạn sẽ cần đến Android. iOS vẫn chưa cho phép bạn chọn trình duyệt, ứng dụng email, bản đồ… mặc định.
Một số người chọn cách "bẻ khóa" iOS để tận dụng mọi tính năng ẩn của hệ điều hành
Root và Jailbreak
Bất chấp việc trao quyền cho người dùng khá nhiều, nhiều tính năng “hay ho” của Android vẫn nằm sau root (chiếm quyền truy cập cao nhất). Bạn sẽ cần root máy để tận dụng mọi lợi thế của Android. Song Google không thích điều này.
Người dùng Apple muốn cài ứng dụng chưa được phê duyệt, thay đổi một chút trên thiết bị, truy cập sâu hơn vào hệ điều hành sẽ phải jailbreak. Nó khá giống với root khi đều yêu cầu phải khai thác lỗ hổng bảo mật trong nền tảng. Một khi đã jailbreak, bạn khó nâng cấp được lên phiên bản iOS mới mà phải chờ bản jailbreak mới được phát hành.
Nó có ý nghĩa gì? Thông thường, dễ root Android hơn là jailbreak iOS.
Vậy cuối cùng, Android “mở” và iOS “đóng” có ý nghĩa như thế nào? iOS ngày càng cởi mở hơn qua mỗi phiên bản. Android không hoàn toàn mở, nếu bạn muốn một thứ mở hoàn toàn, hãy chọn Ubuntu hoặc Firefox OS.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn.

Bắc Đẩu, dịch vụ định vị Trung Quốc trên Bphone, Galaxy S6.

Bphone, mẫu smartphone mới ra mắt của Bkav, sử dụng 3 công nghệ GPS gồm A-GPS, GLONASS và Beidou (Bắc Đẩu). Trong đó, Bắc Đẩu là dịch vụ định vị vệ tinh còn non trẻ của Trung Quốc.
Hệ thống định vị vệ tinh vô cùng phổ biến ngày nay. Nhiều quốc gia phát triển các hệ thống riêng, mang đến lựa chọn khá phong phú. Trên thế giới, GPS của Mỹ và GLONASS của Nga là hai hệ thống định vị toàn cầu nổi tiếng nhất.
Ngoài ra, còn có hệ thống định vụ vệ tinh theo khu vực gồm Bắc Đẩu của Trung Quốc, IRNSS của Ấn Độ và QZSS của Nhật Bản. Bphone, mẫu smartphone thương hiệu Việt mới ra mắt, đang sử dụng công nghệ định vị GPS, GLONASS và Bắc Đẩu. So với GPS và GLONASS, Bắc Đẩu gia nhập cuộc chơi định vị muộn hơn và đang trong quá trình hoàn thiện.
Tuy “sinh sau đẻ muộn”, Bắc Đẩu tỏ ra không hề kém cạnh khi góp mặt trong nhiều mẫu smartphone cao cấp như Samsung Galaxy S6, Samsung Galaxy Note 3/ Note 4, Sony Xperia Z3+, Microsoft Lumia 640XL… cùng GPS và GLONASS. Bphone của Bkav dùng chip Qualcomm hỗ trợ cả 3 hệ thống, tuy nhiên phiên bản cho người dùng nội địa chỉ hỗ trợ hai hệ thống của Mỹ và Nga là GPS và GLONASS.
Bphone dùng định vị vệ tinh A-GPS, GLONASS và Bắc Đẩu (BeiDou). Ảnh chụp màn hình.
Bắc Đẩu là nỗ lực của Trung Quốc trong quá trình cắt giảm sự lệ thuộc vào hệ thống GPS của Mỹ. Chính phủ Trung Quốc phê duyệt phát triển Bắc Đẩu từ năm 2006. Cho đến nay, đã có 2 hệ thống Bắc Đẩu ra đời là hệ thống thử nghiệm định vị vệ tinh Bắc Đẩu 1 (gồm 3 vệ tinh) và Bắc Đẩu 2 hay COMPASS (gồm 35 vệ tinh, đang trong quá trình tạo dựng). Nó bắt đầu hoạt động tại Trung Quốc từ tháng 12/2011 với 10 vệ tinh và cung cấp dịch vụ cho khách hàng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ tháng 12/2012. Dự kiến, Bắc Đẩu hoạt động trên toàn cầu vào năm 2020.
Trước thời điểm tháng 12/2011, Bắc Đẩu chỉ được dùng bởi quân đội và các cơ quan nhà nước. Trung Quốc hi vọng khi mở rộng ra toàn thế giới, Bắc Đẩu sẽ mang về doanh thu hơn 60 tỷ USD/năm.
Theo trang RT, một người nhận tín hiệu của Bắc Đẩu có thể xác định vị trí chính xác của họ trong phạm vi 10m, tốt hơn GPS (mức độ chính xác trong phạm vi 20m). Dù vậy, cũng như GPS, Bắc Đẩu có hai chế độ: dân sự và quân sự. Quân đội Trung Quốc sẽ có thống kê chính xác hơn nhưng không rõ là bao nhiêu. Còn theo trang China Military, trong hội nghị COMPASS Application tổ chức tại Trung Quốc năm 2014, các chuyên gia tham dự đều đánh giá Bắc Đẩu có giá trị hơn GPS ở một số khía cạnh.
Wu Guanghui, kỹ sư trưởng phụ trách hệ thống Bắc Đẩu, phát biểu: “nhiều chuyên gia nhắc đến trong một vài lĩnh vực, đặc biệt là cơ cấu, số lượng vệ tinh, yếu tố hình học và cấu hình, tốt hơn”. Còn theo ông Li Donghang, Giám đốc trung tâm Tư vấn của GNSS và Hiệp hội LBS Trung Quốc, ứng dụng Bắc Đẩu tại Trung Quốc chắc chắn tốt hơn GPS vì vệ tinh có cơ cấu khác biệt. Trong khi vệ tinh của GPS Mỹ lang thang khắp Trung Quốc, Bắc Đẩu lại có 5 vệ tinh quỹ đạo địa tĩnh và 5 vệ tinh phi địa tĩnh, luôn hoạt động trên khu vực Trung Quốc và châu Á Thái Bình Dương, còn các vệ tinh khác bao phủ Nam Á và Nam bán cầu.
Trong tương lai, chính phủ dự định xây dựng hàng ngàn trạm khác nhau và có thể cung cấp định vị chính xác trong phạm vi từng centimet. Hôm 31/3, Trung Quốc đã phóng vệ tinh định vị thứ 17 lên không gian từ trung tâm đặt tại Tứ Xuyên. Sự kiện đánh dấu giai đoạn đầu trong việc mở rộng hệ thống Bắc Đẩu từ khu vực ra toàn cầu. Vệ tinh Bắc Đẩu đầu tiên được phóng năm 2000. Từ đó đến nay, hệ thống dần được đưa vào sử dụng trong các lĩnh vực như vận tải, dự báo thời tiết, đánh bắt cá, lâm nghiệp và viễn thông.
Tháng 12/2014, Bắc Đẩu được Ủy ban An toàn Hàng hải công nhận, chính thức đưa hệ thống vào đường dẫn vô tuyến toàn cầu. Nó trở thành hệ thống thứ ba sau GPS và GLONASS được các cơ quan của Liên Hợp quốc công nhận. Dù vậy, các nhà phân tích nhận định Bắc Đẩu chưa phải hệ thống hoàn thiện và khó cạnh tranh được với GPS trên phạm vi toàn cầu. Theo New York Times, GPS vẫn chiếm 95% thị trường định vị Trung Quốc.
Tháng 10/2014, Tổng cục Đo đạc, Lập bản đồ và Thông tin địa lý Trung Quốc cho biết sẽ hợp tác với một số nước như Mexico, Israel, Thụy Điển để củng cố Bắc Đẩu và cơ sở dữ liệu thông tin địa lý. Họ cũng bắt tay với Singapore, Malaysia và vài nước Đông Nam Á khác để quảng bá hệ thống. Hệ thống Bắc Đẩu được cài đặt trong hơn 200 mẫu xe hơn và chip có mặt trong 40 triệu smartphone.
Tháng 11/2014, công ty Shanghai Beiga Satellite Technology đã sản xuất thành công con chip 40 nanomter siêu nhỏ để đưa dịch vụ định vị vệ tinh Bắc Đẩu và GPS lên smartphone của mọi người trong tương lai. Trước đây, chip dùng hệ thống Bắc Đẩu có kích thước lớn và tốn năng lượng khi sử dụng thực tế.
Chip 40nm là kích thước phổ biến nhất trong smartphone hiện nay. Với cả GPS và Bắc Đẩu trên cùng một con chip, chức năng của smartphone sẽ được hoàn thiện hơn. Theo ông Wang Yongping, Giám đốc Shanghai Beiga, công ty đã hợp tác với ZTE và thu được kết quả tốt khi thử nghiệm trên 50 điện thoại.
Một số nhà sản xuất nội địa như ZTE và Meizu đang dùng con chip trong các mẫu smartphone mới nhất và ZTE dự kiến sản xuất đại trà smartphone dùng chip này vào năm 2015. Trong khi đó, các doanh nghiệp nước ngoài như Qualcomm, Samsung, TCL, HTC cũng ra mắt vài mẫu dùng hệ thống Bắc Đẩu. Con chip 
phù hợp với cả tablet và thiết bị dạng đeo thông minh.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn
 

Thứ Sáu, 29 tháng 5, 2015

vietetl khuyến mại 50% giá trị thẻ nạp ngày 30/05/2015.

Viettel triển khai chương trình khuyến mãi 50% giá trị thẻ nạp cuối cùng trong tháng 05 vào ngày 30/05/2015.  Đây  là cơ hội để khách hàng nạp thêm năng lượng cho điện thoại của mình trong tháng 06.
Các thuê bao Viettel nhanh tay tham chương trình khuyến mãi 50% giá trị thẻ nạp để nhận cơ hội nhân tài khoản điện thoại lên thêm 50% nào!
khuyen-mai-50-gia-tri-the-nap-viettel-ngay-3005
Chương trình khuyến mãi 50% giá trị thẻ nạp toàn quốc của Viettel sẽ được triển khai duy nhất 1 ngày 30/05/2015 (từ 0h – 23h59′)
Đối tượng được tham gia chương trình khuyến mãi:
– Chương trình áp dụng cho tất cả các thuê bao Viettel trả trước (trừ TB sea+, TB tourist voice, TB tourist data, TB đăng ký DT50, DT100)
– Thuê bao Dcom trả trước (trừ Laptop Easy XNK, Laptop Easy VIP)
– Thuê bao Homephone Viettel trả trước.
Nội dung ưu đãi: tặng 50% giá trị thẻ nạp cho tất cả các thuê bao nạp thẻ trong thời gian khuyến mãi. Trong đó 25% cộng vào TKKM sử dụng nội mạng và liên mạng, 25% cộng vào TKKM nội mạng. Số tiền khuyến mãi không giới hạn thời gian sử dụng.
Quý khách hàng có thể thỏa thích nạp thẻ trong thời gian khuyến mãi Viettel không giới hạn số lượng thẻ nạp cũng như mệnh giá thẻ.
 Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Báo Tân Hoa Xã của Trung Quốc nói gì về Bphone?

Hầu như không đưa ra bình luận riêng gì nhiều về Bkav cũng như Bphone, báo Tân Hoa Xã của Trung Quốc chỉ phỏng vấn một số người tiêu dùng Việt Nam, phản ánh đúng tinh thần “Người Việt Nam tự hào về smartphone cao cấp đầu tiên của dân tộc”.
 
Phỏng vấn một số người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời trích dẫn thông tin, ý kiến của một số báo chí Việt Nam, Tân Hoa Xã, hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, đã có bài viết về smartphone Bphone chỉ một ngày sau khi sản phẩm ra mắt. Hầu hết ý kiến trong bài viết đều tự hào và khen ngợi sản phẩm smartphone cao cấp này của Việt Nam.
“Bphone ra mắt có thể được xem là bước ngoặt cho ngành công nghiệp công nghệ Việt Nam”, Đỗ Tuấn, một nhân viên CNTT tại Việt Nam, đã trả lời hãng tin Tân Hoa Xã. “Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một sản phẩm smartphone có thể cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác”.
Tân Hoa Xã viết rằng công ty Việt Nam Bkav tuyên bố thiết kế của Bphone, các đặc điểm cấu hình và bảo mật “tương đương” với những sản phảm chủ lực của Apple và Samsung.
Bphone chạy nền tảng BOS được tùy biến từ hệ điều hành Android 5.0, sử dụng vi xử lý Snapdragon 801 của Qualcomm, RAM 3GB, pin 3.000 mAh, màn hình Full hD 5 inch, trang bị camera sau 13 megapixel và camera trước 5 megapixel. Máy có thể quay video độ phân giải 4k.
Tân Hoa Xã cũng phỏng vấn một người nữa là Nguyen Diep, nhân viên văn phòng ở Hà Nội. “Tôi thực sự hạnh phúc, sự ra mắt của Bphone chứng tỏ nền CNTT Việt Nam đã phát triển nhiều trong những năm gần đây”.
Hãng thông tấn Trung Quốc cũng trích dẫn bình luận của một độc giả về bài viết Bphone đăng trên VnExpress: “Đây là sản phẩm cao cấp đầu tiên của ngành CNTT Việt Nam. Chúng ta nên tự hào về nó”.
Ngoài Tân Hoa Xã, một số trang báo của châu Á như Tech in Asia, 2 Tech Asia cũng đã có những bài viết về sự ra mắt của Bphone. Tech in Asia cho rằng ra mắt Bphone là “sự kiện công nghệ nóng nhất tại Việt Nam”. Trong bình luận của mình, Tech in Asia nói rằng Bkav là một công ty chuyên về phần mềm diệt virus, và đã có những phần mềm bảo mật tiên tiến cho chính phủ. Tech in Asia nói rằng: “Ở một phương diện nào đó, Bkav giống như BlackBerry và có thể Bkav hy vọng sẽ cung cấp cho các quan chức Việt Nam một chiếc điện thoại bảo mật hơn”.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

"Táo khuyết" được đánh giá là thương hiệu giá trị nhất thế giới hiện nay.

"Táo khuyết" được hãng quảng cáo WPP và hãng nghiên cứu thị trường Millward Brown đánh giá là thương hiệu giá trị nhất thế giới hiện nay, với giá trị thương hiệu lên tới 247 tỷ USD.
Nhờ thành công của hàng loạt sản phẩm công nghệ trong đó dẫn đầu là iPhone, không có gì ngạc nhiên khi Apple liên tiếp chiếm vị trí đỉnh bảng trong hàng loạt bảng xếp hạng. Gần đây nhất, "Táo khuyết" được hãng quảng cáo WPP và hãng nghiên cứu thị trường Millward Brown đánh giá là thương hiệu giá trị nhất thế giới hiện nay. Theo những gì hai hãng công bố, họ sử dụng dữ liệu thị trường và điều tra khách hàng để xếp hạng giá trị hoặc lượng tiền của một công ty. Trong top 100 thương hiệu toàn cầu của WPP và Millward Brown, các công ty công nghệ chiếm một lượng lớn. 
Với báo cáo mới của WPP và Millward Brown, Apple đã giành lại ngôi vị thương hiệu giá trị nhất thế giới mà Google lấy mất trong 2014. Không chỉ vậy, giá trị thương hiệu của "Táo khuyết" có sự tăng trưởng nhảy vọt: lên tới 247 tỷ USD, tăng 67% so với năm ngoái. Theo Millward Brown, màn ra mắt thành công iPhone 6, những tình cảm mà người dùng dành cho thương hiệu Apple nói chung, chính là nguyên nhân giúp Apple có được thành công đó. Apple cũng là công ty dẫn đầu trong tăng trưởng giá trị thương hiệu 10 năm qua, với mức tăng 1.446%. 
Thành tích của "Táo khuyết" cũng là lời đáp trả cho những chỉ trích nhằm vào công ty trong quá khứ. Đã có những thời điểm mà các nhà đầu tư, người dùng nghi ngờ rằng Apple đánh mất sự hấp dẫn của mình sau cái chết của nhà đồng sáng lập Steve Jobs. Trong một thời gian Apple gần như không giới thiệu được sản phẩm nào mang tính cách tân. Họ cũng để mất thị phần, người dùng về tay đối thủ Samsung. Tuy nhiên, với việc tung ra bộ đôi iPhone màn hình lớn (iPhone 6 và 6 Plus) và Apple Watch, "Táo khuyết" đã giành lại những gì đã mất trước đó. 
Đứng thứ hai trong bảng xếp hạng của WPP và Millward Brown là Google. Dù bị tụt hạng nhưng giá trị thương hiệu của hãng tìm kiếm cũng không hề tồi, đạt 173 tỷ USD, tăng 9%. Dù được biết đến nhiều nhất dưới danh nghĩa một công cụ tìm kiếm, Google luôn tìm cách đa dạng hóa các mảng kinh doanh như hệ điều hành di động Android, ô tô tự lái...Tuy nhiên, không phải "cây nào cũng cho quả ngọt", Google cũng chịu thất bại ở một số mặt trận, điển hình là chiếc kính thông minh Google Glass. Sản phẩm gần như đã bị ngừng kinh doanh từ tháng 1/2015 để Google có thời gian phát triển thêm các tính năng hướng đến người dùng phổ thông. 
Hãng có giá trị thương hiệu lớn thứ ba là Microsoft với 115 tỷ USD, tăng 28% so với năm ngoái. Theo WPP và Millward Brow, Satya Nadella - CEO mới của hãng phần mềm, chính là nhân tố giúp làm mới văn hóa, thúc đẩy sự hợp tác với các đối tác và khách hàng của công ty này. 
Báo cáo mới cũng chứng kiến sự nổi lên của các công ty Trung Quốc. Công ty Internet Tencent của nước này tăng giá trị thương hiệu thêm 43% lên con số 76 tỷ USD; hãng thương mại điện tử Alibaba Group lần đầu lọt vào danh sách của WPP và Millward Brow với 66 tỷ USD. Hãng cung cấp mạng viễn thông China Mobile tăng thêm 20% giá trị lên 59 tỷ USD.
Để xếp hạng các thương hiệu trong danh sách, Millward Brown cho biết họ thực hiện tính toán giá trị tài chính của các công ty dựa trên lợi nhuận (earnings) và hàng loạt thông tin tài chính khác. Tiếp theo họ đánh giá thêm một tiêu chí khác là "sự đóng góp của thương hiệu" mà về bản chất là đánh giá mức độ hài lòng của người dùng về một công ty cũng như sản phẩm của công ty đó. Hai tiêu chí này sẽ được kết hợp lại với nhau để xác định giá trị của thương hiệu với thứ hạng mà chúng ta vừa được biết ở trên. 
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Điểm phát Wi-Fi có mã hóa ở Hà Nội có mức độ mã hóa kém hơn so với hồ chí minh.

Những điểm phát Wi-Fi có mã hóa ở Hà Nội có mức độ mã hóa kém hơn so với những điểm phát tương tự ở TP.HCM, theo một khảo sát mới đây của công ty bảo mật Avast Software (CH Séc).
Ảnh minh họa
Theo khảo sát trên 5.186 điểm phát Wi-Fi ở cả hai thành phố lớn của Việt Nam, Avast thấy rằng, trong các điểm phát Wi-Fi có mã hóa dữ liệu ở Hà Nội, có đến 54,9% điểm phát có mức độ mã hóa dữ liệu (encrypt) rất yếu. Trong khi đó, ở TP.HCM con số này là 49,8%.
Đáng chú ý, khảo sát cho thấy có 40,3% lưu lượng truy cập web ở Hà Nội sử dụng các website có giao thức HTTP, trong khi đó ở TP.HCM chỉ có 32,8%. HTTP và HTTPS đều là hai giao thức được áp dụng khi duyệt web, trong đó giao thức HTTPS có mã hóa dữ liệu khi dữ liệu được truyền qua lại giữa máy chủ web và trình duyệt web nên an toàn hơn HTTP. Các trang web của Yahoo, Google, Facebook và nhiều website khác, đặc biệt là các trang web cho phép giao dịch trực tuyến đều sử dụng HTTPS. Việc truy cập vào các trang web sử dụng giao thức HTTP có nguy cơ bị đánh cắp thông tin nhiều hơn so với trang web HTTPS.
Avast cũng cho biết một thông tin đáng lo ngại rằng họ có thể theo dõi người dùng đang truy cập vào website nào, xem video gì, gửi những email nào chỉ bằng cách xâm nhập vào các điểm phát Wi-Fi này.
Khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ điểm phát Wi-Fi không đặt mật khẩu ở TP.HCM cao hơn ở Hà Nội, 43% so với chỉ 15%.
Trong chuyến đi quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm mới của mình ở 8 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, Avast cũng cung cấp những thông tin khác như 22% router kết nối mạng ở Việt Nam có thể bị xâm nhập qua internet, khả năng tìm thấy phần mềm độc hại trên máy tính ở Việt Nam là 70,5% so với tỷ lệ chung toàn cầu là 44%, khả năng này trên thiết bị di động là 45,9% so với 18%.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Gói V10 Vinaphone miễn phí 10 phút nội mạng chỉ 1.000đ.

Một trong những gói khuyến mại được quý khách hàng quan tâm nhất của nhà mạng Vinaphone chính là gói V10 Vinaphone với cước gọi cực kì tiết kiệm cho các thuê bao có nhu cầu gọi nội mạng gấp, chỉ 1.000đ/lần đăng ký, bạn có 10 phút gọi miễn phí.
Gói V10 Vinaphone chỉ dành cho một số thuê bao được nhà mạng Vinaphone lựa chọn dựa trên lịch sử giao dịch, quý khách hàng vui lòng soạn CTKM gửi 900 hoặc bấm trên bàn phím *091# OK để kiểm tra xem mình có được đăng ký gói khuyến mại này hay không. 
Tiết kiệm chi phí gần 1/10 mỗi khi gọi thoại, gói V10 Vinaphone sẽ là sự lựa chọn mà quý khách không thể bỏ qua.
mien-phi-10-phut-noi-mang-v10-vinaphone

Đăng ký gói V10 Vinaphone dễ dàng với tin nhắn: 

Soạn cú pháp V10 gửi tổng đài 900.
Với gói cước khuyến mại V10 Vinaphone, bạn sẽ có:
– 10 phút gọi nội mạng miễn phí chỉ với 1.000đ/ lần đăng ký, sử dụng đến 24h cùng ngày.
– Mỗi ngày tối đa bạn có thể đăng ký 2 lần.
– Để kiểm tra số phút gọi miễn phí, bạn hãy bấm *091#0# OK hoặc soạn tin nhắn Tracuu gửi tổng đài 900.
– Gói cước sẽ tự động gia hạn sau khi bước sang 0h ngày hôm sau, nếu bạn không muốn dùng gói V10 nữa, hủy V10 bằng tin nhắn: HUY V10 gửi 900.
Đối với các thuê bao không nằm trong danh sách được đăng ký V10 Vinaphone, các bạn cũng có thể cài đặt mạng 3G cho di động của mình với các gói cước 3G Vinaphone và sử dụng các ứng dụng OTT gọi nhắn tin miễn phí như Viber, Zalo, Whatapps,… để tiết kiệm hơn mỗi ngày nhé.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Gọi nội mạng chỉ 3.000đ/ngày với gói Vmax Vinaphone.

Một trong những gói khuyến mại các thuê bao Vinaphone không thể bỏ qua nếu có nhu cầu gọi nội mạng nhiều trong ngày chính là gói Vmax Vinaphone, chỉ 3.000đ/ngày, bạn được gọi miễn phí các cuộc gọi dưới 10 phút cho tất cả các thuê bao Vinaphone khác.
So với mức cước bỏ ra để gọi thoại trong ngày, gói ưu đãi gọi nội mạng Vmax Vinaphone sẽ giúp bạn tiết kiệm hơn gấp nhiều lần.
Hãy cùng 3G Vinaphone tìm hiểu về gói cước cực kì ưu đãi Vmax Vinaphone dưới đây nhé!
goi-vmax-vinaphone
Đối tượng được đăng ký Vmax Vinaphone:

– Các thuê bao di động trả trước và trả sau nằm trong danh sách khuyến mại của nhà mạng.
– Để biết mình có nằm trong danh sách khuyến mại hay không, các bạn hãy kiểm tra bằng cách soạn tin nhắn CTKM gửi 900.
Đăng ký gói cước ưu đãi gọi nội mạng Vmax Vinaphone
Bạn chỉ cần soạn tin với cú pháp: VMAX gửi 900.
Giá cước: 3.000đ/ngày.
Hạn sử dụng: Đến 24h cùng ngày đăng ký.
Với gói Vmax Vinaphone, bạn sẽ được:
– Gọi cho thuê bao Vinaphone khác miễn phí dưới 10 phút, không giới hạn số cuộc gọi.
– Tự động gia hạn gói khi sang ngày tiếp theo khi tài khoản của bạn còn đủ cước gói là 3.000đ trở lên.
Nếu bạn không muốn sử dụng gói Vmax nữa, hủy Vmax bằng cách soạn HUY VMAX gửi 900.
Hãy nhanh tay kiểm tra xem mình có được đăng ký Vmax hay không và đăng ký ngay cho mình để gọi nội mạng thoải mái bạn nhé!
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Thị trường smartphone bùng nổ, sam sung tiếp tục suy giảm.

Theo báo cáo mới nhất của Gartner, thị trường smartphone toàn cầu tăng trưởng 20% theo năm, tuy nhiên doanh số Samsung tiếp tục suy giảm.
Theo hãng nghiên cứu thị trường Gartner, doanh số smartphone Samsung trong quý I/2015 là hơn 81 triệu máy, giảm từ 85 triệu máy so với cùng kỳ năm 2014, ngay cả khi doanh số smartphone toàn cầu nhảy vọt từ 281 triệu lên 336 triệu máy. Trong khi đó, mọi công ty khác trong top 5 nhà sản xuất smartphone lớn nhất đều tăng trưởng vững vàng, đáng chú ý nhất là Apple với doanh số tăng từ 43 triệu máy lên 60 triệu máy, tỉ lệ tăng 72,5%. Kết quả của Apple không có gì đáng ngạc nhiên nếu xét tới thành công bứt phá của iPhone 6 và 6 Plus. Các nhà phân tích còn dự đoán doanh số iPhone trong năm nay thậm chí còn cao hơn bao giờ hết. Như vậy, “trăm người vui chỉ có một người buồn”. Samsung đang đánh mất thị phần vào thời điểm toàn thế giới đang đổ xô đi mua điện thoại thông minh.
Doanh số smartphone của các nhà sản xuất trong quý I/2015. Nguồn: Gartner
Gartner chỉ ra tăng trưởng tại các thị trường mới nổi, đặc biệt là châu Á – Thái Bình Dương, Đông Âu, khu vực MENA (Trung Đông – Bắc Phi) – là yếu tố chính thúc đẩy với doanh số tăng 40% theo năm. Khi người dùng mua smartphone, họ không tìm kiếm các thương hiệu cao cấp như Samsung mà chính các công ty nội địa là người được hưởng lợi nhiều nhất. Xiaomi là ví dụ điển hình: từ một hãng vô danh, Xiaomi đã trở thành startup giá trị nhất thế giới chỉ trong vòng 5n năm.
Samsung đánh mất bản sắc?
Các nhà phân tích của Oppenheimer nhận định nhà sản xuất smartphone Hàn Quốc đang thực hiện chiến lược sai lầm. Tháng 4/2015, Samsung tung ra Galaxy S6 nhằm cứu vãn tình hình. Hãng loại bỏ vỏ nhựa truyền thống, chọn thiết kế cao cấp hơn từ kính và kim loại, đơn giản hóa các tính năng, loại bỏ các điểm mạnh vốn có như chống nước hay pin tháo rời.
Tuy nhiên, kể từ khi bán ra, phản ứng của thị trường khá lãnh đạm. Trang tin Hàn Quốc Yonhap News đưa tin cả Galaxy S6 và 6 Plus mới xuất xưởng 10 triệu máy tới thời điểm này. Trong khi phiên bản trước, Galaxy S5, dù bị chê tơi tả vẫn xuất 11 triệu máy trong cùng khung thời gian. Điều đáng chú ý đây mới là số lượng xuất xưởng và chưa phải số liệu bán ra thực tế nên con số còn có thể thấp hơn.
Trong nghiên cứu của mình, họ chỉ ra Samsung thất bại khi khác biệt hóa bản thân. Theo đó, Samsung mới tập trung thay đổi ở phần cứng như CPU, màn hình cong, vỏ kim loại, cảm biến vân tay, camera mà chưa chú trọng đến nâng cao trải nghiệm người dùng hay không có giá trị gia tăng nào đối với người dùng hiện tại.
Nói dễ hiểu, Samsung chưa cho khách hàng lý do để mua Galaxy S6. Trước đây, họ nổi bật ở thiết bị màn hình lớn cao cấp, hấp dẫn đối tượng giàu có. Nhưng nay, Apple đã đuổi kịp, cung cấp iPhone màn hình lớn tương tự. Samsung đã đánh mất lợi thế đó. Tại phân khúc bình dân, sự thiếu khác biệt của Samsung lại làm cho các hãng như Xiaomi được đà lấn tới vì họ bán ra sản phẩm ngang ngửa về chất lượng nhưng giá thấp hơn nhiều.
Không có gì bất biến
Chỉ vài năm trước, Samsung là thế lực dường như không thể chạm đến, là đối thủ duy nhất của Apple. Ngày nay, vị trí đó đang lung lay. Theo số liệu mà IDC công bố đầu tháng này, sự sụp đổ thể hiện rõ nhất tại thị trường Trung Quốc. Thị phần Samsung giảm mạnh chỉ trong 1 năm, rơi từ vị trí đầu bảng xuống thứ 4 về doanh số.
Lượng smartphone xuất xưởng của các hãng tại Trung Quốc. Nguồn: IDC
Samsung "rơi tự do" tại Trung Quốc. Nguồn: Leon Markovitz
Các chuyên gia của Oppenheimer tin rằng bản sắc không phải vấn đề riêng của Samsung mà là của toàn bộ hệ sinh thái Android khi “không thể đưa ra giải pháp cạnh tranh giúp lật ngược xu thế” chống lại iPhone. Thực tế, Apple chứng kiến thị phần tăng đáng kể khi khuyến khích người dùng chuyển từ Android qua iOS. Dữ liệu của Gartner chỉ ra thị phần Android giảm 1,9% từ quý I/2014 đến quý I/2015.
Một điều khả quan hơn là còn rất nhiều người không đủ khả năng chuyển đổi lên iOS, đặc biệt tại các nước mới nổi. Như vậy, các nhà sản xuất thiết bị Android bình dân vẫn đang được an toàn. Tuy nhiên, Samsung không được may mắn như thế.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn.

Vinaphone khuyến mại ngày vàng 29/05/2015.

VinaPhone triển khai chương trình khuyến mại NẠP THẺ NGÀY VÀNG cho các thuê bao trả trước đang hoạt động (bao gồm cả TB ezCom, thuê bao trả sau chuyển sang trả trước/ thuê bao trả trước khôi phục lại số/ thuê bao trả trước đổi số trước và trong thời gian khuyến mại).
   Thực hiện nạp tiền (nạp thẻ) trong thời gian khuyến mại được:

- Tặng 50% giá trị các thẻ nạp trong thời gian khuyến mại, trong đó: 25% giá trị thẻ nạp được tặng cộng vào Tài khoản KM (gọi và nhắn tin liên mạng), 25% giá trị thẻ nạp được tặng cộng vào Tài khoản KM1 (gọi và nhắn tin nội mạng VNPT).

- Tặng thêm 100% ngày sử dụng của thẻ cho các thuê bao VinaCard, Vina365, VinaText:
Stt Mệnh giá  thẻ nạp Thời hạn sử dụng của mệnh giá nạp tiền KM tặng ngày sử dụng nạp thẻ Tổng cộng ngày sử dụng nạp thẻ
(1) (2) (3) (4) (5)= (3)+(4)
1 Từ 5.000đ đến < 10.000đ 02 02 04
2 Từ 10.000đ đến < 20.000đ 05 05 10
3 Từ 20.000đ đến < 30.000đ 10 10 20
4 Từ 30.000 đ đến < 50.000đ 20 20 40
5 Từ 50.000 đ đến < 100.000đ 30 30 60
6 Từ 100.000đ đến < 200.000đ 45 45 90
7 Từ 200.000đ đến < 300.000đ 70 70 140
8 Từ 300.000đ đến < 500.000đ 115 115 230
9 Tờ 500.000 đ trở lên 215 215 430

- Đối với các thuê bao kích hoạt hòa mạng mới của các chương trình khuyến mại trước đây được hưởng khuyến mại nạp thẻ, nếu nạp thẻ trong ngày Vàng sẽ được hưởng khuyến mại như sau:

+ Nạp đủ số lượng thẻ đầu tiên được khuyến mại (của chương trình KM trước đây) thì tiếp tục được hưởng khuyến mại của ngày Vàng.

+ Chưa nạp đủ số lượng thẻ đầu tiên được khuyến mại (của chương trình KM trước đây), nếu nạp thẻ trong ngày Vàng: hưởng chính sách khuyến mại của ngày Vàng (25% giá trị thẻ nạp được tặng cộng vào tài khoản KM, 25% giá trị thẻ nạp được tặng cộng vào TK KM1).

- Số lượng thẻ nạp trong thời gian KM ngày vàng sẽ cộng gộp vào số lượng vào thẻ nạp đầu tiên của chương trình KM trước đây.

- Từ 0h00 ngày 30/05/2015 trở đi:

+ Nếu thuê bao vẫn chưa nạp đủ số lượng thẻ đầu tiên được KM, mà nạp thẻ, thì vẫn hưởng chính sách KM nạp thẻ của chương trình KM HMM trước đây.

+ Nếu thuê bao nạp đã đủ số lượng thẻ đầu tiên được KM, mà nạp thẻ, thì hưởng chính sách như quy định đối với các TBTT khác.
Nguồn tin từ:muasim.com.vn