Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

VNPT "Lãnh đạo tiên phong, trên dưới đồng lòng, vì mái nhà chung VNPT".

Văn hóa doanh nghiệp VNPT đã tự dần ngấm vào tư duy của mọi người và đều nhận thức văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một sự thống nhất để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
Hơn 3 tháng nữa anh sẽ về nghỉ hưu theo chế độ sau hơn 37 năm cống hiến cho ngành BCVT Việt Nam và giữ nhiều vị trí quan trọng. Anh là người góp phần khai phá đưa công nghệ viễn thông vào thị trường Việt Nam, trải qua nhiều sự thăng trầm đổi mới từ khi đất nước bắt đầu mở cửa, ngành viễn thông – công nghệ thông tin (CNTT) còn quá non trẻ. Đến nay CNTT đã trở thành một trong những ngành mũi nhọn góp phần vào kinh tế quan trọng của đất nước. Trước khi nghỉ hưu, anh là Phó Giám đốc VNPT TP.HCM và tên anh đã trở nên quen thuộc với các đồng nghiệp.
Anh Võ Hòa Bình – PGĐ VNPT đang giảng về Văn hóa VNPT tại khối chức năng tháng 5/2015.
Dù dừng bước sự nghiệp gắn bó 37 năm với ngành Viễn thông, nhưng anh vẫn muốn gởi gắm lòng yêu nghề, yêu ngành của mình vào các thế hệ đang tiếp bước phải đương đầu những cạnh tranh khắc nghiệt, đầy thử thách, nếu không đủ lòng yêu ngành, yêu nghề, khó lòng vững bước tiếp. Thế là các lớp học văn hóa VNPT liên tục dành cho các đối tượng người lao động từ trực tiếp sản xuất đến cấp quản lý do anh phụ trách kéo dài hơn hai tháng.
Tôi tham gia lớp học thời gian hơn 120 phút trong thời tiết nóng gay gắt, khó lòng tập trung để nghe. Thật ra, nội dung về văn hóa nói chung và văn hóa doanh nghiệp là một đề tài tưởng chừng đơn giản và ai cũng có thể hiểu nhưng khi nghe bài giảng của anh mọi người mới nhận thức một cách sâu sắc hơn về văn hóa là như thế nào. Từ đó tôi và mọi người trong lớp học hiểu được, tại sao một doanh nghiệp cần phải có văn hóa, một văn hóa có bản sắc riêng nhưng sẽ tạo nên một sức mạnh tổng lực cho doanh nghiệp.
Được biết, truyền tải toàn bộ nội dung văn hóa doanh nghiệp lớn như VNPT đến từng CBCNV là một việc không đơn giản, một đề tài mà người nghe cần chịu khó và người giảng càng khó hơn để truyền được cái hồn của văn hóa doanh nghiệp vào tư duy, nhận thức của người nghe. Ấy vậy mà, cả lớp học gần như tập trung hết vào những chia sẻ của anh. Bằng những giai điệu trữ tình, những hình ảnh văn hoá dân tộc của vùng miền, anh đã dẫn dắt chúng tôi bước dần vào nhận thức giá trị của văn hóa một doanh nghiệp hàng đầu đất nước, một doanh nghiệp có truyền thống “Ra đời trong cách mạng, lớn lên cùng đất nước”.
PGĐ VNPT Võ Hòa Bình - (ngồi bên phải) đại diện VNPT TP.HCM ký kết  với UBND TP HCM về việc cung cấp dịch vụ băng rộng MAN-E (Metropolitan Area Network - Mạng băng rộng đô thị) dài hạn 5 năm. Chương trình này là Dự án tiếp thị đầu tư do anh trực tiếp chỉ đạo thực hiện hoàn thành trong thời gian nhanh nhất là 6 tháng
Từ những ví dụ thực tiễn, đơn giản, dễ hiểu của bài giảng, anh đã cho chúng thôi thấy những giá trị cốt lõi trong văn hóa của VNPT như: “Tinh thần, Truyền thống, Sức mạnh, Chuẩn mực và Trách nhiệm của VNPT”. Văn hóa doanh nghiệp VNPT đã tự dần ngấm vào tư duy của mọi người và đều nhận thức văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo nên một sự thống nhất để đạt được mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp.
    Đã từng đứng lớp giảng bài cho CBCNV về Hệ thống nhận diện thương hiệu của VNPT vào năm 2003 và triển khai Điểm giao dịch theo mô hình mẫu cho toàn VNPT theo dự án BCC giữa FCRV và VNPT năm 2010, anh hướng chúng tôi đến nhận thức mới về văn hóa doanh nghiệp cần có bản sắc riêng và phải xây dựng văn hóa doanh nghiệp định hướng kinh doanh để khắc phục những tồn tại yếu kém hiện nay của doanh nghiệp. Với phong thái giản dị gần gũi, với những câu chuyện quản lý thực tế của anh qua nhiều giai đoạn, chúng tôi đang nhận thấy hồn văn hóa VNPT dần được thổi bùng vào khoảng không tư duy của mỗi người.
Những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp đã được hình thành như thế và ngôi nhà VNPT đang được vun đắp hàng ngày như thế. Nhưng sẽ bị mai một nếu chúng ta không nhắc nhở, vận dụng phù hợp trong mỗi giai đoạn. Cuối mỗi bài giảng, anh thường nhắc đến văn hóa VNPT, văn hóa của VNPT TP.HCM trong công cuộc tái cơ cấu để người lao động hiểu và đồng hành với một doanh nghiệp viễn thông đang bị cạnh tranh khốc liệt. Từ đó đưa ra những việc cần làm để giữ gìn sứ mệnh là nhà cung cấp viễn thông số 1 về chất lượng dịch vụ, giá cả, chính sách.
Để làm được điều này, doanh nghiệp cần xây dựng một bộ máy chuyên nghiệp từ khâu giám sát, tài chính, quản lý tốt đến từng vị trí công việc. Trong đó, đặc biệt quan tâm đến những vị trí thường xuyên tiếp xúc với khách hàng như giao dịch viên, nhân viên bán hàng, điện thoại viên, công nhân viễn thông… Họ là hình ảnh “đại diện” cho doanh nghiệp, họ góp phần rất lớn trong việc tạo dựng nên thương hiệu cho doanh nghiệp. Những vị trí này cần phải được đào tạo rất kỹ, được tôn trọng, tôn vinh kịp thời, phải biết tạo động lực để họ được phát triển, cống hiến…
 Có lẽ những gì chia sẻ qua các lớp học vẫn chưa đủ, tôi biết anh vẫn còn những trăn trở, nhưng cũng rất kỳ vọng nhiều vào thế hệ nối tiếp. Những đồng nghiệp của anh đang còn cống hiến cũng hiểu được điều ấy và họ đang tiếp bước cho những kỳ vọng của các thế hệ cha ông. Qua bài giảng, chúng tôi đã thấy thấm thía ý nghĩa của nội dung xây dựng văn hóa doanh nghiệp VNPT "Lãnh đạo tiên phong, trên dưới đồng lòng, vì mái nhà chung VNPT".
Nguồn tin từ:muasim.com.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét