Thứ Sáu, 29 tháng 1, 2016

CSGT có quyền được trưng dụng các loại phương tiện giao thông

Bộ Công an vừa ban hành Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định về quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT). Điều đặc biệt của thông tư này là CSGT có quyền được trưng dụng phương tiện liên lạc của người tham gia giao thông.
Theo Thông tư 01/2016/TT-BCA, cảnh sát giao thông chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát trong các trường hợp sau:
Trực tiếp phát hiện, hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. Thực hiện kế hoạch, mệnh lệnh tổng kiếm soát của Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông hoặc Giám đốc Công an cấp tỉnh trở lên. Thực hiện kế hoạch tổ chức tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông của Trưởng phòng Tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên. Có văn bản đề nghị của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, đầu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác, văn bản đề nghị ghi cụ thể thời gian, tuyến đường, phương tiện dừng để kiểm soát, xử lý, lực lượng tham gia phối hợp. Tin báo, tố giác về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.
Đồng thời, việc dừng phương tiện phải đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật, không làm ảnh hưởng và cản trở đến hoạt động giao thông. Khi dừng phương tiện phải thực hiện việc kiểm soát, nếu phát hiện vi phạm phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Không có văn bản quy định nào của pháp luật cấm công dân quay phim chụp ảnh các lực lượng chức năng, công chức, lực lượng chiến sĩ Công an đang làm việc. Ảnh minh họa.
Điều đặc biệt mà người dân cùng người tham gia giao thông lưu ý trên Thông tư này chính là việc CSGT có quyền được trưng dụng các loại phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc, các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển và đồng thời lực lượng này có quyền sử dụng phương tiện, thiết bị đó theo pháp luật. Với quy định này, nghĩa là CSGT có quyền trưng dụng điện thoại, máy ghi hình, máy chụp hình, ghi âm, camera hành trình… và phương tiện của người tham gia giao thông.
Nếu người tham gia giao thông bị trưng dụng những phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại di động, máy ghi hình, máy ghi âm… thì làm sao họ có thể liên lạc được tới đường dây nóng để phản ánh những hành vi không tôn trọng hay thái độ của CSGT, làm sao người dân có thể chụp hình, quay phim lại những lời nói không đẹp của CSGT khi làm nhiệm vụ để có bằng chứng phản ánh. Điều này hoàn toàn bất cập khi thông tư này đưa ra.
Vào giữa năm 2013, khi Cục cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt ban hành công văn 1042 về việc nếu chụp hình, quay phim CSGT thì phải có sự đồng ý của họ đã khiến dư luận xôn xao về việc này. Ngay sau đó, công văn này đã bị Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư Pháp) vào cuộc vì có nhiều dấu hiệu sai phạm và vượt quá thẩm quyền.
Theo Cục Kiểm tra văn bản, Công văn 1042 quy định CSGT có quyền yêu cầu xuất trình giấy tờ để xác định chức danh là nhà báo hay giả danh nhà báo là không phù hợp với quy định hiện hành về quyền của nhà báo hoặc  người dân khi quay phim chụp ảnh bởi pháp luận hiện hành chỉ có văn bản quy định các khu vực an ninh, quốc phòng cần đảm bảo thông tin mật nhà nước mới có quy định cấm hoặc hạn chế quay phim chụp ảnh. Ngay lúc này, Cục Kiểm tra văn bản đã rà soát và chưa thấy có quy định nào của pháp luật cấm công dân ghi hình, quay phim, chụp ảnh cán bộ, công chức, chiến sĩ công an (ngay cả lực lượng CSGT) đang thi hành công vụ.
Đồng thời, việc ghi hình, quay phim, chụp ảnh CSGT khi đang làm nhiệm vụ hoàn toàn không phải là hình ảnh riêng tư của mội vài cá nhân mà đây là hình ảnh công vụ của cơ quan, cá nhân đại diện cho Nhà nước tại nơi công cộng, chính vì thế, việc này hoàn toàn là bình thường. Như vậy rõ ràng pháp luật không cấm người dân sử dụng các phương tiện kỹ thuật để giám sát lực lượng CSGT.
Nếu Thông tư 01/2016/TT-BCA ban hành trên của Bộ Công an quy định có điều lệ là trưng dụng phương tiện liên lạc, thiết bị kỹ thuật của người dân… để đảm bảo công tác an ninh, an toàn giao thông nói chung thì quy định này phải hết sức minh bạch, và phải rõ điều kiện đi kèm, để tránh người dân, người tham gia giao thông hiểu nhầm là CSGT có quyền “tước” điện thoại, máy ghi hình, camera… của họ.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét