Apple, Microsoft, Google, Amazon và Facebook đã có những nền tảng vững chắc để tiếp tục thống trị trong tương lai gần.
Đang có bốn ông vua không ngai tại thung lũng Silicon hiện tại: Amazon, Apple, Facebook và Google (hiện đã thuộc công ty mẹ Alphabet). Và đừng quên Microsoft, kẻ khổng lồ từng khá chật vật nhưng đang dần trở lại cuộc đua.
Vậy ai là kẻ đang tuột lại phía sau, tờ The New York Times đặt câu hỏi. Một năm trước, Google tưởng chừng rơi vào hố sâu khi mảng quảng cáo bị Facebook xâm chiếm. Hiện tại, họ đã phục hồi phần nào, trong khi Apple dính một đòn đau với sự sụt giảm của doanh số iPhone, và vết thương hẳn còn tiếp tục rỉ máu.
Trong vài tuần tiếp theo, khi hai ông lớn công bố các con số kinh doanh 2015, thế cuộc có thể một lần nữa xoay vần. Nhưng cũng không nên trông chờ quá nhiều. Câu hỏi “ai đang thua cuộc” thực ra đã bỏ quên một thực tế lớn hơn về sức mạnh thực sự của 5 cái tên này trên mọi mặt của thị trường công nghệ.
Làng công nghệ đã có những cái tên thống trị vào thời điểm hiện tại. Ảnh: Proxi.
Nhìn vào bối cảnh chung, The New York Times đi tìm tên tuổi thất thế và cho rằng câu trả lời là "không ai cả", ít nhất là so với những cái tên bé nhỏ khác, và nhất là khi xét đến những ảnh hưởng mà họ đang nắm giữ đối với cuộc sống của mỗi chúng ta.
Các nhân vật trong làng công nghệ thường mường tượng thị trường này như một đại dương đầy giông bão, mà mỗi nhà vô địch đều có thể đột ngột dính một đòn chí mạng từ những kẻ thù không ai ngờ tới được. “Kẻ nào đó ở đâu đó đang ngắm súng vào chúng ta”, Eric Schmidt - Giám đốc điều hành của Alphabet vẫn thường nói.
Tuy vậy, gần nửa thập kỷ qua, chưa có kẻ thù lạ nào làm khó được năm ông lớn này. Có thể, tình trạng này sẽ kéo dài trong vài năm nữa. Quy mô của họ ngày càng lớn, các lĩnh vực ngày càng mở rộng và mạnh mẽ hơn, cho họ sự chuẩn bị tốt hơn với những kẻ thù bất ngờ.
Dù năm ông lớn này vẫn kè cạnh nhau không ngừng, và mỗi năm lại có kẻ lên người xuống, nhưng khó mà hình dung sẽ có một cái tên nào thực sự bị xóa sổ khỏi thị trường và xã hội Mỹ, đừng nói là 2 hay 3 cái tên trong số đó.
“Năm ông lớn này xuất hiện đúng lúc để lấp đầy vào mọi nhu cầu khách hàng”, trích phát biểu của Geoffrey G. Parker - Giáo sư Kinh tế tại Đại học Tulane, đồng tác giả của Platform Revolution, cuốn sách sắp xuất bản về những lý do 5 tên tuổi này sẽ tiếp tục thống trị. “Năm thuyền trưởng này đang lèo lái những ngọn sóng thay đổi công nghệ hoàn hảo, đó là sự cắt giảm rõ rệt chi phí IT, liên kết mạng lưới rộng rãi hơn và sự trỗi dậy của điện thoại di động. Ba làn sóng này đến cùng lúc, và được hòa quyện hoàn hảo cho việc phát triển cũng như khai thác những lợi thế của từng bước chuyển mình”.
Giáo sư Parker cũng nhấn mạnh rằng, sức mạnh của 5 ông lớn không nhất thiết triệt hạ những đối thủ bé nhỏ hơn. Uber vẫn có thể thao túng ngành công nghiệp vận chuyển, Airbnb vẫn thống trị được mảng thuê chỗ ở, và Netflix đang cố nuốt trọn thị trường giải trí. Và nếu những kẻ đang lên tiếp tục vững bước, nhiều khả năng chúng sẽ sánh vai với năm ông lớn này, chứ không thay thế họ. Họ đã quá lớn mạnh trước các startup thông thường, và những bạn đồng hành mới chỉ giúp họ củng cố thêm vị trí dẫn đầu.
Đơn cử như trường hợp Netflix. Dịch vụ này lưu trữ dữ liệu trên cloud của Amazon, và Google cũng đầu tư lớn vào Uber. Khi bạn chi tiền cho các ứng dụng của startup trên App Store hay Google Store, chi phí và quảng cáo từ các ứng dụng này cũng được trả về không ít cho Apple và Google.
Đây là hạt nhân của sự quật cường đến từ bộ năm quyền lực. Họ đều đã xây dựng được những công nghệ khổng lồ mà mọi thứ chúng ta làm với máy tính đều phải xoay quanh chúng. Trong ngành công nghệ, thuật ngữ này gọi là các “nền tảng” (platform) đầy giá trị - những viên gạch nền mà mọi công ty khác phải sử dụng, kể cả các đối thủ tiềm năng của họ. Những nền tảng này là không thể tránh khỏi. Bạn có thể vượt qua một hoặc hai nền tảng, nhưng các ông lớn đã dệt được một tấm chăn khổng lồ che phủ toàn bộ nền kinh tế.
Một kho hàng của Amazon tại Madrid. Các ông lớn đang ngày càng mở rộng ngành nghề và lĩnh vực quan tâm. Ảnh: Pablo Blazquez Dominguez.
Tấm chăn ấy trải dài từ công nghệ cũ (như Windows - vẫn là ông vua của máy tính, hay công cụ tìm kiếm Google), đến những công nghệ mới (như cách Google, Apple đang thao túng các hệ điều hành di động và ứng dụng dựa trên hệ điều hành đó). Facebook và Google đang nắm giữ ngành quảng cáo điện tử, trong khi Amazon, Microsoft và Google đang điều khiển các cấu trúc cloud mà nhiều startup phải phụ thuộc.
Amazon nắm giữ cơ sở hạ tầng mua sắm và dịch vụ vận chuyển nhanh - những thứ đang trở thành hạt nhân của ngành bán lẻ, trong khi Facebook sở hữu vũ khí vĩ đại hơn mọi nền tảng, đó là quan hệ xã hội của con người.
Các nền tảng này cùng nhau tạo ra thứ mà các nhà kinh tế gọi là “hiệu ứng mạng lưới”. Càng nhiều người dùng, chúng càng trở nên bất khả xâm phạm. Vì sao bạn dùng Facebook Messenger hoặc WhatsApp (cũng do Facebook sở hữu) để nhắn tin? Bởi vì ai cũng dùng chúng cả.
Các nền tảng này cũng mang lại lợi thế lớn khi bộ năm này tiến đánh các thị trường mới. Apple dù đến trễ trong mảng nhạc trực tuyến nhưng vẫn thu hút đến 10 triệu lượt khách hàng trong sáu tháng đầu tiên. Facebook dùng sức mạnh này để bắt người dùng tải về ứng dụng Messenger riêng mặc cho bao lời la ó.
Ứng dụng Messenger là minh chứng cho sức mạnh của Facebook. Ảnh: David Curry.
Và bởi vì mọi dữ liệu đều nằm trong các nền tảng, chúng trở thành những mảnh đất màu mỡ cho kinh doanh. Việc khai thác có thể đến trực tiếp, như cách Google dùng thông tin cá nhân mà người dùng cung cấp để “tăng trải nghiệm người dùng” theo những cách đôi khi đáng nghi ngờ. Bằng cách thống kê những ứng dụng phổ biến trên App Store, Apple có thể biết họ cần bổ sung gì cho iPhone.
“Theo một cách nào đó, nhiều chi phí R&D đang được chuyển từ phòng thí nghiệm đến các cơ sở dữ liệu, cho phép họ phát triển sản phẩm tốt hơn”, giáo sư Parker cho biết. “Điều này giải thích vì sao tầm nhìn của các công ty này ngày càng rộng hơn. Họ đang có những động thái bước vào ngành xuất bản và giải trí, tạo ra những làn sóng sức khỏe và tài chính mới. Họ chế tạo xe hơi, drone, robot và các thế giới thực tế ảo. Tại sao vậy? Vì các nền tảng của họ - người dùng, dữ liệu và tiền họ kiếm được - khiến mọi thứ trở nên vừa tầm tay”.
Dẫu vậy, không thể nói năm ông lớn này hoàn toàn bất bại. Chỉ mới đây thôi, IBM, Cisco Systems, Intel và Oracle vẫn còn một tay che cả bầu trời, nhưng giờ họ chỉ còn là kẻ hoài niệm trong cái bóng của chính mình.
Những kẻ hay ngờ vực sẽ tìm thấy nhiều mối nguy cho 5 ông lớn. Một trong số đó đang trở mình từ phía Đông, khi các công ty phần cứng và phần mềm từ Trung Quốc đang tự tạo ra những nền tảng đối chọi. Đâu đó tồn tại những nguy cơ từ các dự luật can thiệp của các chính phủ, nhất là tại châu Âu, khi các nhà lãnh đạo đã đặt mối lo âu về sự độc quyền và bảo mật lên các ông lớn.
Dù vậy, khó nói được sẽ có thay đổi to tát nào không. Cứ cho là Alibaba - công ty thương mại điện tử khổng lồ từ Trung Quốc - sẽ lật đổ được Amazon tại Ấn Độ, thì hành trình toàn cầu vẫn còn xa vời.
Những sự can thiệp từ chính phủ thường tạo lợi thế cho một ông lớn với những cái tên còn lại. Ví dụ, nếu Ủy ban châu Âu quyết định tấn công Android trên mặt trận chống độc quyền, Apple và Microsoft có thể ít nhiều hưởng lợi. Ngược lại, nếu Bộ Tư pháp Mỹ quyết định rằng Apple đang âm mưu nâng giá e-book, thì Amazon tất sẽ mỉm cười.
Các chính sách nhà nước đóng vai trò lớn trong sự thành bại của làng công nghệ.Ảnh: Tat Wza.
Vậy nên người dùng hãy lưu tâm những cái tên này. Họ đang nằm trong top 10 công ty giá trị nhất sàn chứng khoán Mỹ. Tất cả đều được các nhà đầu tư đánh giá cao, và lãnh đạo của họ cũng ít chịu ảnh hưởng bởi những nhà đầu tư thích đấu tranh.
Vì thế, câu trả lời quá rõ ràng. Không ai trong số họ đang thua cuộc, ít nhất là trong tương lai gần.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com
Đang có bốn ông vua không ngai tại thung lũng Silicon hiện tại: Amazon, Apple, Facebook và Google (hiện đã thuộc công ty mẹ Alphabet). Và đừng quên Microsoft, kẻ khổng lồ từng khá chật vật nhưng đang dần trở lại cuộc đua.
Vậy ai là kẻ đang tuột lại phía sau, tờ The New York Times đặt câu hỏi. Một năm trước, Google tưởng chừng rơi vào hố sâu khi mảng quảng cáo bị Facebook xâm chiếm. Hiện tại, họ đã phục hồi phần nào, trong khi Apple dính một đòn đau với sự sụt giảm của doanh số iPhone, và vết thương hẳn còn tiếp tục rỉ máu.
Trong vài tuần tiếp theo, khi hai ông lớn công bố các con số kinh doanh 2015, thế cuộc có thể một lần nữa xoay vần. Nhưng cũng không nên trông chờ quá nhiều. Câu hỏi “ai đang thua cuộc” thực ra đã bỏ quên một thực tế lớn hơn về sức mạnh thực sự của 5 cái tên này trên mọi mặt của thị trường công nghệ.
Làng công nghệ đã có những cái tên thống trị vào thời điểm hiện tại. Ảnh: Proxi. |
Nhìn vào bối cảnh chung, The New York Times đi tìm tên tuổi thất thế và cho rằng câu trả lời là "không ai cả", ít nhất là so với những cái tên bé nhỏ khác, và nhất là khi xét đến những ảnh hưởng mà họ đang nắm giữ đối với cuộc sống của mỗi chúng ta.
Các nhân vật trong làng công nghệ thường mường tượng thị trường này như một đại dương đầy giông bão, mà mỗi nhà vô địch đều có thể đột ngột dính một đòn chí mạng từ những kẻ thù không ai ngờ tới được. “Kẻ nào đó ở đâu đó đang ngắm súng vào chúng ta”, Eric Schmidt - Giám đốc điều hành của Alphabet vẫn thường nói.
Tuy vậy, gần nửa thập kỷ qua, chưa có kẻ thù lạ nào làm khó được năm ông lớn này. Có thể, tình trạng này sẽ kéo dài trong vài năm nữa. Quy mô của họ ngày càng lớn, các lĩnh vực ngày càng mở rộng và mạnh mẽ hơn, cho họ sự chuẩn bị tốt hơn với những kẻ thù bất ngờ.
Dù năm ông lớn này vẫn kè cạnh nhau không ngừng, và mỗi năm lại có kẻ lên người xuống, nhưng khó mà hình dung sẽ có một cái tên nào thực sự bị xóa sổ khỏi thị trường và xã hội Mỹ, đừng nói là 2 hay 3 cái tên trong số đó.
“Năm ông lớn này xuất hiện đúng lúc để lấp đầy vào mọi nhu cầu khách hàng”, trích phát biểu của Geoffrey G. Parker - Giáo sư Kinh tế tại Đại học Tulane, đồng tác giả của Platform Revolution, cuốn sách sắp xuất bản về những lý do 5 tên tuổi này sẽ tiếp tục thống trị. “Năm thuyền trưởng này đang lèo lái những ngọn sóng thay đổi công nghệ hoàn hảo, đó là sự cắt giảm rõ rệt chi phí IT, liên kết mạng lưới rộng rãi hơn và sự trỗi dậy của điện thoại di động. Ba làn sóng này đến cùng lúc, và được hòa quyện hoàn hảo cho việc phát triển cũng như khai thác những lợi thế của từng bước chuyển mình”.
Giáo sư Parker cũng nhấn mạnh rằng, sức mạnh của 5 ông lớn không nhất thiết triệt hạ những đối thủ bé nhỏ hơn. Uber vẫn có thể thao túng ngành công nghiệp vận chuyển, Airbnb vẫn thống trị được mảng thuê chỗ ở, và Netflix đang cố nuốt trọn thị trường giải trí. Và nếu những kẻ đang lên tiếp tục vững bước, nhiều khả năng chúng sẽ sánh vai với năm ông lớn này, chứ không thay thế họ. Họ đã quá lớn mạnh trước các startup thông thường, và những bạn đồng hành mới chỉ giúp họ củng cố thêm vị trí dẫn đầu.
Đơn cử như trường hợp Netflix. Dịch vụ này lưu trữ dữ liệu trên cloud của Amazon, và Google cũng đầu tư lớn vào Uber. Khi bạn chi tiền cho các ứng dụng của startup trên App Store hay Google Store, chi phí và quảng cáo từ các ứng dụng này cũng được trả về không ít cho Apple và Google.
Đây là hạt nhân của sự quật cường đến từ bộ năm quyền lực. Họ đều đã xây dựng được những công nghệ khổng lồ mà mọi thứ chúng ta làm với máy tính đều phải xoay quanh chúng. Trong ngành công nghệ, thuật ngữ này gọi là các “nền tảng” (platform) đầy giá trị - những viên gạch nền mà mọi công ty khác phải sử dụng, kể cả các đối thủ tiềm năng của họ. Những nền tảng này là không thể tránh khỏi. Bạn có thể vượt qua một hoặc hai nền tảng, nhưng các ông lớn đã dệt được một tấm chăn khổng lồ che phủ toàn bộ nền kinh tế.
Một kho hàng của Amazon tại Madrid. Các ông lớn đang ngày càng mở rộng ngành nghề và lĩnh vực quan tâm. Ảnh: Pablo Blazquez Dominguez. |
Tấm chăn ấy trải dài từ công nghệ cũ (như Windows - vẫn là ông vua của máy tính, hay công cụ tìm kiếm Google), đến những công nghệ mới (như cách Google, Apple đang thao túng các hệ điều hành di động và ứng dụng dựa trên hệ điều hành đó). Facebook và Google đang nắm giữ ngành quảng cáo điện tử, trong khi Amazon, Microsoft và Google đang điều khiển các cấu trúc cloud mà nhiều startup phải phụ thuộc.
Amazon nắm giữ cơ sở hạ tầng mua sắm và dịch vụ vận chuyển nhanh - những thứ đang trở thành hạt nhân của ngành bán lẻ, trong khi Facebook sở hữu vũ khí vĩ đại hơn mọi nền tảng, đó là quan hệ xã hội của con người.
Các nền tảng này cùng nhau tạo ra thứ mà các nhà kinh tế gọi là “hiệu ứng mạng lưới”. Càng nhiều người dùng, chúng càng trở nên bất khả xâm phạm. Vì sao bạn dùng Facebook Messenger hoặc WhatsApp (cũng do Facebook sở hữu) để nhắn tin? Bởi vì ai cũng dùng chúng cả.
Các nền tảng này cũng mang lại lợi thế lớn khi bộ năm này tiến đánh các thị trường mới. Apple dù đến trễ trong mảng nhạc trực tuyến nhưng vẫn thu hút đến 10 triệu lượt khách hàng trong sáu tháng đầu tiên. Facebook dùng sức mạnh này để bắt người dùng tải về ứng dụng Messenger riêng mặc cho bao lời la ó.
Ứng dụng Messenger là minh chứng cho sức mạnh của Facebook. Ảnh: David Curry. |
Và bởi vì mọi dữ liệu đều nằm trong các nền tảng, chúng trở thành những mảnh đất màu mỡ cho kinh doanh. Việc khai thác có thể đến trực tiếp, như cách Google dùng thông tin cá nhân mà người dùng cung cấp để “tăng trải nghiệm người dùng” theo những cách đôi khi đáng nghi ngờ. Bằng cách thống kê những ứng dụng phổ biến trên App Store, Apple có thể biết họ cần bổ sung gì cho iPhone.
“Theo một cách nào đó, nhiều chi phí R&D đang được chuyển từ phòng thí nghiệm đến các cơ sở dữ liệu, cho phép họ phát triển sản phẩm tốt hơn”, giáo sư Parker cho biết. “Điều này giải thích vì sao tầm nhìn của các công ty này ngày càng rộng hơn. Họ đang có những động thái bước vào ngành xuất bản và giải trí, tạo ra những làn sóng sức khỏe và tài chính mới. Họ chế tạo xe hơi, drone, robot và các thế giới thực tế ảo. Tại sao vậy? Vì các nền tảng của họ - người dùng, dữ liệu và tiền họ kiếm được - khiến mọi thứ trở nên vừa tầm tay”.
Dẫu vậy, không thể nói năm ông lớn này hoàn toàn bất bại. Chỉ mới đây thôi, IBM, Cisco Systems, Intel và Oracle vẫn còn một tay che cả bầu trời, nhưng giờ họ chỉ còn là kẻ hoài niệm trong cái bóng của chính mình.
Những kẻ hay ngờ vực sẽ tìm thấy nhiều mối nguy cho 5 ông lớn. Một trong số đó đang trở mình từ phía Đông, khi các công ty phần cứng và phần mềm từ Trung Quốc đang tự tạo ra những nền tảng đối chọi. Đâu đó tồn tại những nguy cơ từ các dự luật can thiệp của các chính phủ, nhất là tại châu Âu, khi các nhà lãnh đạo đã đặt mối lo âu về sự độc quyền và bảo mật lên các ông lớn.
Dù vậy, khó nói được sẽ có thay đổi to tát nào không. Cứ cho là Alibaba - công ty thương mại điện tử khổng lồ từ Trung Quốc - sẽ lật đổ được Amazon tại Ấn Độ, thì hành trình toàn cầu vẫn còn xa vời.
Những sự can thiệp từ chính phủ thường tạo lợi thế cho một ông lớn với những cái tên còn lại. Ví dụ, nếu Ủy ban châu Âu quyết định tấn công Android trên mặt trận chống độc quyền, Apple và Microsoft có thể ít nhiều hưởng lợi. Ngược lại, nếu Bộ Tư pháp Mỹ quyết định rằng Apple đang âm mưu nâng giá e-book, thì Amazon tất sẽ mỉm cười.
Các chính sách nhà nước đóng vai trò lớn trong sự thành bại của làng công nghệ.Ảnh: Tat Wza. |
Vậy nên người dùng hãy lưu tâm những cái tên này. Họ đang nằm trong top 10 công ty giá trị nhất sàn chứng khoán Mỹ. Tất cả đều được các nhà đầu tư đánh giá cao, và lãnh đạo của họ cũng ít chịu ảnh hưởng bởi những nhà đầu tư thích đấu tranh.
Vì thế, câu trả lời quá rõ ràng. Không ai trong số họ đang thua cuộc, ít nhất là trong tương lai gần.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét