Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn những cách để nâng cao khả năng lấy lại tiền khi tài khoản ngân hàng của bạn bị hack hoặc thẻ tín dụng/thẻ ghi nợ bị đánh cắp hay sử dụng sai mục đích.
![]() |
Dưới đây là bài viết đăng trên Blog của ông Sanjay Katkar, Giám đốc quản lý kiêm Giám đốc công nghệ của công ty Quick Heal Technologies Ltd., một công ty chuyên về các giải pháp an ninh.
Đầu tiên, có một sự thật phũ phàng bạn cần phải hiểu đó là hầu hết các nạn nhân của những vụ việc này đều không lấy lại được tiền. Nhưng phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, vì vậy thay vì xót xa những việc đã xảy ra, hãy nhanh chóng tìm cách vớt vát tình hình.
Nếu một tài khoản ngân hàng bị hack và hacker/tội phạm mạng bắt đầu tiến hành những giao dịch trực tuyến sử dụng thông tin thẻ bị đánh cắp, tên tài khoản ngân hàng, mật khẩu và/hoặc PIN, hầu hết các nạn nhân đều kỳ vọng rằng ngân hàng sẽ trả lại tiền cho họ. Thế nhưng, các ngân hàng đều từ chối giúp đỡ nạn nhân bởi giao dịch đã được thực hiện với một chiếc thẻ thực, mật khẩu và mã PIN đã được nhập chính xác. Vì vậy dù bạn có thuyết phục họ thế nào, cái mà bạn nhận được chỉ là sự ức chế. Mọi người nên hiểu một điều cơ bản là: Ngân hàng đã đúng khi không hoàn tiền cho bạn. Bởi tiền đã rời khỏi tài khoản theo một cách hợp lệ, nếu ngân hàng đồng ý hoàn tiền, họ sẽ phải chịu những khoản thiệt hại. Ngân hàng sẽ luôn cố gắng đổ lỗi cho khách hàng về những vấn đề này và sẽ yêu cầu nạn nhân trực tiếp liên hệ với phía cảnh sát để được giúp đỡ.
Theo ông Katkar, cảnh sát chẳng thể giúp được nhiều bởi những vụ gian lận tài chính như thế này thường xảy ra ở một nơi rất xa đất nước của họ. (Ví dụ như trong vụ của chị Na Hương, tội phạm đã sang tận Malaysia để rút 200 triệu). Rất khó để lần theo dấu vết của một người hoặc một tổ chức đã lừa đảo bạn mà không cần sự trợ giúp của các cơ quan pháp luật tại nhiều quốc gia nơi giao dịch có thể đã được chuyển tới. Ông Katkar cho biết trong hầu hết những trường hợp ông chứng kiến, nạn nhân đã phải lui tới ngân hàng và sở cảnh sát rất nhiều lần mà chẳng được ích gì.
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét