Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2016

Viettel muốn đẩy nhanh triển khai các trạm thu phí không dừng

Ông Đỗ Chí Chung, chánh văn phòng của VEC cho biết, do ETC là công nghệ mới, nên cần thử nghiệm, xem xét, đánh giá và chờ chỉ đạo của Bộ, nhưng bản thân VEC cũng rất muốn triển khai nhanh các trạm ETC trong hệ thống trạm thu phí trên đường cao tốc do VEC quản lý.
Từ tháng 7/2016, Tổng Công ty Phát triển Đường Cao tốc Việt Nam (VEC) triển khai hệ thống thu phí không dừng ETC trên hai trạm thu phí do VEC quản lý là tuyến Cao Bồ và Đại Xuyên, thuộc tuyến cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ với đơn vị hỗ trợ công nghệ là Viettel.
Đối với việc triển khai các trạm thu phí không dừng, Bộ Giao thông Vận tải đã đưa ra lộ trình, trước 1/7/2016, các trạm thu phí trên Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14 phải triển khai tối thiểu 1 nửa số làn ETC, đến cuối năm 2018, toàn bộ các trạm chỉ có làn ETC (vẫn có barie) và đến năm 2020 sẽ bỏ hết barie tại các trạm thu phí.
Cả nước hiện có khoảng 72 trạm thu phí, do các nhà đầu tư có năng lực như VEC, TASCO vận hành. Tuy nhiên, ít trạm có làn ETC.
Theo kế hoạch của VEC, đến quý 4/2016, VEC sẽ hoàn thành việc đánh giá ban đầu công nghệ mới và bắt đầu triển khai hệ thống ETC trên khoảng 30 trạm thu phí do VEC quản lý.
Skip in 6...
Ad finishes in 15 seconds

Khi được hỏi về việc kì vọng đẩy nhanh tốc độ triển khai các trạm ETC, chánh văn phòng của VEC, ông Đỗ Chí Chung nói, do công nghệ ETC mới được đưa vào Việt Nam, mới với cả cơ quan quản lý và người dùng, cần đánh giá thận trọng về nhiều vấn đề, cần thời gian để người dân làm quen, để làm đồng bộ cần giải quyết nhiều điều. Tuy nhiên, ông Chung nhấn mạnh: “VEC rất muốn làm sớm".
Trạm thu phí Đại Xuyên. Ảnh: VTC14
Giám đốc Trung tâm Giải pháp Giao thông của Viettel Nguyễn Thanh Bình cho hay, công nghệ không phải là vấn đề đối với các trạm thu phí ETC, hiện hệ thống ETC do Viettel áp dụng trên hai trạm thu phí Cao Bồ và Đại Xuyên cũng tương đương các công nghệ tiên tiến trên thế giới, đáp ứng việc phản hồi tự động với phương tiện di chuyển lên đến 90km/h và có độ bảo mật cao. Do đó, tốc độ triển khai công nghệ mới trên các trạm thu phí vẫn đang phụ thuộc vào hai yếu tố - cơ quan quản lý và khả năng làm quen công nghệ mới của người dùng.
Nhận định về khả năng đẩy nhanh tiến trình triển khai các trạm ETC đang được ứng dụng tại Việt Nam, Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật giao thông, Đại học Kỹ thuật Nagaoka, Nhật Bản, ông Chu Công Minh nói, việc triển khai 100% các trạm thu phí không dừng trên toàn quốc về mặt kỹ thuật là có thể thực hiện được, nhưng muốn nhanh thì người dùng phải nhanh chóng chấp nhận công nghệ mới và đó là vấn đề khó.
Ngoài ra, Việt Nam cần có kiến trúc ITS (giao thông thông minh) ngay từ ban đầu, đồng bộ. Tại Mỹ, mỗi tiểu bang lại áp dụng một tiêu chuẩn công nghệ khác nhau, do đó, khi chủ phương tiện di chuyển từ tiểu bang này sang tiểu bang kia, họ có thể gặp trường hợp thẻ định danh không đồng bộ với nhau và lại phải trả phí theo cách thông thường. Việt Nam đi sau trong việc triển khai ETC, cần nhìn vào những quốc gia đi trước, để có những bài học tốt cho mình trong việc triển khai hệ thống giao thông kết nối các đô thị trên cả nước.
Theo đánh giá của một số người dân thường xuyên di chuyển qua các tuyến cao tốc và đang sử dụng công nghệ E-tag, công nghệ mới tiết kiệm thời gian, đem lại nhiều tiện ích sử dụng, mong muốn các cơ quan quản lý ứng dụng công nghệ mới.
“Lần đầu sử dụng thì cũng hơi băn khoăn, không biết thanh gác có mở ra không, mình còn đi chậm hơn 40km/h như người ta khuyến cáo, nhưng đi vài lần thì cũng thấy quen và thích”, anh Hoàng Điệp, người thường xuyên lưu thông trên tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ chia sẻ.
Khi được phóng viên hỏi, những người sở hữu xe ô tô tại Việt Nam đa số cũng trả lời rằng, họ ủng hộ thu phí theo cách mới.
“Vấn đề về việc làm quen công nghệ tôi nghĩ là không ngại, giá ô tô Việt Nam cao gấp 3 thế giới, chủ xe đa số là có kinh tế và kiến thức, họ cũng rất dễ thích nghi. Ngoài ra, đối với nhóm đối tượng như các tài xế hoạt động trong dịch vụ vận tải hành khách và hàng hoá, chỉ cần hướng dẫn, tập huấn cho họ trong nội bộ công ty là được”, một chủ phương tiện nhận định
Nguồn tin từ:chonsodepvina.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét